Các giải pháp :

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 60)

3.3.1. Cần có chính sách cụ thể về Cho vay tiêu dùng

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì để tồn tại và chiến thắng thì việc vạch ra một mục tiêu dài hạn là vô cùng cần thiết, nó sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Do đó, để mở rộng CVTD trong những năm tới SGD I cần phải có chính sách cụ thể về CVTD sao cho chính sách này vừa hợp với nhu cầu thực tế, vừa phù hợp với điều kiện riêng của đơn vị. Trong chính sách cụ thể này cần phải chú ý đến 1 số điểm sau:

- Tăng tỷ lệ cho vay/ giá trị TSBĐ

Đối với những khách hàng có khả năng trả nợ tốt, những nhu cầu vay để mua, sửa nhà; vay để mua ôtô hay các tài sản có giá trị lớn khác. Nếu giữ mức cho vay tối đa là 70 % giá trị phương án xin vay như hiện nay thì trong nhiều trường hợp sẽ chưa đáp ứng được nhu cầu xin vay của khách hàng. Để tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới ngân hàng nên xem xét tới tỷ lệ này, thay đổi linh hoạt đối với nhu cầu của khách hàng (các khách hàng có khả năng trả nợ tốt ); có thể nâng mức cho vay tối đa lên 75-80 % giá trị phưong án xin vay đối với các khách hàng có khả năng trả nợ tốt.

- Gia tăng CVTD trung và dài hạn

Cơ cấu CVTD phân theo thời hạn tín dụng hiện nay tại SGD I là CVTD ngắn hạn chiếm đa số ( chiếm khoảng 70-80 % Tổng dư nợ CVTD). Tuy cơ cấu này vừa có thể đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng, lại vừa có thể hạn chế được rủi ro tín dụng cho các khoản cho vay. Nhưng với xu hướng ngày nay, khi mà mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu vay ngân hàng trong trung và dài hạn để mua nhà, mua ôtô hay mua các tài sản lớn khác; vay để hỗ trợ du học … của người dân ngày càng tăng. Nếu ngân hàng có những chính sách phù hợp về thời hạn vay vốn, về mức cho vay tối đa; thủ tục vay đơn giản hoặc thực hiện tốt chiến lược Marketing đến từng đối tượng khách hàng này thì ngân hàng sẽ có thêm một lượng khách hàng rất lớn. Nhờ

đó, qui mô cho vay và mức lợi nhuận thu được sẽ tăng cao; Tốc độ tăng trưởng của CVTD tăng lên nhanh chóng; đưa hoạt động CVTD trở thành một trong những hình thức cho vay chính, chủ đạo của SGD I.

- Cải tiến chất lượng dịch vụ

SGDI cần ứng dụng các công nghệ hiện đại. Một mặt giúp cho thời gian giao dịch nhanh, chính xác và mặt khác giúp cho SGD I có thể bắt kịp về công nghệ, kỹ thuật với các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, việc thực hiện các thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được quy trình cho vay sẽ tiết kiệm được thời gian của cả ngân hàng và khách hàng.

3.3.2.Hoàn thiện quy trình cho vay

Hiện nay, NHCT Việt Nam cũng đã có tài liệu công văn hướng dẫn thực hiện quy trình CVTD. Qui trình này bao gồm các bước như: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình duyệt, quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ. Các bước trong quy trình nghiệp vụ vày thường được áp dụng chung cho toàn hệ thống, các chi nhánh phải thực hiện và tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng. Nhưng vì mỗi chi nhánh ngân hàng lại có địa bàn hoạt động khác nhau với những điều kiện kinh tế, văn hoá khác nhau nên mặc dù có công văn hướng dẫn thì việc thực hiện hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng đó vẫn gặp phải các khó khăn. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD, ngân hàng nên lập một quy trình cho vay riêng nhưng phải dựa trên quy trình cho vay tiêu dùng của NHCT Việt Nam.

Trong quy trình cho vay hiện nay của NHCT Việt Nam có qui định: Sau thời gian nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, thì CBTD phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt và thông báo phê duyệt hay không phê duyệt cũng mất thời gian khá dài, 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày đối với cho vay dài hạn. Điều này sẽ làm giảm tính

cạnh tranh của SGD I - NHCT Việt Nam nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung so với các ngân hàng khác, gây mất thời gian lẫn cơ hội của khách hàng. Vì thế, SGD I phải rút ngắn thời gian cho vay để tạo sự tiện lợi cho khách hàng bằng cách giảm thiểu các thủ tục không cần thiết; giảm thiểu thời gian lập hồ sơ; thẩm định tài sản đảm bảo và xét duyệt cho vay của ban tín dụng. Để thực hiện được quy trình này nhanh chóng, chính xác cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phòng tín dụng cá nhân, phòng thẩm định tài sản đảm bảo và xét duyệt cho vay của Ban tín dụng; Bên cạnh đó ngân hàng có thể sử dụng công nghệ hiện đại để thực hiện quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động hoá. Khách hàng chỉ cần gửi nhu cầu cũng như các giấy tờ cần thiết cho ngân hàng mà không phải đến ngân hàng thông qua hệ thống tự động. Các dữ liệu về khách hàng và kết hợp với hệ thống chấm điểm tín dụng để ra quyết định cho vay và sẽ cung cấp dịch vụ tự động, điều này sẽ rút ngắn thời gian của ngân hàng và cả khách hàng. Tuy nhiên, việc giảm thiểu thời gian, đơn giản hoá thủ tục phải đảm bảo chặt chẽ theo quy trình nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho khoản vay.

