Các căn cứ xác lập chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty Thép

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam (Trang 41 - 66)

2. Nguồn lực của Tổng công ty Thép Việt Nam

3.1. Các căn cứ xác lập chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty Thép

3.1. Các căn cứ xác lập chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam. Việt Nam.

3.1.1. Các đinh hướng chiến lược của thị trường thép Việt Nam

Mục tiêu đến năm 2010: Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và sản lượng thép cán bình quân bằng tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tối thiểu khoảng 13%/năm. Phấn đấu sản phẩm phôi thép đạt 1,3 triệu tấn/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu phôi thép sản xuất thép xây dựng thông dụng trong Tổng công ty. Đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng một phần nhu cầu về thép chất lượng cao, thép dự ứng lực.

Mục tiêu chiến lược của Tổng công ty thép Việt Nam là giữ vững và tăng thị phần ở mức 40% thị trường tiêu thụ thép trong nước. Thực hiện chiến lược cạnh tranh thích hợp chi phí thấp nhất- khác biệt hoá sản phẩm. Giữ vững là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành một tập đoàn đa ngành lấy sản xuất và kinh doanh thép là lĩnh vực hoạt động chính.

Biểu 17: Chỉ tiêu SXKD quan trọng đến năm 2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 SL thép cán 1.827.000 2.115.000 2.200.000 2.300.000 Giá trị tổng sản lượng 7.542 8.605 8.800 9.500 Doanh thu 22.214 24.295 26.429 29.834 Lợi nhuận 152 252 286 327 Nộp ngân sách 982.849 1.049.314 1.145.960 1.274.565

Biểu 18: Bảng tỷ lệ tăng trưởng qua các năm Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Sản lượng thép cán 130,50 115,76 104,02 104,55 Giá trị tổng sản lượng 126,12 114,09 102,27 107,95 Doanh thu 124,10 109,37 108,78 112,88 Lợi nhuận 749,07 165,91 119,90 108,05 Nộp ngân sách 119,07 106,07 109,21 11,22

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh

3.1.2. Các phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Tổng công ty Thép Việt Nam.

Điểm mạnh Điểm yếu

- Trình độ công nghệ và thiết bị - Các cán bộ kỹ thuật làm việc trong ngành thép được trưởng thành từ các cơ sở của Tổng công ty

- Nhà sản xuất đầu tiên mở rộng cơ cấu sản phẩm thép dẹt .

- Lực lượng lao động quá đông

- Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé

Cơ hội Thách thức

- Khi gia nhập WTO sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào đầu tư, môi trường cạnh tranh bình đẳng… - Chuyển giao các công

nghệ kỹ thuật cao.

- Cơ sở sản xuất lớn so với các doanh nghiệp sản xuất thép khác

- Tình trạng cung vượt quá cầu.

- Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

- Sẽ cắt giảm và xoá bỏ sự hỗ trợ của Chính Phủ khi đã gia nhập WTO.

- Thị trường đang có xu hướng giảm do canh tranh cao Tổng công ty Thép sau 10 năm đổi mới đã góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về thép xây dựng thông thường, trình độ công nghệ đã

nâng lên một bước. Tổng công ty đã tạo ra được thế và lực, đảm bảo được vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Tổng công ty có các cơ sở sản xuất và phân phối sản phẩm ở các 3 miền, cấp vốn đầu tư dự án nâng cấp các nhà máy sản xuất của Tổng công ty như các nhà máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam …Vì thế năng lực sản xuất thép cán đạt 1,8 triệu tấn/năm vào năm 2005 và năng lực sản xuất phôi thép đạt 1,1 triệu tấn/năm. Tuy có cơ sở sản xuất lớn nhưng hầu hết công nghệ đầu tư từ những năm 60, 70 đã cũ và lạc hậu. Do vậy, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật còn thấp so với liên doanh, các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất thấp tiêu hao vật tư lớn. Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh về chất lượng và chi phí thấp.

Trong thời gian vừa qua, do các doanh nghiệp bên ngoài VSC đầu tư ồ ạt vào khâu hạ nguồn (cán thép xây dựng) nên dẫn đến tình trạng cung vượt xa cầu (tổng công suất các nhà máy cán của Việt Nam hiện nay khoảng hơn 6 triệu tấn trong khi nhu cầu về thép xây dựng chỉ khoảng 4 triệu tấn/năm).

