Thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu Lâm nghiệ p

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 29 pot (Trang 25 - 29)

4.1. Nghiên cứu cơ bản

Đã nghiên cứu sâu hơn thảm thực vật rừng Việt Nam trên các lĩnh vực phân loại, cấu trúc, sinh trưởng và tăng trưởng rừng, giá trị các lâm sản rừng,.. đặc biệt đối với một số kiểu rừng chủ yếu như rừng cây họ Dầu, rừng khộp, Rừng ngập mặn, rừng tre nứa và một số rừng trồng như Thông, Bạch đàn và Keo.

Các nghiên cứu về phân loại đất rừng, lập địa, đánh giá tiềm năng sử dụng đất, hệ thống nông lâm kết hợp đã có tác dụng tốt đối với thực tiễn sản xuất và có giá trị khoa học; phục vụ kịp thời và hiệu quả việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và các chương trình trồng rừng như PAM, 327, 661,..

Các nghiên cứu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đã cung cấp những tư liệu quan trọng làm cơ sở xây dựng các kế hoạch phát triển ngành. Đã làm chủ việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong lâm nghiệp; qua đó đã tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí, và đảm bảo độ chính xác trong công tác điều tra, quy hoạch, quản lý rừng và đất rừng. Nhờ công nghệ này, hàng năm, Bộ NN & PTNT có thể biết tương đối chính xác độ che phủ rừng và diễn biến tình hình tài nguyên rừng và đất rừng trong phạm vị toàn quốc.

Các nghiên cứu cơ bản về giá trịđa dạng sinh học của rừng, đặc biệt là thực vật rừng, động vật rừng.. với nhiều loài mới và quý hiếm được phát hiện. Ngoài ra các phương pháp nghiên cứu tiên tiến đã được áp dụng. Các nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các nguồn gen quí hiếm được chú ý. Ban hành sách đỏ, công bố danh lục động thực vật quí hiếm cần bảo vệ; xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên toàn quốc. Khoanh nuôi bảo vệ tại chỗ một số loài quí hiếm như: Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá Đà Lạt, Bách xanh,.. xây dựng các khu sưu tập thực vật và bảo tồn ngoại vi ở nhiều vùng trong cả nước.

Nghiên cứu về tính chất gỗ như giải phẫu, tính chất cơ lý, hoá học, công nghệ cho các loài cây lâm nghiệp chủ yếu làm cơ sởđể phân loại và định hướng bảo quản, chế biến và sử dụng hiệu quả. Đặc biệt đối với các loại gỗ rừng trồng nhằm thay thế gỗ rừng tự nhiên, góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước vềđóng của rừng tự nhiên.

4.2. Nghiên cứu ứng dụng 4.2.1. Lâm sinh 4.2.1. Lâm sinh

Ci thin ging:

Đã tuyển chọn, khảo nghiệm loài, xuất xứ, chọn cây trội, khảo nghiệm hậu thế, lai tạo và khảo nghiệm giống mới và giống nhập nội cho các vùng đất đai, khí hậu khác nhau và cho các mục tiêu trồng rừng khác nhau; xây dựng vườn giống, rừng giống chất lượng cao. Đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc cung cấp giống cây rừng được cải thiện trong phạm vi cả nước, cung cấp trên 60% giống được cải thiện cho trồng rừng kinh tế.... Phát triển nhanh công nghệ nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô cung cấp các giống cây trồng như Keo, Bạch đàn, Phi lao,.. có năng suất cao, đồng đều về chất lượng, đóng góp tích cực cho trồng rừng nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, trồng rừng chắn cát bay,... Ban hành nhiều văn bản pháp quy về kỹ thuật và quản lý giống. Một số ví dụ:

Đã làm chủ công nghệ nhân nhanh giống bằng nuôi cấy mô kết hợp với giâm hom ở một số loài cây trồng rừng chủ yếu như Bạch đàn, Keo. Nhờđó đã giúp cho sản xuất hiện nay

trồng rừng nguyên liệu chủ yếu bằng cây mô, hom với chất lượng di truyền tốt, ít biến động, tỷ lệ sống cao (gần 100%), thay thế việc trồng rừng bằng cây con gieo ươm từ hạt không rõ nguồn gốc hoặc chất lượng di truyền kém. Công nghệđược tạo ra đơn giản, có thể áp dụng ở quy mô công nghiệp (hàng chục triệu cây/vườn ươm/năm) hoặc quy mô gia đình (hàng vạn cây/vườn ươm/năm). Công nghệđã được chuyển giao cho sản xuất và được áp dụng phổ biến đến mức: hầu hết các tỉnh, các cơ sở lâm nghiệp, thậm chí cả hộ gia đình đã sử dụng công nghệ này.

