đường hàng không. Những hàng hoá này thường được vận chuyển bằng container đến cảng hoặc cục cảng hàng không. Công việc đóng hàng vào container được làm ngay tại Tổng công ty, sau khi đóng hàng những container này sẽ được 2 nhân viên của Tổng công ty cùng người chuyên chở vận chuyển đến cảng và giao hàng cho người vận tải xác định, đổi lại biên lai của thuyền phó để xác nhận hàng đã giao nhận đủ. Trên cơ sở hoá đơn thuyền phó có thể đổi lấy vận đơn đường biển, nhận được vận đơn này nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
2.1.1.10.Làm thủ tục thanh toán
Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội chủ yếu tiến hành thanh toán bằng L/C không huỷ ngang trả tiền ngay. Đối với mỗi hợp đồng, bên nhập khẩu phải mở một L/C không huỷ ngang trả tiền ngay tại ngân hàng. Ví dụ như: IIRST COMERCIAL BANK – Đài Loan hoặc TAIWAN COOPERATIVE BANK – Đài Loan hoặc M.IUHO BANK – JAPAN… để tả toàn bộ giá trị hàng cho Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội thông qua ngân hàng thông báo là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc ngân hàng Đầu tư và phát triển tuỳ theo yêu cầu của Tổng công ty.
Sau đó ngân hàng thông báo sẽ gửi L/C đến cho Tổng công ty. Khi nhận được L/C từ người nhập khẩu Tổng công ty sẽ tiến hành kiểm tra L/C so với hợp đồng đã ký giữa hai bên. Nếu L/C không phù hợp thì yêu cầu người nhập khẩu và ngân hàng người nhập khẩu sửa lại cho đúng. Nếu L/C phù hợp thì đến đúng thời hạn giao hàng Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội sẽ giao hàng cho người nhập khẩu ( thường là một ngày cụ thể hoặc 30 ngày sau khi nhận được L/C của người nhập khẩu).
Khi muốn được nhập khẩu thanh toán, Tổng công ty phải xuất trình những chứng từ như: thư yêu cầu ngân hàng thanh toán, hối phiếu trả tiền ngay, hoá đơn thương mại,
bảng kê chi tiết hàng hoá, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu có). Với thư yêu cầu ngân hàng thanh toán thường phải ghi rõ tên và địa chỉ Tổng công ty, ngày giao hàng, tên hàng, số lượng hàng, trị giá, giao trên tàu nào, ngân hàng thông báo, ngân hàng mở L/C, số L/C…
Nhưng hiện nay việc thanh toán sử dụng L/C này chỉ được Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội áp dụng với những khách hàng uy tín, còn đối với những khách hàng mới hoặc ít có quan hệ làm ăn Tổng công ty thường thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển tiền (T/T).
2.1.1.11.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là việc mà không một doanh nghiệp nào muốn gặp phải khi tham gia vào thị trường quốc tế, nhưng điều đó lại khó tránh khỏi. Bởi trong quá trình thực hiện hợp đồng rất dễ xảy ra những tranh chấp do một trong hai bên vi phạm hợp đồng như bên giao hàng không giao đúng số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giao hàng chậm…hoặc bên nhập khẩu không thanh toán, thanh toán chậm làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của người sản xuất.
Cụ thể đối với Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, năm 2002 Tổng công ty phải chịu đến 7668,56 USD do những khiếu nại về sợi và 84621,6 USD do những khiếu nại về sản phẩm dệt kim. Tổng giá trị thiệt hại này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
2.1.1.12.Thanh khoản hợp đồng
Thanh khoản hợp đồng là việc Tổng công ty phải làm sau khi kết thúc một hợp đồng gia công. Thời gian chậm nhất để tiến hành thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan hải quan là 90 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Hồ sơ thanh khoản gồm: Hợp đồng gia công và phụ kiện (nếu có), bảng thống kê tờ khai nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, bảng tổng hợp nguyên vật liệu, bảng thống kê tờ khai sản phẩm gia công xuất khẩu,
bảng tổng hợp sản phẩm gia công đã xuất khẩu, bảng tổng hợp định mức sử dụng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bảng thanh khoản hợp đồng gia công…
2.1.1.13.Lưu trữ tài liệu hồ sơ
Trong Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội luôn có một bộ phận chuyên lưu trữ tài liệu hồ sơ sau khi kết thúc một hợp đồng, việc lưu trữ này sẽ đảm bảo an toàn trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh sau này, đặc biệt để thuận tiện hơn cho việc ký kết các hợp đồng sau này.
