Khái quát tình hình Thái Nguyên từ 1951 – 1954

Một phần của tài liệu Công cuộc xoá nạn mù chữ ở thái nguyên (1945 - 1954).pdf (Trang 66 - 68)

6. Bố cục

3.1. Khái quát tình hình Thái Nguyên từ 1951 – 1954

Từ năm 1951, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV (4-1951) nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tập trung khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống, bồi dƣỡng lực lƣợng kháng chiến, chi viện chiến trƣờng.

Về kinh tế, Đảng bộ Thái Nguyên lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách giảm tô và tạm cấp ruộng đất thu đƣợc nhiều thắng lợi to lớn, đem lại quyền lợi cho nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo.

Tháng 11-1952, hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ (huyện Đồng Hỷ) đƣợc Trung ƣơng Đảng chọn làm nơi thí điểm thực hiện chính sách ruộng đất. Tiếp đó, Trung ƣơng chọn thêm 4 xã: Phúc Xuân (Đồng Hỷ), Hùng Sơn (Đại Từ), Đức Liên và Nhã Lộng (Phú Bình) cùng với 2 xã Đồng Bẩm, Dân Chủ (Đồng Hỷ) đã làm thí điểm đợt trƣớc, tiếp tục thực hiện thí điểm triệt để giảm tô. Sau 3 tháng thực hiện thí điểm triệt để giảm tô ở 6 xã, hơn 1.819 mẫu ruộng, đất đã đƣợc giảm tô. Hơn 4.070 hộ gia đình nông dân đã đƣợc thoái tô với số thóc gần 406 tấn; 944 hộ gia đình nông dân với 3.645 nhân khẩu đã đƣợc chia ruộng đất. Nông dân phấn khởi gia nhập nông hội, hăng hái thi đua lao động sản xuất và tích cực đóng góp sức ngƣời sức của cho kháng chiến.

Từ cuối năm 1953, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện chính sách giảm tô và đồng thời tiến hành đợt thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ do Trung ƣơng Đảng trực tiếp chỉ đạo. Từ tháng 4-1954, khi Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp kết thúc thắng lợi, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu tiến hành

Phổ Yên. 200 cán bộ đƣợc Tỉnh huy động đi làm công tác cải cách ruộng đất. Kết quả, hơn 24.000 mẫu ruộng và hơn 24.000 con trâu, bò, 798 ngôi nhà và trên 139 tấn thóc của địa chủ đã đƣợc tịch thu, trƣng thu, trƣng mua, chia cho 868 hộ nông dân nghèo. Sau cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ đã hoàn toàn bị đánh đổ, nông dân đã thực sự trở thành ngƣời làm chủ nông thôn.

Nhân dân Thái Nguyên ngoài việc hƣởng ứng cuộc vận động giảm tô, cải cách ruộng đất còn hăng hái đi dân công sửa chữa các công trình thuỷ lợi, đƣờng giao thông, và đặc biệt là vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dƣợc… phục vụ cho kháng chiến.

Từ cuối năm 1950 đến khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhân dân Thái Nguyên đã huy động hàng chục ngàn dân công sửa chữa cầu, đƣờng và đóng góp gần 300 ngàn ngày công vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm và súng đạn phục vụ chiến dịch [11, tr.4].

Do phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nhƣ giảm tô, cải cách ruộng đất, đi dân công sửa chữa cầu đƣờng, phục vụ chiến đấu… nên ít nhiều ảnh hƣởng đến phong trào xoá nạn mù chữ.

Đầu năm 1951, Đảng ban hành chính sách nông thôn, trong đó chủ trƣơng về văn hoá là tích cực bồi dƣỡng cán bộ công nông đã đƣợc rèn luyện trong ngọn lửa cách mạng, mạnh dạn đƣa nông dân vào các vị trí lãnh đạo then chốt của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở, phải tìm mọi cách giúp đỡ nông dân đƣợc học văn hoá để có đủ năng lực lãnh đạo.

Nha Bình dân học vụ cùng Ban liên lạc nông dân toàn quốc đề ra chỉ thị chung, phối hợp công tác của nông hội với việc đẩy mạnh công tác giáo dục văn hoá cho nông dân. Ngày 15-7-1952, Ban liên lạc nông dân toàn quốc chỉ thị cho các cấp của Hội, thực hiện chủ trƣơng xây dựng lớp bình dân học vụ trên cơ sở Nông hội. Chỉ thị ghi rõ các hội viên còn mù chữ phải nhanh chóng

đi học cho biết chữ, nông dân đã thoát mù chữ cần học tiếp các lớp dự bị bình dân. Cũng theo chỉ thị này, Nông hội phụ trách việc vận động ngƣời đi học, tổ chức trƣờng lớp, cử giáo viên, sắp xếp thời giờ học cho phù hợp, kết hợp học tập với sản xuất và các công tác kháng chiến khác.

Việc phối hợp cùng công tác với Nông hội có tác dụng rất tốt với Bình dân học vụ, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về tính giai cấp của Bình dân học vụ và là bƣớc chuẩn bị tốt cho Bình dân học vụ đi vào cuộc phát động quần chúng cải cách ruộng đất sắp tới.

Đầu năm 1952, Chính phủ chủ trƣơng thực hiện cuộc Vận động sản xuất

và tiết kiệm trong cả nƣớc. Tất cả các ngành đều có trách nhiệm thúc đẩy cuộc vận động này bằng hai công tác. Một là giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao ý thức chính trị trong thi đua sản xuất, tiết kiệm và hai là tích cực kết hợp công tác của ngành, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, ngành quan trọng nhất trong sản xuất lúc đó, phát triển kịp với yêu cầu của kháng chiến.

Đây chính là những điều kiện thuận lợi lợi thúc đẩy phong trào xoá nạn mù chữ của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu Công cuộc xoá nạn mù chữ ở thái nguyên (1945 - 1954).pdf (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)