Nguồn nguyên liệu chưa chủ động cũng là một bất lợi đối với VSC. Hiện nay, VSC mới chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầu nguyên liệu (sản lượng phôi thép sản xuất từ gang và thép phế 2006 mới đạt hơn 700.000 tấn/1.200.000 triệu tấn tổng nhu cầu về phôi thép của toàn Tổng công ty). Lượng phôi tự sản xuất này có giá thành thấp, bước đầu cạnh tranh được với thép nhập khẩu giá rẻ. Số nguyên liệu còn lại là phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Đây chính là khó khăn lớn nhất trong viêc chủ động điều tiêt giá thép trong nước.

Nhìn chung, Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn là nhà sản xuất đầu ngành công nghiệp sản xuất thép. Theo số thống kê của hiệp hội thép Việt Nam cuối năm 2006 thị phần của Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm khoảng 41,17% thị phần về thép xây dựng. Nhưng tình trạng cung vượt cầu quá lớn

sẽ dẫn đến áp lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất nói chung và các nhà sản xuất của Tổng công ty nói riêng sẽ là rất lớn.

Tổng công ty Thép Việt Nam có thể nói có lợi thế cạnh tranh về công nghệ sản xuất nhưng đấy là chỉ trong ngắn hạn. Sư mất cân đối giữa khâu luyện và cán thép, năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé. Tuy nhiên , sự mất cân đối này của Tổng công ty Thép Việt Nam ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng đến giữa năm 2007 lò luyện phôi thép 500.000tấn/năm của thép Pomina sẽ đi vào hoạt động khiến lợi thế cạnh tranh về luyện phôi của thép Miến Nam không còn là duy nhất.

Tổng công ty Thép Việt Nam không những chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu sản phẩm về sản phẩm dài mà Tổng công ty là nhà sản xuất đầu tiên ở nước ta

bắt đầu mở rộng cơ cấu sản phẩm thép dẹt ( cuộn cán nguội).

Hơn nữa qua mất chục năm phát triển các đơn vị sản xuất đầu đàn như: Công ty Gang Thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam đã đào tạo được đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Đây thực sự là một tài sản quý giá mà Tổng công ty Thép Việt Nam cần phải giữ gìn và phát huy trong cuộc cạnh tranh, nhưng lực lượng lao động của Tổng công ty Thép quá đông so với nhu cầu, độ tuổi lao động của Tổng công ty Thép cũng già hơn so với lao động của các nhà máy sản xuất thép do vậy năng suất lao động thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Luật môi trường mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 quy định các đơn vị thương mại không được quyền nhập phế liệu uỷ thác. Điều này đã gây không ít khó khăn cho sản xuất thép trong việc khai thác nguồn phế liệu nhập khẩu. Ví dụ công ty Thép Miền Nam hiện nay vẫn chưa hoàn tất các thủ tục để tự nhập khẩu phế liệu về phục vụ sản xuất phôi luyện và đã ngưng hoạt động 02 phân xưởng luyện của nhà máy thép Tân Thuận và Nhà Bè. Điều này

làm tăng giá thành sản phẩm khi phải vận chuyển phôi tự nơi khác để phục vụ sản xuất.

Các hoạt động Marketing ở Tổng công ty Thép Việt Nam còn phân tán, thiếu tính hệ thống nên hiệu quả chưa cao cần được chú trọng nhiều trong công tác tiêu thụ, tìm nguồn đầu tư nâng cấp các nhà máy để phát huy hết nội lực của Tổng công ty và những ưu đãi của Chính phủ.

Gia nhập WTO sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, một thị trường tiêu thụ sản phẩm vô cùng lớn để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện cho VSC nhanh chóng tiếp thu công nghệ sản xuất thép và phương pháp quản lý hiện đại, tiên tiến, giúp VSC có thể rút ngắn thời gian hiện đại hóa các cơ sở sản xuất. Nhưng việc tham gia vào các Hiệp định song phương, đa phương và khu vực cũng như tham gia vào tổ chưc thương mại thế giới WTO đã làm giảm hàng rào bảo hộ về thuế gây áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Hiện nay, Trung Quốc là một nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, đang chiếm 40% (tương đương 400 triệu tấn) sản lượng thép toàn cầu. Sản lượng ngày càng tăng trong khi nhu cầu trong nước giảm (theo ước tính năm 2006 Trung Quốc sẽ thừa tới 50 triệu tấn thép) khiến các nhà sản xuất Trung Quốc quan tâm hơn đến thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường Đông Nam Á. Đây là thách thức không nhỏ đối với ngành thép Việt Nam.

