1. Những ưu điểm của công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thịt lợn. lợn.
Tổng công ty đã được kiện toàn sắp xếp củng cố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, khắc phục từng bước tình hình khó khăn ở một số đơn vị; có kinh nghiệm hơn trong công tác điều hành quản lý sản xuất kinh doanh ở từng cơ sở và Tổng công ty. Nắm bắt được cơ bản tình hình ở hầu hết các đơn vị, nhờ vậy việc chỉ đạo giải quyết xử lý các tình huống được sát thực và kịp thời có thể phối hợp khi cần thiết giữa các đơn vị với Tổng công ty.
Tỷ lệ 80% cán bộ quản lý của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có trình độ đại học và trên đại học, có tinh thần phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm trong công việc, lãnh đạo ở các đơn vị nhìn chung là đoàn kết nhất trí, năng nổ trong quản lý điều hành. Đó là những điều kiện thuận lợi cho công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường lựa chọn đối tác và tiến hành giao dịch, buôn bán với các đối tác nước ngoài, giúp cho tổng công ty tìm kiếm được những bạn hàng tốt và hoạt động xuất khẩu thịt lợn nói riêng diễn ra thuận lợi và ngày càng phát triển.
Thời gian gần đây Tổng công ty đã nhận được nhiều sự khuyến khích, ưu đãi của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu thịt lợn như cho phép công ty độc 52
quyền xuất khẩu trả nợ sang Nga, hỗ trợ thêm cho vốn trong việc tổ chức vùng chăn nuôi, công tác giống…
Nhu cầu về thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là hai thị trường chủ yếu của tổng công ty là Hồng Kông và Nga có nhu cầu tiêu thụ về thịt lợn ngày càng tăng, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn sang hai thị trường này.
Nền kinh tế nước ta trong xu thế mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổng công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
Ngày nay mặt hàng sản phẩm chăn nuôi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta điều đó đã khẳng định rằng ngành chăn nuôi luôn chiếm một vị trí quan trọng cả về giá trị tổng sản lượng nộp ngân sách và đặc biệt tham gia xuất khẩu là một ngành được cấp trên đầu tư và quan tâm.
2. Những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên Tổng công ty còn gặp rất nhiều những khó khăn thách thức không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Sản lượng thịt lợn xuất khẩu hàng năm của tổng công ty chưa cao, biến động thất thường qua các năm, chủng loại mặt hàng thịt lợn còn quá đơn điệu, mới chỉ sản xuất được thịt lợn mảng đông lạnh, lợn sữa là chủ yếu hơn nữa chất lượng thịt còn thấp, chưa đảm bảo vệ sinh thú y nhưng giá thành lại cao so với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc.
Thị trường xuất khẩu thịt lợn còn quá hạn hẹp, bấp bênh, mới chỉ xuất khẩu thịt lợn được sang thị trường Hồng Kông và thị trường Nga với sản lượng chưa cao. Thị trường xuất khẩu truyền thống sản phẩm chăn nuôi hiện nay của Tổng công ty là thị trường Liên bang Nga gặp rất nhiều khó khăn do khả năng thanh toán rủi ro, cạnh tranh rất mạnh mẽ giữa các nước xuất khẩu thịt lợn, giá thành luôn ở mức độ rất thấp. Đối với thị trường Hồng Kông đây là thị trường tiềm năng của Tổng công ty chăn nuôi ở Việt Nam, giá cả không ổn định, giá
thay đổi thường xuyên qua các năm. Mặt khác, thủ tục xuất khẩu vào Hồng Kông chưa được giải quyết triệt để nên gây nhiều khó khăn.
Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn trong khi sức cạnh tranh của mặt hàng thịt lợn do công ty sản xuất cung ứng chưa tăng theo đòi hỏi của thị trường. Nhịp điệu phát triển kinh tế suy giảm, thị trường bị thu hẹp làm cho sản phẩm tiêu thụ khó khăn và bị ứ đọng. Giá cả thị trường thất thường và nhìn chung là thấp, có lúc thấp hơn giá thành dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả, không ít xí nghiệp bị thua lỗ, sản xuất phải thu hẹp.
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng đàn lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có xu hướng giảm xuống do giá thức ăn chăn nuôi tăng bên trong khi giá xuất khẩu thịt lợn lại xuống thấp.
Đội ngũ lao động của công ty tuy có ưu điểm là giàu kinh nghiệm song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của các doanh nghiệp. Đứng trước xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước ta là thay đổi chiến lược từ "đóng cửa" sang "mở cửa", thay thế nhập khẩu hướng vào xuất khẩu. Tổng công ty đòi hỏi không chỉ có đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề giàu kinh nghiệm mà phải năng động và nhạy bén.
Bên cạnh những khó khăn tồn tại, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới. Cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thực hiện việc cắt giảm thuế quan CEPT của khối mậu dịch ASEAN (FTA), đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt ra những thời cơ và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Do đó đòi hỏi phải có những cố gắng nỗ lực trong việc điều hành hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói riêng.