Trong quy trình nghiệp vụ CVTD, CBTD của SGD I cần chú trọng đến công tác kiểm tra sau khi giải ngân vốn. Bởi vì, đặc điểm của các món vay tín dụng thường phát sinh không thường xuyên, do vậy công tác kiểm tra sau khi giải ngân không chỉ nhằm mục đích truyền thống là kiểm tra tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay theo đề xuất khi vay mà còn đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như phát hiện nhu cầu mới của khách hàng. Mở rộng khách hàng mới bằng việc khai thác khách hàng cũ là một việc nên làm. Đồng thời việc thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế của sản phẩm của SGDI. Các thông tin này sẽ giúp cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ được tốt hơn và làm cơ sở để mở rộng hoạt động CVTD tại đơn vị.

3.3.3.Đa dạng hoá các sản phẩm Cho vay tiêu dùng

Trong điều kiện hiện nay, khi mà mức sống của người dân được cải thiện, thu nhập của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu của người dân ngày càng phong phú đa dạng. Việc đa dạng hoá các sản phẩm của ngân hàng là rất cần thiết, một mặt nó là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác, giúp cho ngân hàng củng cố, mở rộng thị trường, tăng thị phần của mình; Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Do đó, việc SGD I đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng nói chung và các sản phẩm CVTD nói riêng là vô cùng cần thiết. Trong chính sách đa dạng hoá các sản phẩm CVTD của SGD I, cần chú ý một số điểm như sau:

+ Gia tăng các khoản CVTD được đảm bảo bằng lương đối với CBCNV. Hiện nay, các khoản CVTD tại SGD1 chủ yếu là các khoản CVTD được đảm bảo bằng lương đối với CBCNV. Do đặc điểm của các khoản cho vay này có qui mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ nhưng khối lượng các khoản vay này lại rất lớn nên chi phí của các khoản cho vay này rất lớn, gồm: chi phí xét duyệt, thẩm định, Chi phí kiểm tra sử dụng vốn vay và chi phí cho công tác thu hồi nợ.

Để giải quyết khó khăn trên, SGD I có thể sử dụng phương thức cho vay thông qua người đại diện. Phương thức này mang lại hiệu quả khá cao, không những nó giải quyết được khó khăn về chi phí cho ngân hàng mà nó còn đem lại những tiện ích cho người vay như: Thủ tục vay không mất nhiều thời gian, giải quyết được vướng mắc về sự chênh lệch thời gian làm việc, giảm bớt khó khăn trong việc xin xác nhận của thủ trưởng đơn vị… qua đó khuyến khích họ vay tiền từ ngân hàng.

+ Bên cạnh việc phát triển CVTD đảm bảo bằng lương đối với CBCNV thì SGD1 cần phát triển thêm các sản phẩm CVTD khác như: CVTD phục vụ nhu cầu y tế, giáo dục; CVTD phục vụ du lịch; CVTD phục vụ nhu cầu mua sắm các tài sản lớn như: Mua nhà, ôtô…

+ ngoài ra, với công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại như hiện nay thì SGD1 cần phát triển CVTD qua thẻ tín dụng phục vụ cho nhu cầu mua sắm

đồ dùng sinh hoạt theo hình thức thấu chi thông qua các điểm bán hàng tiêu dùng như các siêu thị , đại lý …

3.3.4.Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khi muốn kinh doanh thì phải có nguồn vốn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa trên nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Chính vì thế, quy mô nguồn vốn mà ngân hàng huy động được là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ảnh hưởng đến quy mô hoạt động CVTD của ngân hàng nói riêng. Do vậy, nếu ngân hàng có một nguồn vốn dồi dào thì sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động CVTD và ngược lại, khi ngân hàng có nguồn vốn hạn chế, thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu vốn vay tiêu dùng của người dân chứ chưa nói đến việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng của hoạt động CVTD tại đơn vị.

