Quản lý ICT trong Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên (Trang 37 - 40)

2. QUẢN LÝ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

2.11. Quản lý ICT trong Chính phủ điện tử

2.11.1. Tổng quan và phân tích

Vấn đề quản lý ICT ở Việt Nam vẫn còn ở mức độ sơ khai. Khi yêu cầu sẵn sàng cho Chính phủ điện tử ở mức cao hơn, việc quản lý ICT phải đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc dự liệu trƣớc và tiến hành chuyển đổi các tổ chức ICT của mình.

Một trong những thách thức lớn nhất là sự thiếu thực tiễn quản lý nhất quán về ICT. Vấn đề quản lý ICT còn mới mẻ đối với hầu hết các bộ phận ICT đƣợc thành lập tại các cơ quan Nhà nƣớc. Các bộ phận này cần phải từng bƣớc hiểu rõ vai trò của họ và tăng cƣờng nội lực để tránh những sai lầm trong quá trình thực hiện.

Hiện nay, bộ phận ICT trong các cơ quan Nhà nƣớc mặc dù đã nhận thức đƣợc sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạch định chiến lƣợc nhƣng còn hạn chế về năng lực. Các lĩnh vực chƣa đƣợc phát triển bao gồm xây dựng cấu trúc thông tin và cấu trúc ICT cho hệ thống máy tính, hệ thống ICT và hạ tầng cơ sở ICT tại các cơ quan nhà nƣớc.

2.11.2. Đánh giá/ khuyến nghị

Hoạch định chiến lược công nghệ thông tin

Cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc ICT là tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nƣớc nghiên cứu đạt mục tiêu đặt ra về Chính phủ điện tử thông qua ICT. Ngày nay việc tích hợp thông tin là một phần trong công tác hoạch định tác nghiệp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các cơ quan nhà nƣớc ở các nƣớc phát triển. Mô hình dƣới đây minh họa khuôn khổ kế hoạch chiến lƣợc về ICT cũng nhƣ kế hoạch về Chính phủ điện tử:

(1). Kế hoạch chiến lƣợc về ICT thƣờng đƣợc hoạch định nhằm đạt đƣợc các cam kết dài hạn về ICT hỗ trợ cho các tác nghiệp và ngày càng đƣợc xem nhƣ một phần của lập kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử. Các kế hoạch này đƣợc hoạch định từ năng lực cung cấp dịch vụ và quy trình tác nghiệp tại các cơ quan nhà nƣớc. Kế hoạch ICT đƣợc sử dụng để lập đề xuất gửi các cơ quan có thẩm quyền cấp vốn cho các dự án khác nhau về Chính phủ điện tử.

(2). Việc lập kế hoạch chiến lƣợc ICT có thể đƣợc tiến hành với các lý do sau: - Phân tích và thiết kế các quy trình tác nghiệp

- Đáp ứng yêu cầu về tích hợp các hệ thống cũng nhƣ các ứng dụng - Xác định tính khả thi của các dự án đầu tƣ phát triển ICT

- Thiết kế hoặc tái thiết kế cấu trúc ICT hiện có

Định hƣớng Chính phủ điện tử

Tầm nhìn, Nhiệm vụ, Chính sách và kỳ vọng từ phía khách hàng

Các năng lực tác nghiệp/ cung cấp dịch vụ

Các quy trình tác nghiệp/ dịch vụ

Các quy trình then chốt/ Các quy trình chung

Kiến trúc thông tin

Kiến trúc thông tin và các hệ thống CNTT

Hạ tầng ICT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(3). Cùng với cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm kiến trúc thông tin và hạ tầng ICT, công tác lập kế hoạch chiến lƣợc về ICT sẽ góp phần ngăn ngừa việc tạo ra các hệ thống thông tin cục bộ, biệt lập. Hơn thế nữa, việc này cũng góp phần giúp cho việc chia sẻ dữ liệu và phát triển hạ tầng ICT phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Kiến trúc thông tin

Kiến trúc thông tin rất quan trọng giúp xác định các yêu cầu cung cấp dữ liệu ở mức độ cao đối với bất kỳ một cơ quan Nhà nƣớc nào. Một kiến trúc thông tin giúp mô tả các yêu cầu chủ yếu về thông tin của một tổ chức. Đây là một sự mô tả tổng quan các dữ liệu về các ngân hàng dữ liệu, những sự kiện, hoạt động và các mối liên kết trong một tổ chức

Kiến trúc thông tin là một trong ba yếu tố cơ bản trong hạ tầng cơ sở thông tin của một tổ chức bao gồm hệ thống CNTT và kiến trúc ICT.

Thiết kế cấu trúc thông tin hiệu quả phải bao hàm các đặc tính sau : - Bao trùm toàn bộ tổ chức

- Hỗ trợ các yếu tố tạo nên thành công - Giảm thiểu các dữ liệu không cần thiết - Định nghĩa các dữ liệu một cách thống nhất

Khuôn khổ kỹ thuật trong quản lý ICT

Điều quan trọng là phải tạo lập một kiến trúc dành cho hệ thống ICT và cấu trúc ICT. Đây là một phần của khuôn khổ kỹ thuật trong quản lý ICT. Các nguyên tắc chủ đạo của khuôn khổ kỹ thuật bao gồm:

- Khuôn khổ kỹ thuật trong quản lý ICT phải có ít nhất 3 tầng (3 tiers) - Thiết kế, phát triển và thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn ngành mở đã đƣợc thừa nhận.

- Dựa trên mô hình tƣơng tác Client/Server

- Đủ linh hoạt để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của các công nghệ mới - Hỗ trợ các cơ hội cung cấp dịch vụ công

- Tóm lƣợc kế thừa các dữ liệu/ ứng dụng mà không cần thay đổi mã nguồn. - Các dịch vụ công phải đƣợc kết nối với nhau và có khả năng truy cập. - Tạo ra các kênh cung cấp dịch vụ mới đa dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giảm thiểu chi phí, thời gian và sự phức tạp

- Có khả năng nhân rộng, đƣợc trang bị sẵn sàng cho ứng dụng chữ ký số và đối phó với tình trạng lƣu lƣợng sử dụng thay đổi mà khó dự liệu trƣớc. - Dựa vào công nghệ có tính an toàn đã đƣợc sử dụng và kiểm chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)