Nước ta là thành viên đầy đủ của ASEAN và thực hiện các điều khoản hiệp định AFTA, tiến trình giảm thuế nhập khẩu là không thể đảo ngược. Xu thế hội nhập thế giới ngày càng cao nên việc chọn lựa và định hướng đầu tư đúng, có hiệu quả đang đặt ra rất bức thiết. Đón nhận thời cơ đồng thời dám chấp nhận thử thách, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cần phải có những bước đi và giải pháp phù hợp trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Cần phải có những bước đi và giải pháp phù hợp trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, cần phải cân nhắc và chuẩn bị thị trường xuất khẩu chu đáo mới có thể có cơ may thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế.
3. Nguyên nhân của những tồn tại.
3.1. Nguyên nhân chủ quan.
Hoạt động chăn nuôi đàn lợn của công ty chiếm 90% vẫn là chăn nuôi truyền thống theo kỹ thuật thủ công, qui mô nhỏ do đó chất lượng thịt lợn thấp, ít nạc, nhiều mỡ, khó tránh khỏi được bệnh dịch. Chăn nuôi hàng hoá theo quy mô trang trại và công nghiệp mới bắt đầu khởi sắc nhưng chưa nhiều.
Công nghiệp giết mổ, chế biến lạc hậu, không được đầu tư nâng cấp đạt trình độ quốc tế, mới chỉ có thể chế biến được thịt lợn đông lạnh để xuất khẩu chưa có thiết bị chế biến phụ phẩm và sản phẩm cao cấp. Giá trị được gia tăng qua khâu chế biến còn thấp; hệ thống vệ sinh thú y của tổng công ty chưa đảm bảo, chưa đủ năng lực phòng chống dịch bệnh và đào tạo ra các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu và tạo uy tín với thị trường nhập khẩu. Việt Nam chưa có hoạt động về vệ sinh thú y chính thức với Hồng Kông nên lượng thịt lợn xuất khẩu sang Hồng Kông bị khống chế cho từng chuyến giao hàng đối với từng thương nhân. Thủ tục xuất khẩu sang Hồng Kông ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn.
Tổng công ty chưa có chiến lược tiếp thị, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở trong và ngoài nước. Ở thị trường nước ngoài, sản phẩm thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường tiêu thụ lớn do giá thành cao và chất lượng thấp. Riêng thị trường Nga, sản phẩm nước ta có thể tiếp cận được, nhưng lại vướng mắc về cơ chế thanh toán trả chậm 6 tháng và chưa có ngân hàng nào có khả năng bảo lãnh, đang còn lúng túng nên chưa thể xuất khẩu được khối lượng lớn.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước cho năng suất thấp nhưng giá cả lại cao. Nguyên liệu nhập về thì phải chịu thuế cao và nhiều chi phí cho nên giá rất cao. Do vậy mà giá thức ăn chăn nuôi của công ty cao hơn 20 -25% so với khu vực. Điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm thịt lợn xuất khẩu đều cao hơn các nước xuất khẩu khác từ 20-25%.
Tiềm năng các mặt của Tổng công ty trong đó có tài chính là không đủ mạnh để hỗ trợ can thiệp khi cần thiết giúp vượt qua tình huống khó khăn. Vốn liếng không nhiều nhưng lại phân tán mạnh đang tồn tại do đó dẫn đến tình trạng nợ nần thua lỗ, nguy cơ tiềm ẩn mất cân đối ở một số doanh nghiệp.
3.2. Nguyên nhân khách quan.
Ở nước ta diễn biến thời tiết xấu thất thường, dịch bệnh phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất chất lượng đàn gia súc, gia cầm, làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất, kém hiệu quả, khó khăn trong tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á vào đầu những năm 1998 đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Đối với tác động của cuộc khủng hoảng này, thị trường truyền thống của Tổng công ty là thị trường Nga không có khả năng thanh toán; giá thịt lợn nhập khẩu giảm tới mức quá thấp do có tự cấp về thịt lợn của Mỹ, EU, Trung Quốc đã khiến cho công ty không thể xuất khẩu được sang Nga. Còn đối với thị trường Hồng Kông dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đồng Đôla Hồng Kông bị mất giá, điều đó dần dẫn đến giá nhập khẩu thịt lợn giảm xuống một cách thảm hại từ 3,3 USD/ kg giảm còn 1,1 USD/kg, Tổng công ty chỉ xuất khẩu một sản lượng thịt lợn rất nhỏ sang thị trường này.
Sau khi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã ký kết hợp đồng trả nợ với tổ chức được uỷ quyền của Liên Bang Nga thì sẽ đến Bộ tài chính Việt Nam để ký kết hợp đồng thanh toán hàng hoá (thịt lợn) xuất khẩu trả nợ. Sau khi thực hiện xong hợp đồng và giao đầy đủ hàng hoá cho Nga, công ty sẽ xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu theo đúng quy định tại L/C cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam để gửi tới ngân hàng Kinh tế Đối ngoại của Liên Bang Nga làm thủ tục trừ nợ.
Ngay sau khi được ngân hàng Kinh tế Đối ngoại của Liên Bang Nga báo "có", Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sẽ thông báo cho Bộ tài chính và Bộ tài chính sẽ thanh toán cho Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trị giá hàng hoá bằng đồng Việt Nam. Tỷ giá thanh toán là tỷ giá mua vào VNĐ/USD do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố vào ngày Ngân hàng kinh tế đối ngoại của Nga báo "có".
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM