Phân cụm dữ liệu phân cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật lấy tin tự động trên internet (Trang 25 - 28)

Phân cụm phân cấp sắp xếp một tập dữ liệu đã cho thành một cấu trúc có dạng hình cây, cây phân cấp này được xây dựng theo kỹ thuật đệ quy. Cây phân cụm có thể được xây dựng theo hai phương pháp tổng quát: phương pháp dưới lên (Bottom up) và phương pháp trên xuống (Top down) [5].

Phương pháp “dưới lên” (Bottom up): Phương pháp này bắt đầu với mỗi đối tượng được khởi tạo tương ứng với các cụm riêng biệt, sau đó tiến hành nhóm các đối tượng theo một độ đo tương tự (như khoảng cách giữa hai trung tâm của hai nhóm), quá trình này được thực hiện cho đến khi tất cả các nhóm được hòa nhập vào một nhóm (mức cao nhất của cây phân cấp) hoặc cho đến khi các điều kiện kết thúc thỏa mãn. Như vậy, cách tiếp cận này sử dụng chiến lược ăn tham trong quá trình phân cụm.

Ví dụ: Dùng phương pháp "dưới lên" để phân cụm cho tập dữ liệu S= {a, b, c, d, e}. Các bước thực hiện phân cụm được diễn tả như sau : Bước 0: Mỗi đối tượng dữ liệu được gán cho mỗi cụm tương ứng, đồng thời xác định tâm D cho mỗi cụm, và tính độ tương tự cho các cặp cụm dữ liệu trên bằng cách xác định độ tương tự giữa cặp tâm của chúng. Như vậy ta sẽ có các cụm ban đầu là {a}, {b}, {c}, {d}, {e}.

Bước 1: Xác định ngưỡng µ, các cặp cụm có độ tương tự bé hơn hoặc bằng ngưỡng µ thì được gộp vào một cụm. Các cặp cụm dữ liệu có độ tương tự lớn hơn µ thì xếp vào các cụm khác nhau. Trong thí dụ này chỉ có {a} và {b} là được gộp vào thành một cụm lớn hơn là {a, b}. Các cụm thu được sau bước này là: {a, b}, {c}, {d}, {e}.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

Bước 2: Cập nhật lại ngưỡng µ và thực hiện tương tự như trong bước 1, sau bước này ta gộp cụm {d}, {e} thành {d, e}. Các cụm thu được là {a, b}, {c}, {d, e}.

Bước 3: Cập nhật lại ngưỡng µ và thực hiện tương tự như trong bước 1, sau bước này ta gộp cụm {c} với {d, e} thành {c, d, e}. Các cụm thu được là {a, b}, {c, d, e}.

Bước 4: Cập nhật lại ngưỡng µ và thực hiện tương tự như trong bước 1, sau bước này ta gộp cụm hai cụm {c, d, e} với {a, b} thành {a, b, c, d, e}.

Tuy nhiên, trong quá trình trên chúng ta có thể dừng ở một bước bất kỳ khi mà việc phân cụm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đã đặt ra. Các bước thực hiện trên được mô tả trực quan như hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1: Phân cụm phân cấp theo phương pháp “dưới lên”-Bottom Up

Phương pháp “trên xuống” (Top Down): Bắt đầu với trạng thái là tất cả các đối tượng được xếp trong cùng một cụm. Mỗi vòng lặp thành công, một cụm được tách thành các cụm nhỏ hơn theo giá trị của một phép đo độ tương tự nào đó cho đến khi mỗi đối tượng là một cụm, hoặc cho đến khi điều kiện dừng thỏa mãn. Cách tiếp cận này sử dụng chiến lược chia để trị trong quá trình phân cụm.

Ví dụ: Dùng phương pháp "dưới lên" để phân cụm cho tập dữ liệu S= {a, b, c, d, e}. Các bước thực hiện phân cụm được diễn tả như sau:

Bước 0 Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4

b d c e a a b d e c d e a b c d e Bottom up

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Bước 0: Các đối tượng dữ liệu ban đầu được xếp vào một cụm, ta thu được cụm {a, b, c, d, e}. Tính độ tương tự giữa các đối tượng dữ liệu trong cụm {a, b, c, d, e}.

Bước 1: Xác định ngưỡng µ , cụm ban đầu được tách ra thành các cụm sao cho các đối tượng dữ liệu trong mỗi cụm con tách ra có độ tương tự bé hơn hoặc bằng µ Sau bước này thì cụm {a, b, c, d, e} chia thành hai cụm {a, b} và {c, d, e}.

Bước 2: Cập nhật lại ngưỡng µ và thực hiện tương tự như trong bước 1 cho từng cụm con. Với ngưỡng µ, chỉ có cụm con {c, d, e} được tách ra thành hai cụm con lần lượt là {c} và {d, e}. Các cụm thu được sau bước này là {a, b}, {c}, {d, e}.

Bước 3: Cập nhật lại ngưỡng µ và thực hiện tương tự như trong bước 1 cho các cụm đã thu được ở bước 2, ở đây chỉ có cụm {d, e} được chia thành 2 cụm con {d}, {e}. Các cụm thu được sau bước này là {a, b}, {c}, {d}, {e}.

Bước 4: Cập nhật lại ngưỡng µ và thực hiện tương tự như trong bước 1 cho cụm {a, b} và sau bước này ta thu được các cụm: {a}, {b}, {c}, {d}, {e}.

Tuy nhiên trong quá trình trên chúng ta có thể dừng ở một bước bất kỳ khi mà việc phân cụm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đã đặt ra. Các bước thực hiện trên được mô tả trực quan như hình 2.2 dưới đây:

Hình 2.2 : Phân cụm phân cấp theo phương pháp “trên xuống”-Top Down

B Bước 3 Bước 2 Bước 1 Bước 0

b d c e a a b d e c d e a b c d e Top Down Bước 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

Thực tế áp dụng, có nhiều trường hợp người ta kết hợp cả hai phương pháp phân cụm phân hoạch và phương phân cụm phân cấp, nghĩa là kết quả thu được của phương pháp phân cấp có thể cải tiến thông quan bước phân cụm phân hoạch. Phân cụm phân hoạch và phân cụm phân cấp là hai phương pháp Phân cụm dữ liệu cổ điển, hiện nay đã có nhiều thuật toán cải tiến dựa trên hai phương pháp này đã được áp dụng phổ biến trong Data Mining.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật lấy tin tự động trên internet (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)