Nhìn chung trình tự tiến hành một nghiệp vụ xuất khẩu được khải quát như sau:
Sơ đồ 2.1. Khái quát quy trình xuất khẩu hàng hoá trực tiếp tại Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
2.1.2.Đặc điểm về Xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty
Bảng 2.1.Các chỉ tiêu kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
KH TH SS(%) KH TH SS KH TH SS Tổng doanh thu 1.204.500 1.430.168 118.7 1.705.000 1.824.149 107.0 1.853.791 1.939.755 108.4 Kim ngạch xuất khẩu 28.000.00 0 35.218.55 3 125.8 37.800.00 0 39.452.75 9 104.4 45.000.00 0 51.067.13 7 113.5 Lợi nhuận 7.761 7.761 100 7.761 12.500 108.7 17.000 17.000 100 Ký kết hợp đồng
xuất khẩu Tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu Tiến hành các thủ tục để xuất khẩu
Xuất hàng Thanh lý hợp đồng
và khiếu nại
Khách hàng thanh toán
Qua bảng phân tích các chỉ tiêu kinh doanh trên chúng ta có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội đều tăng qua các năm và chiếm một phần rất lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp trong nhiều năm qua.
Năm 2005 đạt mức 35.218.553 USD tăng 34.7% so với năm 2004, năm 2006 tiếp tục tăng 12.1% so với năm 2005 và đến năm 2007 giá trị kim ngạch đạt mức 51.067.137 USD tăng 29.2% so với cùng kì năm 2006. Những kết quả đạt được này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn Tổng công ty.
Có được những thành công trên là nhờ Tổng công ty đã có sự lựa chọn và đầu tư đúng đắn vào những thị trường xuất khẩu của mình. Có thể đưa ra một số thị trường tiêu biểu đã góp phần mang lại thành công đó cho Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội như:
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
Kim ngạch xuất khẩu theo từng nước
Thực hiện tháng báo cáo Luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng báo cáo
Ước tính tháng 1/2008
Trị giá (USD) Trị giá (FOB) Trị giá (USD) Trị giá (FOB) Trị giá (USD) Trị giá (FOB) Tổng kim ngạch XK 2.954.414,75 3.262.351,05 50.629.982,78 50.937.919,08 2.537.905,0 0 2.537.905,00 Nhật Bản 368.767,90 368.767,90 6.448.355,63 6.448,355,63 647.905,00 647.905,00 Đài Loan 480.501,02 480.501,02 3.710.922,14 3.710.922,14 200.000,00 200.000,00 Hàn Quốc 248.871,00 248.871,00 6.762.006,90 6.762.006,90 445.000,00 445.000,00 Phlippin 192.149,00 192.149,00 2.448.879,33 2.448.879,33 - - Anh 315.030,93 315.030,93 2.948.188,46 2.948.188,46 250.000,00 25.000,00 Mỹ 1.349.094,90 1.657.031,20 25.000.387,39 25.308.323,69 995.000,00 995.000,00 Singapore - - 3.675,00 3.675,00 - -
Cộng hoà Czech - - 53.338,36 53.338,36 - - Isarel - - 89.586,00 89.586,00 - - Colombia - - 1.855.097,97 1.855.097,97 - - Tây Ba Nha - - 45.964,16 45.964,16 - - Đan Mạch - - 4.350,00 4.350,00 - - Pháp - - 10.050,00 10.050,00 - - Đức - - 1.249.181,44 1.249.181,44 - - 2.1.2.1.Mặt hàng xuất khẩu
Cùng với việc không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh, Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội cũng xác định phải mở rộng thêm danh mục sản phẩm của mình để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm chính của Tổng công ty như: sợi, quần áo dệt kim, vải dệt kim, khăn, quần áo denim dệt thoi, vải denim vẫn luôn được doanh nghiệp đặt nhiều ưu tiên hơn do từ lâu đã được các bạn hàng trên thế giới biết đến và tin dùng.