Sử dụng ưu thế lai:Đã chủđộng lai các loài Bạch đàn, Keo, Tràm để tạo ra một số tổ hợp lai có tính ưu trội về năng suất, hình dạng thân cây hơn hẳn so với giống hiện dùng trong sản xuất.

Đối với Bạch đàn: tổ hợp UC, UT, UM, SM, GM sinh trưởng bình quân tăng 20 -30 %, đặc biệt, có tổ hợp trồng nơi lập địa tốt cho sinh trưởng tăng 70 - 80% so với giống sản xuất hiện hành sau 5 năm trồng khảo nghiệm. Tổng diện tích trồng khảo nghiệm các giống này là 60 ha. Trồng rừng bằng những giống Bạch đàn mới này thì 1 ha, sau 5 năm có thu nhập nhiều hơn so với trồng bằng giống Bạch đàn đã được cải thiện hiện đang dùng trong sản xuất là 12 triệu đồng (trồng bằng giống mới cho thu nhập 52 triệu đồng/ha/5 năm, trồng bằng giống đang dùng trong sản xuất cho thu nhập 40 triệu đồng/ha/5 năm).

Đối với Keo: các tổ hợp AM1, AM2, MA1, MA2 sinh trưởng bình quân tăng 30% so với giống sản xuất hiện hành sau 5 năm trồng khảo nghiệm. Tổng diện tích trồng khảo nghiệm các giống này là 20 ha. Trồng rừng bằng những giống Keo mới này thì 1 ha, sau 6 năm có thu nhập nhiều hơn so với trồng bằng giống Keo đã được cải thiện hiện đang dùng trong sản xuất là 9,5 triệu đồng

Đối với Tràm: tổ hợp LC sinh trưởng bình quân tăng 25 - 30% so với giống sản xuất hiện hành sau 5 năm trồng khảo nghiệm. Tổng diện tích trồng khảo nghiệm các giống này là 20 ha. Trồng rừng bằng những giống Tràm mới này thì 1 ha, sau 8 năm có thu nhập nhiều hơn so với trồng bằng giống Tràm đã được cải thiện hiện đang dùng trong sản xuất là 12 triệu đồng.

Đã công nhận được 67 giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật (phụ biểu); nhờđó, đã cung cấp trên 60% giống được cải thiện cho trồng rừng kinh tế. Thông qua các đề tài của Dự án 661, đã xây dựng hơn 1.100 ha mô hình trồng rừng bằng các giống mới đã được công nhận. Theo thống kê kết quả trồng rừng sản xuất của dự án 661, từ năm 1998 - 2003, đã trồng được 516.629 ha, trong đó chủ yếu là rừng cung cấp nguyên liệu công nghiệp bằng loài cây trồng chính là Keo và Bạch đàn mô-hom với chu kỳ kinh doanh từ 5-7 năm. Nếu mức đầu tư bình quân 10 triệu đồng/ha cho cả chu kỳ, năng suất bình quân trồng bằng giống đã được cải thiện là 18 m3/ha/năm, giá bán trung bình là 250.000 đ/m3 thì tiền lãi thu được là 2,358 triệu đồng/ha/năm. Nếu chỉ 30% diện tích rừng nêu trên được trồng bằng giống đã cải thiện thì hiệu quả của công tác giống thu được là 365,5 tỷ đồng/năm (516.629 ha x 30% x 2,358 triệu đồng/ha/năm = 365,5 triệu đồng/năm). Đặc biệt, đã công nhận được 2 dòng Bạch đàn (SM16, SM23) vừa sinh trưởng tốt, vừa kháng được nấm bệnh Cylindrocladium quinqueseptatum ở vùng Đông Nam Bộ.

K thut lâm sinh cho rng t nhiên:

Đã nghiên cứu tương đối có hệ thống về một số kiểu rừng như: rừng thông, rừng khộp, rừng ngập mặn, rừng tự nhiên lá rộng thường xanh,... về các mặt sinh thái, cấu trúc, động thái và kỹ thuật tác động. Xác định cơ sở khoa học cho các giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giầu rừng và cải tạo rừng đạt năng suất gấp 2 - 3 lần trước tác động với các loài cây gỗ lớn, gỗ quí như: Lát, Huỷnh, Gội, Giổi, Re, Trám, Lim xanh, Giẻ, .... Đối với rừng phòng hộ, nghiên cứu phân loại rừng theo quan điểm phòng hộ, xây dựng rừng phòng hộđầu nguồn và

chống gió ven biển. Kết quả nghiên cứu đã ban hành nhiều quy trình, quy phạm kỹ thuật. Một số ví dụ:

Đã trồng thành công Mây nếp dưới tán rừng tự nhiên phục hồi ở Bắc Kạn, Hà Giang, ... nhờđó, người dân có thu hoạch đáng kể (7.000đ/cây và hàng triệu đồng/ha sau 3-5 năm tuỳ theo mật độ trồng) từ rừng được giao khoanh nuôi, bảo vệ.

