Vùng §ång bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 30 pdf (Trang 26 - 27)

8. Vùng sinh thái tăng trưởng loài cây rừng Việt mam

8.4. Vùng §ång bằng Bắc Bộ

Vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 11 tỉnh thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Địa hình vùng này thoải dần từ phía Tây Bắc xuống phía Đông Nam. Có thể chia ra

thành 3 khu vực (1) khu vực đồi, núi, phân bố ở phía Tây Bắc của vùng thuộc tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, đây cũng là hai tỉnh có nhiều diện tích rừng tự nhiên và đều thuộc phạm vi quản lý của Vườn quốc gia Ba vì và Vườn quốc gia Cúc Phương; (2) khu vực đồng bằng. Đây là khu vực có diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết ở các tỉnh trong vùng và chủ yếu là vùng đồng bằng hai bên phía hạ lưu các sông Hồng, sông Đáy và sông Thái Bình. Đây là một trong 2 vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước; (3) khu vực ven biển. Đây là khu vực chiếm diện tích nhỏ, nhưng có chiều dài trên 100 km bờ biển, có nhiều rừng ngập mặn với các loài cây như Sú, Vẹt.

Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu

từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng Mười đến tháng 3 năm sau.

Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.560 mm/năm, trong đó chủ yếu tập trung

vào những tháng mùa mưa, điển hình là tháng 7, với lượng mưa 262 mm, tháng 6 với lượng mưa 248 mm. Ngược lại những tháng mùa khô lượng mưa lại rất thấp như tháng 1 lượng mưa chỉ đạt 9 mm

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,1oC, biên độ giao động nhiệt khá cao 21oC. Ngày có nhiệt độ thấp nhất 12 oC, trong khi đó ngày có nhiệt độ cao nhất 37,5 oC.

Hệ thống thuỷ văn: Vùng đồng bằng sông Hồng có hệ thống sông khá dầy đặc với

nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình. Những con sông này mang phù xa bồi đắp cho vùng đồng bằng rộng lớn tạo lên vùng đất màu mỡ rất rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

Các kiểu rừng chính của vùng Đông Bắc:

Rừng lá rộng thường xanh nguyên sinh trên núi đá vôi và thung lũng đá vôi chỉ còn ở

VQG Cúc Phương - Ninh Bình. Ở VQG Ba Vì - Hà Tây, chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh đã qua tác động mạnh và rừng thứ sinh nghèo kiệt.

Rừng tre nứa: Phân bố ở các khu vực ven sông, suối có độ ẩm cao, hoặc phục hồi sau

nương rẫy trên loại đất phù sa cổ phân bố ven sông.

Rừng trồng: Tập trung ở các vùng núi thấp và vùng đồi thuộc một số tỉnh như Hà Tây,

Vĩnh Phúc, Hà Nội với các loại cây trồng chủ yếu là Thông, Bạch đàn, Keo tai tượng.

Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn với một diện tích nhỏ tập trung ở ven biển thuộc các

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 30 pdf (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)