Sản phẩm
Thực hiện tháng báo cáo Luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng báo cáo Ước tính tháng 1/08 Số lượng (chiếc) Trị giá (USD) Số lượng (chiếc)
Trị giá (USD) Số lượng (chiếc) Trị giá (USD) Quần áo dệt kim 419.217 1.399.082,04 - 23.906.076,48 634.382 1.197.905 Vải dệt kim - - - - - - Sợi (tan) 381.136,6 921.521,02 3.491.791,64 14.820.063,92 525 600.000 Khăn các loại 721.780 405.156,2 11.380,522 7.866.330,85 1.520.000 600.000 Quần áo denim 72.773 170.910,04 946.777,70 2.204.560,21 135.000 95.000 Vải denim 55.211 57.745,45 1.080.928,47 1.832.951,32 30.000 45.000
2.1.2.2.Thị trường xuất khẩu
Với cố gắng của toàn Tổng công ty mức tiêu thụ sản phẩm dệt may năm 2007 đã cao hơn năm 2006 là 27,6% và đặc biệt là mức tiêu thụ ở những thị trường quan trọng của Tổng công ty như Mỹ, EU, Nhật …cũng không ngừng được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.4.Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường đối với từng sản phẩm
Thị trường Quần áo dệt kim Vải dệt kim
Khăn Sợi Quần áo
denim
Vải denim
Hàn Quốc - - - 27% - -
Nhật 5.14% - 73.3% - - -
Anh 22.5% - - - - -
Theo bảng số kiệu về cơ cấu xuất khẩu theo thị trường đối với từng sản phẩm trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng:
Về sản phẩm Quần áo dệt kim
Những năm đầu sản phẩm dệt kim ra đời là khoảng năm 1991, khi đó loại sản phẩm này sản xuất ra chủ yếu là bán tại thị trường trong nước do chất lượng còn hạn chế, chủng loại, mẫu mã còn nghèo nàn không đủ năng lực cạnh tranh để thâm nhập vào thị trường quốc tế. Nhưng chỉ một năm sau, năm 1992 nhận thức được tầm quan trọng của loại sản phẩm này trong danh mục hàng hoá Tổng công ty đã tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị nhiều máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm tăng cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nếu như vào năm 2005, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Quần áo dệt kim đạt mức 17.251.193 USD đã tăng 21.2% so với năm 2004 thì năm 2006 mức kim ngạch đạt được có phần hơi chững lại khi chỉ tăng có 5% so với năm 2005, đạt mức 18.141.572 USD. Nhưng đến năm 2007 tình hình xuất khẩu quần áo dệt kim đã khả quan hơn, tăng được 33.4% sơ với cùng kì năm 2006 vươn lên mức 24.234.669 USD.
Loại sản phẩm này trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2000 khá được ưa chuộng tại thị trường EU và một số nước Châu Á như Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng do những biến động của kinh tế thế giới mà hiện nay lượng xuất khẩu sang những thị trường này giảm mạnh. Thay vào đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu sang thi trường Mỹ. Vào năm 1999, thậm chí Mỹ còn chưa biết đến sản phẩm này thì đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đã đạt mức 7.3%, đến năm 2001 đạt 17% và đến nay năm 2007 đã lên tới 72.36%.
Về sản phẩm Khăn
Sản phảm khăn được sản xuất từ những năm 1991-1992, nhưng chỉ được một thời gian ngắn đã phải tạm ngừng sản xuất vì không thu được lãi. Đến năm 1995 khi điều kiện cho phép để nâng cao chất lượng sản phẩm Tổng công ty đã quyết định tiếp tục sản xuất loại mặt hàng này. Và quyết định đó mang lại cho Tổng công ty những thành công không ngờ khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ngày càng tăng. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu khăn đạt 5.839.419 USD tăng 18.5% so với năm 2004, đến năm 2006 mức kim ngạch đạt được còn cao hơn khi ở mức 6.931.196 USD, và vào năm 2007 mức kim ngạch đã tăng lên 7.856.518 USD tăng 13.4% so với cùng kì năm 2006.
Hiện nay chỉ có hai thị trường nhập khẩu mặt hàng này là Nhật và Mỹ. Trong đó Mỹ chiếm 26.7% còn lại là thị phần của Nhật chiếm 73.3%.