Trồng thành công Giổi nhung theo đám, theo băng ở rừng tự nhiên nghèo kiệt tại Kông Hà Nừng, Gia Lai. Sau 5 năm trồng, cây có D = 10-12 cm, H = 8 -10 m.

Trồng thành công Lim xanh và một số cây bản địa gỗ lớn khác theo băng trong rừng tự nhiên ở Tân Lập, Bình Phước. Sau 7 năm, cây có D = 6-8 cm, H = 7-9 m.

Trng rng:

Đã đánh giá tiềm năng đất đai, lập địa để định hướng sử dụng hợp lý. Xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng rừng cho nhiều loài cây sản xuất nguyên liệu công nghiệp giấy, diêm, ván nhân tạo (Bồ đề, Mỡ, Thông nhựa, Thông caribê, Tếch, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Bạch đàn lai..). Xây dựng kỹ thuật trồng rừng với các loài loài cây bản địa như Giổi, Sao, Lim xanh, Gội nếp, Quế, Trẩu,.. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển chống cát bay, chắn sóng, .. với các loài như: Phi lao, Keo chụi hạn, Xoan chịu hạn, Đước, Vẹt,.. Ban hành nhiều văn bản kỹ thuật như: quy định về “Những loài cây dùng để phát triển trồng rừng” (1978), “Bản quy định các loài cây trồng cho các vùng lâm nghiệp” (1986),...

Đã xác định được danh mục các loài cây chủ yếu để trồng rừng sản xuất trên 9 vùng sinh thái Lâm nghiệp (phụ biểu 7). Cụ thể: vùng Tây Bắc có 13 loài, vùng Trung tâm có 13 loài, vùng Đông Bắc có 15 loài, vùng Đồng bằng sông Hồng có 14 loài, vùng Bắc Trung Bộ có 16 loài, vùng Nam Trung Bộ có 14 loài, vùng Tây Nguyên có 14 loài, vùng Đông Nam Bộ có 16 loài và vùng Tây Nam Bộ có 10 loài. Đặc biệt, đã tuyển chọn và trồng khảo nghiệm có triển vọng Keo lưỡi liềm ở vùng cát trắng nội đồng hoang hoá duyên hải Bắc Trung Bộ (Quảng Trị) vừa để cung cấp gỗ, vừa cải tạo đất và bảo vệ môi trường, sau 5 năm trồng, cây đã có D = 8 - 10 cm, H = 5 - 6 m.

Bo v rng:

Xác định nguyên nhân và cách phòng trừ các loại sâu, bệnh hại chủ yếu như: rơm lá thông, bệnh vàng còi, bệnh lở cổ rễ thông; sâu xanh, sâu khoanh ăn lá Bồ đề, sâu hại măng tre, luồng, sâu hại điều,.. ứng dụng các biện pháp sinh học phòng chống sâu bệnh hại rừng và sản xuất chế phẩm sinh học bảo vệ rừng như: Beauverin và Bacillus, Ong mắt đỏ,... Ban hành Quy trình phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm và một số rừng trồng chủ yếu.

Đã xây dựng được phần mềm cho dự báo cháy rừng hàng ngày trong phạm vi toàn quốc. Nhờ kết quả này, đã có chương trình cảnh báo cháy rừng thường xuyên trên VTV1, giúp các chủ rừng quản lý bảo vệđược rừng.

4.2.2. Công nghiệp rừng

Khai thác, chế biến

Nghiên cứu cải tiến công cụ và thiết bị khai thác, bốc dỡ, vận xuất, vận chuyển gỗ và lâm sản; từng bước cơ giới hoá ở các khu khai thác tập trung. Khảo nghiệm và lựa chọn một số công cụ thiết bị thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Hoàn thiện và áp dụng vào sản xuất công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến gỗ nhỏ rừng trồng, rừng ngập mặn. Nghiên cứu chế tạo thành công và chuyển giao cho sản xuất máy băm dăm gỗ, tre, bếp đun cải tiến tiết kiệm củi,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết kế và chế tạo các loại máy: cưa đĩa, máy bào, máy bóc, máy xẻ gỗ cỡ nhỏ; áp dụng kỹ thuật sấy gỗ, sản xuất ván nhân tạo, chất phủ tổng hợp; sử dụng gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự nhiên; nâng cao chất lượng ván nhân tạo. Sản xuất đa dạng sản phẩm từ gỗ tận dụng và gỗ rừng trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

Công nghệ chế biến gỗ: Do nghiên cứu, cải tiến và nhập công nghệ, ngành chế biến gỗ được cải thiện, giá trị xuất khẩu lâm sản ngày một tăng, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Năm 2004, giá trị xuất khẩu đồ gỗđạt 1,12 tỷ USD. Công nghệ biến tính gỗ bằng cơ, hoá, nhiệt có nhiều tiến bộ; nhờđó, nhiều loại gỗ tạp, xốp nhẹ, giá trị sử dụng thấp đã có thể sử dụng trong các công trình xây dựng. Nhờ tiến bộ của công nghệ chế biến gỗ đã làm thay đổi thói quen sử dụng đồ gỗ bằng gỗ cứng từ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng đã qua chế biến, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ rừng tự nhiên hiện có.

Bo qun lâm sn:

Xây dựng quy trình bảo quản gỗ sau khai thác. Phát triển phương pháp diệt mối bằng vi sinh, sản xuất nhiều công thức thuốc bảo quản gỗ, thuốc diệt mối; xây dựng một số quy trình kỹ thuật về diệt mối, tẩm tre, chống hà cho tầu, thuyền,..

4.2.3. Kinh tế, chính sách và lâm nghiệp xã hội

Xây dựng các mô hình Lâm nghiệp xã hội, Mô hình Nông - Lâm và Nông - Lâm - Ngư kết hợp với sự tham gia của người dân ở một số vùng kinh tế sinh thái khác nhau như: Tây Bắc, Trung du Bắc Bộ, Duyên Hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, .. góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,.. với việc bảo vệ và phát triển rừng. Tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện và đề xuất bổ sung, hoàn thiện các chính sách phục vụ quản lý và phát triển rừng và lâm nghiệp như giao đất giao rừng, định canh định cư,..

4.2.4. Lâm sản ngoài gỗ

Có nhiều tiến bộ trong nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ, nhờđó, không những góp phần tiếp tục phát triển các mặt hàng truyền thống như: song, mây, tre, trúc, hồi, quế, nhựa thông,... mà còn phát triển một số đối tượng mới như: Bời lời ở Tây Nguyên, Trầm gió ở miền Trung và miền Nam, Chè đắng ở Cao Bằng, Thảo quả ở Lào Cai, Trám ghép lấy quả ở nhiều tỉnh trung du - miền núi phía Bắc... Nhờ phát triển lâm sản ngoài gỗđã thu được nhiều triệu USD từ xuất khẩu (chưa thống kê được), tăng thu nhập đáng kể hàng năm cho người nhận khoán rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ và phát triển rừng, mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế và xã hội. Cũng nhờ nghiên cứu trong lĩnh vực này mà lần đầu tiên có được một danh lục tương đối đầy đủ về các loài Tre, Trúc ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu này đã được xuất bản.

4.3. Bảo vệ môi trường

Cùng nhiều yếu tố khác, KHCN Lâm nghiệp đã trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua công tác giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, phục hồi, tái sinh,...) góp phần nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ được môi trường đất, nước, không khí, hạn chế thiên tai, bảo vệ sức khoẻ con người, đa dang sinh học và cảnh quan... Nếu tính toán đầy đủ và có cơ chế chi trả thoảđáng thì giá trị phi vật thể của rừng (giá trị dịch vụ môi trường) thu được cao hơn nhiều so với giá trị vật thể của rừng (giá trị các loại lâm sản). Ở một số nước phát triển, 85% giá trị của rừng thuộc về môi trường và dịch vụ môi trường, 15% giá trị thuộc về lâm sản. Ở nước ta, theo nghiên cứu bước đầu đối với rừng trồng, giá trị môi trường và dịch vụ môi trường tối thiểu cũng bằng giá trị lâm sản thu được. Nếu tính lãi xuất 1 ha rừng trồng/năm là 2 triệu đồng thì giá trị môi trường thu được của 1 ha/năm cũng tương tự. Như vậy, sơ bộ hàng năm giá trị

môi trường và dịch vụ môi trường của rừng thu được là khoảng 24.000 tỷ đồng (12 tr. ha x 2 tr. đồng/ha/năm = 24.000 tỷđồng/năm).

4.4. Xây dựng tiêu chuẩn

Từ các kết quả nghiên cứu đã có nhiều công trình được áp dụng vào sản xuất và ban hành được 203 tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm phục vụ sản xuất, quản lý và hội nhập.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 29 pot (Trang 25 - 29)