Biện pháp điệp ngữ tu từ (công thức trùng điệp)

Một phần của tài liệu Hát iếu ở bắc quang hà giang - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật.pdf (Trang 104 - 109)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2. Biện pháp điệp ngữ tu từ (công thức trùng điệp)

Điệp ngữ (còn gọi: lặp): Là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng gây ấn tƣợng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng ngƣời đọc, ngƣời nghe”[28. Tr.93].

Điệp ngữ là sự lặp lại một ý thơ, một dòng thơ, một câu thơ, thậm chí một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh hoặc mở rộng ý, gây ấn tƣợng hoặc gợi ra những cảm xúc mạnh trong lòng ngƣời đọc ngƣời nghe.

Công thức trùng điệp này đƣợc sử dụng rất nhiều trong ca dao dân ca trữ tình nói chung và Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang nói riêng. Tuy nhiên, với mỗi một dân tộc đều có mức độ sử dụng khác nhau, trong Hát Iếu, hầu hết các lời ca đều sử dụng biện pháp trùng điệp. Đây cũng là lối diễn đạt đặc trƣng tạo nên nhịp điệu, tiết tấu, sức hấp dẫn cho làn điệu dân ca Iếu ở đây.

3.2.2.1. Điệp ý

Trong Hát Iếu ngƣời Tày Bắc Quang không chỉ dùng một hình ảnh, một tâm trạng mà luôn có sự lặp lại của nhiều hình ảnh, tâm trạng theo một cấu trúc cú pháp nhằm khắc họa sâu sắc nội dung cần diễn tả giống nhƣ nhân vật trữ tình ở đây gửi lời ca trong tiếng gọi Bƣớm hoa da diết:

Bƣớm hoa ơi bƣớm hoa

Trăng tròn gọi bƣớm hoa bay ra Bay đến đậu trời mây trời sƣơng Chiều tối bƣớm bay theo mặt nƣớc Ngƣời ngƣời gặp đôi bƣớm vẫn bay Đôi bƣớm bay theo đƣờng về quê mẹ Bay theo đƣờng về trời

Đôi bƣớm bay theo về phía trƣớc Hai tay ngắt cành hoa muốn chầu Đôi bƣớm chết ngƣời loạn nƣớc buồn

[4. Tr.50]

Còn đây là hình ảnh khác đƣợc lặp lại để diễn tả tâm trạng tình cảm của chàng trai “Thân Pi” muốn trồng trầu tƣơi tốt “Piúc miàu luôm thặm”, muốn

đắp nƣớc bể vào mƣơng “Pản nặm pế khảu mƣơng”, muốn phát rừng rậm làm vƣờn “Phát đông quảng hẹt thuôn”…song tình cảm đó không đƣợc đáp lại:

Thân pi cụng muổn piúc miàu luôm thặng Lac miàu pay lai lặm khỏ chƣơng

Thân pi cụng muổn pản năm pế khảu mƣơng Nặm pế pay lai luồng khỏ pản

Thân pi cụng muốn phát đông quảng hẹt thuôn Đông quảng mì cần chƣơng đoạn giá

Mí cần hăƣ kết bạn chá pân là Kết hƣơng bấu pân va pióac nghịa. (Anh muốn trồng nhiều trầu tƣơi tốt Rễ trầu đi nhiều hƣớng khó khăn Anh muốn đắp nƣớc bể vào mƣơng Nƣớc bể đi nhiều luồng khó đắp Anh muốn phát rừng rộng làm vƣờn

Rừng rộng có ngƣời chăm rồi đó. Không ai kết bạn dối nhƣ ta

Kết hƣơng chẳng nên hoa trả nghĩa). [40. Tr.55, 56] Mặc dù các hình ảnh đƣợc lặp lại nhƣng không lặp hoàn toàn, mà đôi khi đó là sự thay đổi từ ngữ khiến cho ý đƣợc lặp lại không đơn điệu, nhàm chán mà đƣợc bổ sung tạo thêm nhiều sắc thái mới, khắc họa sâu sắc hơn tâm trạng đó. Chẳng hạn nhƣ cách điệp cú pháp nhƣng đối về từ ngữ sẽ luôn tạo ra cảm giác mới lạ, hấp dẫn thu hút ngƣời đọc, ngƣời nghe:

Bƣớc chân đến đầu đồng phía trái Bƣớc chân đến đầu ruộng phía phải.