3.2. Một số giải pháp marketing

3.2.1. Về sản phẩm:

Theo em trong giai đoạn đến năm 2010: Về chiến lược sản phẩm Tổng công ty Thép Việt Nam tiếp tục giữ vững sản phẩm truyền thống là thép xây dựng, cần nhanh chóng mở rộng sang mặt hàng thép tấm lá hiện vẫn đang phải nhập khẩu và các sản phẩm gia công sau cán có giá trị gia tăng cao. Tổng

công ty đáp ứng được một phần nhu cầu về thép chất lượng cao, thép dự ứng lực

Chất lượng sản phẩm là một trong những căn cứ quyết định đến khả năng cạnh tranh và uy tín của Tổng công ty. Nó cũng là một trong những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cơ bản và lâu dài nhằm chiếm lĩnh, mở rộng thị trường và phạm vi ảnh hưởng. Chất lượng sản phẩm thép hiện nay của Tổng công ty được thị trường trong nước chấp nhận song vẫn bị đánh giá thấp hơn so với các đối thủ liên doanh. Có một số nhận xét không tốt của khách hàng như: Thép có nhiều chỗ bị rỗ trên bề mặt, khả năng chịu lực kém hơn thép nhập ngoại và thép liên doanh…

Hơn nữa, chất lượng thép của Tổng công ty không cao do vẫn tồn tại nhiều công ty với thiết bị lạc hậu, nhiều máy cán chưa sử dụng hết công suất. Tốc độ cán của Tổng công ty chỉ bằng 1/3-1/2 tốc độ máy cán trung bình trên thế giới.

Tổng công ty nên đồng bộ các công đoạn sản xuất thép, tăng cường năng lực luyện thép phù hợp với năng lực cán bằng việc đẩy mạnh đẩu tư mới các trung tâm sản xuất phôi ở các khu vực miền Bắc và miền Nam với tổng công suất mới khoảng 1 triệu tấn/năm. Các dự án không chỉ nâng cao chất lượng thép mà còn mở rộng thêm chủng loại mặt hàng cung cấp như:

- Các dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các cơ sở luyện cán thép hện có. Tổng công suất tăng thêm khoảng 400.000tấn thép cán/năm với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD.

- Đầu tư dự án sản xuất băng cuộn cán nóng: công suất 1,5-2 triệu tấn/năm với vốn đầu tư dự kiến là 270 triệu USD (4.320 tỷ đồng), hình thức đầu tư là liên daonh với nước ngoài, thời gian thực hiện từ 2007-2010.

- Nhà máy Thép cán nguội mở rộng, tổng mức đầu tư khoảng 40 triệu USD thực hiện năm 2007.

- Dự án nâng cao năng lực sản xuất phôi như:

+ Dự án mở rộng sản xuất công ty Gang Thép Thái Nguyên với mục tiêu tăng năng lực sản xuất phôi thép từ quặng sắt với công suất 500.000 tấn/năm với tổng mức vốn đầu tư là 242 triệu USD (trên 3.800 tỷ đồng) trong thời gian từ 2007-2010.

+ Dự án liên doanh khai thác mỏ sắt Quý Sa và xây dựng nhà máy thép Lào Cai với mục tiêu khai thác quặng sắt, sản xuất Gang, phôi thép và thép xây dựng. Thực hiện dự án này chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn I thực hiện từ 2006-2009 với công suất khai thác 1,5 triệu tấn/năm quặng sắt và 500.000 tấn gang/năm cho luyện thép.

Giai đoạn II thực hiện trong 5 năm 2010-2014 công suất khai thác quặng lên 3 triệu tấn/năm và sản xuất 500.000 tấn phôi thép/năm

Giai đoạn III sản xuất 500.000 tấn thép xây dựng vào năm 2015 với tổng vốn đầu tư cho dự án gần 175 triệu USD (khoảng 2.8000 tỷ đồng) trong đó Tổng công ty góp 45% vốn pháp định và với hình thức liên doanh.

