Tính phiếm chỉ

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại (Trang 35 - 38)

7. Bố cục luận văn

2.1.1. Tính phiếm chỉ

Không gian mang tính phiếm chỉ là những không gian mang những đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất. Những không gian này không cụ thể và khó xác định.

Qua việc khảo sát 1404 lời ca dao hiện đại đã được sưu tầm và biên soạn chúng tôi thấy đặc điểm nổi bật trong không gian nghệ thuật của ca dao hiện đại là mang tính phiếm chỉ. Đấy cũng là điểm tương đồng giữa không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại với không gian nghệ thuật trong ca dao cổ truyền.

Phần lớn các lời ca dao hiện đại đều nhắc đến không gian dòng sông, cánh đồng, con đường, chiến trường, mặt trận… Đó là nơi để nhân vật sinh sống, gặp gỡ, lao động, trò chuyện, ca hát. Những không gian này không cụ thể, khó xác định, và mang những đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của dải đất Việt Nam. Dưới đây là một số không gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ tiêu biểu trong ca dao hiện đại

2.1.1.1 Không gian dòng sông

Không gian dòng sông trong ca dao hiện đại thường gắn với hình ảnh con đò chở đoàn chiến sĩ qua sông trong những năm kháng chiến.

Tay chèo nhẹ khoả sóng trăng Đưa đoàn chiến sĩ qua sông đêm này

Chúc anh mạnh khoẻ hăng say Giết xong giặc Mỹ mau ngày về qua

Đò em đợi bến sông nhà

Nước sông lại vỗ thiết tha mái chèo”.

Mới đọc lời ca dao, ta tưởng đó là địa điểm đã được xác định cụ thể, nhưng thực tế ta không thể xác định được đây là dòng sông nào? ở đâu?

Cũng là không gian dòng sông với những hình ảnh con thuyền tải đạn trong một đêm trăng thơ mộng:

Đêm nay trong ánh trăng vàng Thuyền em tải đạn nhẹ nhàng vượt sông”.

nhưng ta đâu có thể biết được dòng sông này ở đâu? Chỉ biết rằng đây là không gian xuất hiện rất phổ biến trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trên đất nước ta.

Không gian mang tính phiếm chỉ này đã khái quát được nét chung nhất về những dòng sông - nơi diễn ra các hoạt động phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đặc biệt không gian dòng sông ấy đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về một vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cùng tình cảm gắn bó tha thiết giữa con người với con người trong những năm tháng chiến tranh.

2.1.1.2 Không gian cánh đồng

Không gian cánh đồng cũng xuất hiện rất phổ biến trong ca dao hiện đại. Đây là không gian cánh đồng non xanh mơn mởn nhờ mồ hôi, công sức của bao người chăm bón:

Cánh đồng bát ngát xanh tươi Lúa như con gái đang thời non tơ

Nào ai đắp đập be bờ

Sao cho ruộng nước bao giờ cũng no Thì thùm tát nước thi đua Ấy ta thực hiện vụ mùa sinh sôi”. và:

Yêu sao những cánh đồng này

Dòng mương uốn lượn hàng cây đôi bờ Bèo dâu xanh bến đồng xa

Mưa xuân dải bụi phất cờ lúa lên Xanh đồng dưới, mượt đồng trên Bàn tay ai đó dịu hiền đảm đang

Đẹp như cây lúa đồng làng

Vẫy chào súng thép, đồng vang tiếng cười Lúa xanh xanh cả đất trời

Bước hành quân rộn niềm vui xóm làng

Khi đọc lời ca dao ta chỉ cảm nhận được đây là không gian quen thuộc, dường như đã gặp ở đâu đó và dường như ta đã từng gắn bó với nó. Nhưng không ai có thể khẳng định đó là cánh đồng của quê hương mình hay là một cánh đồng nào đó? Ở đâu? Không gian phiếm chỉ này đã khái quát được những nét chung nhất của cánh đồng lúa Việt Nam và giúp người đọc thấy được tình cảm chan chứa, yêu thương, gắn bó của con người trên mảnh đất này.

Bên cạnh những cánh đồng xanh mượt đầy sức sống, thì còn có những cánh đồng chịu sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên:

Hạn hán như lửa cháy nhà Lúa rơi giữa ruộng, lửa sa đầy đồng

Nhìn thân cây lúa ngậm đồng Lúa ơi, lúa hỡi đau lòng lắm thay”.

Lời ca dao trên đã tạo nên ấn tượng đặc biệt trong lòng người đọc về một cánh đồng héo úa, xác xơ bởi sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là cái héo úa, xác xơ của cánh đồng lúa quê mình hay một nơi nào đó mình đã từng gặp khiến họ có chung tâm trạng đau đớn, xót xa với nhân vật trữ tình trong lời ca.

Tóm lại: Một trong những đặc điểm cơ bản của không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại là tính phiếm chỉ. Không gian nghệ thuật này hoàn toàn phù hợp và góp phần đắc lực vào việc thể hiện tâm trạng, cảm nghĩ chung của nhiều lớp người trong xã hội. Chính vì vậy, cũng giống như ca dao cổ truyền ca dao hiện đại cũng thường không mổ xẻ, khám phá những tâm trạng riêng, thường không nói bằng cách nói cá biệt. Người sáng tác ca dao nói như tập thể nói. Thế nên khi đọc ca dao nói chung và ca dao hiện đại nói riêng người ta dễ tìm thấy sự đồng cảm, gần gũi, tưởng như những lời ca ấy là tiếng lòng, là cảm xúc được ngân rung lên từ chính tâm hồn mình vậy.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại (Trang 35 - 38)