Một số kết quả đạt được của việt nam sau khi gia nhập wto.

Một phần của tài liệu CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ WTO (Trang 41 - 43)

V. VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

4. Một số kết quả đạt được của việt nam sau khi gia nhập wto.

Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao, bình quân 5 năm 2007 - 2011 đạt 7%/năm. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP. Quy mô GDP năm 2011 tính theo giá thực tế đạt 119 tỷ USD, gấp 3,3 lần so với năm 2000, GDP bình quân theo đầu người đạt 1.300 USD... Đây là những kết quả đáng khích lệ trong những năm đầu gia nhập WTO, là "bàn đạp” để kinh tế Việt Nam trỗi dậy, trở thành nền kinh tế mạnh trong khu vực.

5 năm tham gia WTO, các hoạt động kinh tế đối ngoại là lĩnh vực đạt được những bước phát triển mạnh mẽ nhất. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng rộng, với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm gấp khoảng 1,5 lần GDP thông qua sự "bùng nổ" về xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tốc độ tăng của xuất khẩu Việt Nam

trung bình trong 5 năm ở mức 19,52%/năm. Đáng chú ý, dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ USD (tăng 26,4%) và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD (tăng 33%). Bên cạnh đó, thị trường thương mại được mở rộng, đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó đầu bảng là Mỹ, đạt 14, 2 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc....

Tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu đã thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã hình thành và khẳng định tên tuổi trên thị trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là lĩnh vực ghi nhận những thành tựu lớn. Sau 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ FDI nhờ có môi trường ổn định, minh bạch. Nếu như năm 2006, vốn FDI đăng ký đạt trên 10 tỷ USD thì tới năm 2008 đã tăng lên 64 tỷ USD, năm 2010 và năm 2011 mức thu hút có giảm hơn chủ yếu do tác động chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu với mức 18 tỷ USD năm 2010 và 15 tỷ USD trong năm 2011. Cùng với FDI, viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đạt tăng trưởng cao với mức giải ngân tăng nhanh.

Lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta sau khi gia nhập WTO đã có bước phát triển bền vững hơn. Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ hai thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàng thứ nhất thế giới... Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thuỵ Sĩ) vừa qua. Một trong những cái được lớn nhất mà nền kinh tế Việt Nam gặt hái được từ quá trình gia nhập WTO là nền kinh tế đã xuất hiện một lớp doanh nhân trẻ tài năng hơn, năng động hơn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Trong một số ngành sản xuất quan trọng như lúa gạo, đồ gỗ, may mặc… doanh nghiệp tư nhân đã phát triển chiếm từ 80- 90% thị phần và đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển hơn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tiến hành mạnh mẽ cải cách chính sách kinh tế, thương mại theo hướng minh bạch, tự do hóa phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập; đã thực hiện

tốt các cam kết về mở cửa thị trường nội địa, dần dần hoàn thiện thể chế kinh tế theo cơ chế thị trường, các yếu tố thị trường và các loại hình thụ trường tiếp tục hình thành và phát triển tạo điều kiện nhiều hơn cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua được cộng đồng quốc tế đánh giá là phát triển năng động

Một phần của tài liệu CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ WTO (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w