Về sản phẩm Sợi
Với đặc tính là sản phẩm đầu vào của các doanh nghiệp dệt may khác nên thị trường của sản phẩm này cũng mang những điểm khác biệt so với các sản phẩm khác. Một phần sản phẩm Sợi sản xuất ra được đưa đến 3 công ty dệt trực thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội là Công ty cổ phần dệt kim Phố Nối HANOSIMEX, Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan và Công ty cổ phần dệt Hà Đông HANOSIMEX. Phần còn lại mới được đưa ra tiêu thụ một phần ở thị trong nước, phần còn lại ở thị trường nước ngoài.
Do đó thị trường xuất khẩu mặt hàng sợi của Tổng công ty hiện nay vẫn còn ít. Trong năm 2007, Hàn Quốc nhập khẩu 27% tổng sản lượng xuất khẩu, Đài Loan nhập khẩu 52.14%, còn lại là do Philippin nhập khẩu 20.86%.
Tuy nhiên không phải do ít thị trường nhập khẩu mà kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này thấp, năm 2005 kim ngạch tăng 83.1% so với năm 2004, năm 2006 mặc dù có
giảm đáng kể nhưng mức tăng vẫn là 17.9%, đến năm 2007 con số này lại tăng lên là 15.042.227 USD hơn năm 2006 43.8%.
Về sản phẩm Quần áo denim và Vải denim
Đây là những mặt hàng mới của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội xuất hiện trong danh mục hàng hoá vào cuối năm 1999. Tổng công ty bắt đầu tiến hành sản xuất mặt hàng này khi nhận thấy đây là loại sản phẩm có nhiều tiềm năng nhưng vào thời điểm đó mới chỉ có 2 nhà cung cấp, cũng với nhận thức như vậy ban lãnh đạo Tổng công ty đã đầu tư 7 dây chuyền công nghệ cao chuyên sản xuất mặt hàng vải denim và quần áo từ vải denim.
Đáp lại những ưu ái của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này không ngừng tăng nhanh, mang lại cho Tổng công ty nhiều mối lợi lớn. Nếu như vào năm 2004 mặt hàng vải denim còn chưa được xuất khẩu, 100% được tiêu thụ trong nước thì đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là 481.015 USD; năm 2006 tăng lên 1.115.182 USD gấp 2.3 lần so với năm 2005; và vào năm 2007 là 2.002133 USD. Cùng với đó mặt hàng quần áo denim cũng tăng trưởng đáng kể, năm 2005 đạt 2.771.712 USD, năm 2006 đạt 2.801.207 USD, nhưng năm 2007 lại giảm xuống chỉ còn 1.894.562 USD.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu của mặt hàng này khá đặc biệt khi Mỹ là nước nhập khẩu 100% tổng sản lượng xuất khẩu của cả hai loại mặt hàng là vải denim và quần áo denim.
2.1.2.3.Phương thức xuất khẩu.
Hiện nay Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội đang sử dụng hai phương thức để đưa sản phẩm của mình đến với các bạn hàng quốc tế là Xuất khẩu trực tiếp và Gia công xuất khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp đang là hình thức đang được Tổng công ty sử dụng phổ biến, trong phương thức này Phòng Xuất nhập khẩu của Tổng công ty sẽ là nơi chịu trách nhiệm liên lạc, buôn bán với các đối tác nước ngoài. Một số khách hàng tiêu biểu của hình thức này là PJ International, Itochu, GAP.INC, Sammar…
Gia công xuất khẩu hiện nay là phương thức xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ nguồn nguyên liệu của khách hàng sau đó Tổng công ty nhận gia công theo mẫu có sẵn của họ. Với phương thức này những hạn chế của doanh nghiệp như vốn, nguyên liệu, trình độ sản xuất có thể được khắc phục.
2.2.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
Qua những số liệu về tình hình xuất khẩu của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội thời gian qua, chúng ta có thể nhận thấy thị trường Mỹ đã và đang là một thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Với tầm quan trọng này thì việc tiến hành nghiên cứu về thị trường Mỹ một đòi hỏi tất yếu.
2.2.1.Nghiên cứu thị trường Mỹ
Mỹ là một đất nước được liên kết bởi 54 tiểu bang nằm trải dài trên diện tích hơn 9 triệu km² với dân số vào khoảng 300 triệu người ( tính đến ngày 17/10/2006).
2.2.1.1.Môi trường kinh tế