Hiện nay, tỷ trọng dư nợ CVTD chỉ chiếm một phần nhỏ trong Tổng dư nợ hoạt động tín dụng của SGD I nên nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động CVTD tại đơn vị là không lớn. Nhưng trong những năm tới, khi mà CVTD trở thành một trong những hoạt động cho vay chính của SGD I thì nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động CVTD tại đơn vị sẽ rất lớn. Vì vậy, ngay từ bây giờ, SGDI cần chú trọng đến công tác huy động vốn hơn nữa nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tại đơn vị dồi dào hơn. SGD I có thể gia tăng nguồn vốn bằng các biện pháp như sau:

+ Đẩy mạnh hoạt động huy động tiền gửi của dân cư, cần đa dạng hoá các hình thức gửi tiền kèm theo những tiện ích cho khách hàng. Khoán chỉ tiêu huy động vốn đối với CBTD, mở rộng mạng lưới các bàn giao dịch; Tổ chức các hình thức mới như: Tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng…

+ Mở rộng hơn nữa hoạt động thu đổi, giao dịch, thanh toán ngoại tệ để huy động được tiền gửi nhiều hơn nữa từ các cá nhân, các tổ chức; Mở rộng các hình thức mở tài khoản cá nhân, dịch vị chuyển tiền…Vì đây là loại tiền

gửi mà ngân hàng phải trả chi phí thấp nhất nên việc thu hút được nhiều khoản tiền gửi này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán tức thì cho khách hàng khi họ có yêu cầu, đảm bảo giữ vững uy tín,thái độ giao tiếp tốt của cán bộ nhân viên, công nghệ hiện đại …sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng .

+ Thực hiện chính sách huy động vốn với lãi suất hợp lý, linh hoạt có nhiều kỳ hạn hơn phù hợp với từng đối tượng khách hàng để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Chính sách lãi suất được thực hiện phải vừa đảm bảo chấp hành đúng chính sách lãi suất của NHCT Việt Nam nhưng vẫn phải có tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính sách lãi suất này rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến Doanh thu & Chi phí của ngân hàng, từ đó tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu chính sách lãi suất không hợp lý, không có sức cạnh tranh thì nó sẽ tác động ngay đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nhưng nếu lãi suất mà ngân hàng thực hiện quá cao thì chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn là rất lớn, ảnh hưởnh đến lợi nhuận của ngân hàng . Vì vậy, SGD I cần có một chính sách lãi suất thật phù hợp để ngân hàng vừa huy động được nguồn vốn, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

3.3.5.Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng

Ngân hàng muốn tăng thị phần của mình trong một thị trường đầy tiềm năng thì sau khi nắm bắt nhu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ tạo ra những sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu đó, sau đó ngân hàng sẽ có những biện pháp nhằm tiếp cận với khách hàng, nghĩa là ngân hàng phải giới thiệu được các sản phẩm của mình đến với khách hàng và cho khách hàng thấy được ngân hàng có thể đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất .

Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân là rất lớn, nhưng số lượng khách hàng tiếp cận ngân hàng để vay vốn chưa nhiều. Lý do là vì ít khách hàng biết về ngân hàng hay không biết đến những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Họ cũng ngại khi phải tiến hành các những thủ tục quá rườm rà, phức tạp. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng bá- tiếp thị phù hợp nhằm làm cho khách hàng hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về ngân hàng và các sản phẩm của ngân hàng. Việc tiến hành chiến lược quảng bá - tiếp thị sẽ tạo ra hiệu quả tích cực, giúp cho ngân hàng có thể mở rộng được phạm vi hoạt động của mình, mang lại nguồn thu nhập cao hơn. Chính sách khuyếch trương, quảng bá không chỉ là một chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn. Để tiết kiệm chi phí, đồng thời tiến hành hoạt động tiếp thị, quảng bá có hiệu quả nhất thì CBTD nên tiếp cận trực tiếp với đối tượng vay vốn. CBTD có thể tiếp cận trực tiếp với các cơ quan, công ty và thông qua ban lãnh đạo, đoàn thể công đoàn để giới thiệu về ngân hàng, các sản phẩm ngân hàng, trong đó có các sản phẩm CVTD.

3.3.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặc điểm của các khoản CVTD, quy mô mỗi mon vay nhỏ nhưng số lượng các món vay rất lớn. Mà mỗi đơn xin vay đều đòi hỏi CBTD phải tiến hành nhiều công việc sau khi nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng như: Thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm… Mặt khác, những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp mang tính dịch vụ nên yếu tố con người đóng một vai trò quan trọng đến chất lượng của những sản phẩm đó. Họ là người thẩm định khách hàng để từ đó quyết định cho vay hay không, những quyết định cho vay này đúng đắn thì sẽ tạo ra những khoản tín dụng an toàn. Vì vậy, kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, sự năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của CBTD.

+ Có kiến thức, trình độ, có kỹ năng chuyên môn vững vàng, có năng lực dự đoán các vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong quan hệ xã hội, khả năng giao tiếp tốt .

+ Có năng lực học tập, nghiên cứu, có ý thức học hỏi trau dồi kinh nghiệm, không ngừng vươn lên trong công tác .

Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng như:

- Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w