+ Dự án khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê- Hà Tĩnh công suất 5 triệu tấn/năm với vốn đầu tư dự kiến 200 triệu USD, dự kiến khởi công năm 2007 và đi vào sản xuất 2009.

Biểu 19: Dự kiến công suất và sản lượng đạt được đến năm 2010

STT Mặt hàng sản xuất Công suất đến 2010 (1000T/N) Dự kiến sản lường năm 2010 (1000T/N) 1 Sắt xốp 1.200 12.000 2 Phôi thép vuông 2.000 1.800 3 Phôi thép dẹt - - 4 Sản phẩm dài 3.000 2.800 5 Sản phẩm dẹt cán nóng 2.500 2.500 6 Thép cán nguội 1.050 1.050 7 Sản phẩm sau cán 800 800

Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm thì các dự án có thể đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Dự kiến đa dạng chủng loại sản phẩm như sau:

- Phôi thép vuông 100 x 100 - 130 x 130mm

- Thép thanh tròn trơn Φ10-Φ32mm

- Thép thanh tròn vằn D10-D32/D40

- Thép dây cuộn Φ5,5-Φ10 mm hoặc trên 10

- Thép hình vừa và nhỏ (U, I, L,T, dẹt…)

- Thép tấm cán nóng dầy 1,5-25mm, rộng max x 1600mm - Thép tấm cán nguội dầy 0,15-2,2mm x 1250mm

- Ống thép hàn thẳng cỡ nhỏ, đen và mạ kẽm Φ1/2 inch-4,0 inch

(Φ21-104)

- Thép hình uốn nguội từ tấm cán nóng và tấm cán nguội - Tôn mạ kẽm, tôn mạ mầu

- Tôn mạ thiếc

- Chế phẩm kim loại (đinh, lưới, cáp…)

- Thép đặc biệt dạng thanh cho cơ khí và thép lá không gỉ

3.2.2. Về giá sản phẩm

Giá thép của Tổng công ty hiện nay ngang bằng với mức giá trên thị trường nội địa nhưng cao hơn so với mức giá thế giới. Điều này là một hạn chế để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài trong khi chất lượng thép của ta lại không đáp ứng được tiêu chuẩn của nhiều nước.

Một số công ty trực thuộc Tổng công ty trên cơ sở giá bán của Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam tại thị trường Đà Nẵng trừ đi 100đ/kg như vậy sẽ bị phụ thuộc vào doanh nghiệp khác, không tính đúng được lợi thế vận chuyển của mình khi tiêu thụ thép tại Đà Nẵng. Thêm nữa, quy định chiết khấu giảm giá cũng chưa chặt chẽ nên một số khách hàng mua lẻ sẽ lợi dụng gộp nhau lại để hưởng lợi thế khi mua nhiều cũng làm cho các công ty bị giảm doanh thu và lợi nhuận. Các công ty thương mại xác định giá trên cơ sở tính một tỉ lệ chiết khấu mà mình được hưởng từ giá bán của đơn vị sản xuất nên nhiều khi còn cứng nhắc, chưa thích ứng nhanh với thị trường và khách hàng.

Trong chu trình sản xuất thép chi phí vận tải chiếm tỉ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm do lịch sử để lại nên phần lớn các cơ sở sản xuất lớn của Tổng công ty được phân bổ sâu trong nội địa điển hình là Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Điều này làm cho giá thành sản xuất thép cao lại kém cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp dễ vận chuyển và gần nguồn nguyên liệu.

Vì thế, Tổng công ty cần có sự dịch chuyển các nhà máy của Tổng công ty đến nhiều khu vực ven biển, nơi có nhiều cảnh nước sâu như Quảng Ninh, Hải Phòng, các tỉnh ven biển ở miền Trung, Bà Rịa Vũng Tàu. Như vậy, sẽ làm cho chi phí giá thành sản phẩm thép giảm đi (giảm chi phí vận tải nguyên liệu và sản phẩm) nâng cao khả năng cạnh tranh lên.

Căn cứ vào mức giá thành mà Hiệp hội thép dự báo đưa ra và tình hình thị trường hiện nay (giá xăng dầu, điện, nước…đều tăng) làm cho giá thép trên thị trường cũng sẽ tăng. Dự báo giá nhiều mặt hàng thép của các doanh nghiệp sản xuất thép ngoài VSC có khả năng tăng trên 9.000đ/kg chẳng hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam (Trang 41 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w