[4.Tr. 64]

Nhà nhỏ nhà bốn bức

Những lời ca trong Hát Iếu sử dụng biện pháp trùng điệp, điệp ý, điệp dòng thơ đã diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khúc hát giao duyên tình yêu ban đầu. Nhìn chung: “Thủ pháp điệp hai dòng thơ, ba dòng thơ, điệp cả khổ thơ tạo nên sự tràn đầy trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, tăng sức thuyết phục của lý lẽ và tính nhất quán của hình tƣợng thơ”, [56.Tr. 64].

3.2.2.2. Điệp từ

Điệp từ là lặp lại một từ trong một câu hay trong một số câu tiếp theo. Lặp từ đƣợc sử dụng với độ đậm đặc trong Hát Iếu. Trong khúc hát mời bạn nhập cuộc chơi ta thấy nổi bật lời khuyên của cô gái thật tha thiết, cô khuyên cho nƣớc: “Thuổm thúm băƣ bon”, “lup đom pài thài”, “Thuổm lac mòn chi”.

Khuyên mất vằn noọng khuyên mắƣ Khuyên au nặm thuổm lup băƣ bon Khuyên au nặm lup đon pài thài Khuyên au nặm thuổm lac mòn chi Khuyên au mèng thi oóc lọng. Khuyên nữa em khuyên tiếp

Khuyên cho nƣớc ngập lụt lá mon Khuyên cho nƣớc tràn qua bãi cát Khuyên cho nƣớc ngập rễ nƣơng dâu Khuyên cho tiếng ve sầu ra gọi).

[8. Tr.2] Hay:

Ngắm đến bãi soi bƣớm biến hình Ngắm đến bãi cát bƣớm nhiều vô kể Bãi này trâu ăn cỏ

Bãi này ngựa kéo quân.

Những từ khuyên, ngắm…cứ vậy lặp đi lặp lại trong lời ca của ngƣời mời hát, chứa đầy sự chân thành tha thiết. Lối trùng điệp một cách dày đặc nhƣ thế trở thành phƣơng tiện hữu hiện nhất để thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình. Và sự lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tƣợng sâu sắc, làm tăng sắc thái biểu cảm, cảm xúc của ngƣời hát nhƣ:

Anh muốn ăn miếng trầu trong túi Lo chồng em lội suối đến tìm

Anh muốn ăn miếng trầu trong khăn Lo chồng em lộn rừng đến mắng.

[40.Tr.56]

Nhiều lời ca trong Hát Iếu cùng lúc sử dụng cả phép điệp ý, điệp từ, điệp cú pháp (kiểu câu) đã tạo nên mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy. Lời ca về giấc mơ của chàng trai sau là một ví dụ điển hình:

Nửa đêm ngủ buồn mơ man mác Mơ đƣợc tấm lụa mới gối đầu Mơ thấy bạn đến mời du ngoạn Tỉnh giấc chẳng thấy bạn ở đâu Giấc mơ sao giấc mơ không thiêng Niềng niễng không ƣớt nƣớc

Mơ đánh câu câu chìm Mơ cất vó cần nhỏ Mơ mồi gà đầu thuyền

Mơ đánh cờ lƣng ngựa

Mơ nhìn thấy gƣơng mặt anh yêu.

[8.Tr.53]

Thủ pháp trùng điệp này còn là một biện pháp tạo nên tính nhịp điệu, tiết tấu cho câu hát. Nó tạo ra những điệp khúc với âm thanh du dƣơng khi trầm, khi bổng, lúc vút cao, lúc lắng đọng dàn trải mênh mông, diễn tả phong phú đa

dạng các cung bậc tình cảm khác nhau khiến cho lời ca Iếu có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong tâm hồn của những ngƣời yêu thơ ca dân tộc mình trong mọi thời đại.

Một phần của tài liệu Hát iếu ở bắc quang hà giang - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật.pdf (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)