Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội pdf (Trang 25 - 26)

- Chính sách tín dụng

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Thông tin tín dụng.

Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ thông tin tín dụng(CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật...

- Công tác tổ chức Ngân hàng

Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa và an toàn các khoản tín dụng.

- Chất lượng nhân sự.

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lượng.

- Công tác kiểm soát nội bộ.

Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)