Chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp thực trạng quản lý ngân sách của ủy ban nhân dân xã an tường (Trang 32 - 36)

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế

Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục. Đây là khoản chi thường xuyên mang tích chất là các khoản chi tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Chi thường xuyên gồm: Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự; chi sự nghiệp giáo dục; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin; chi sự nghiệp phát thanh; chi sựnghiệp xã hội; chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn.

Hàng năm nguồn ngân sách nhà nước chi một lượng tài chính cho lĩnh vực không sản xuất, lượng chi này một phần cơ bản được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp với thu nhập và nâng cao mức sống cho dân cư.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế

Biểu đồ 2.9. Tình hình chi thường xuyên của xã An Tường giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: nghìn đồng

Từ biểu đồ và bảng số liệu ta có thể thấy rằng, trong 03 năm (2012 – 2014), số chi thường xuyên có xu hướng tăng qua các năm lần lượt là 2.452.195.000đ, 2.636.393.000đ, 3.029.017.000đ. Số chi thường xuyên tăng cao như vậy là do tăng đầu tư cho sự nghiệp an ninh trật tự, dân quân tự vệ, giáo dục, y tế, sự nghiệp xã hội, quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước….Cụ thể:

Đối với sự nghiệp an ninh trật tự, dân quân dự vệ: tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do trong các năm qua xã đã tổ chức các lớp học luật nghĩa vụ quân sự, thăm hỏi tặng quà cho các tân binh nhập ngũ, tổ chức phúc tra quân dự bị. Mặt khác, số lượng khách thập phương về thăm quan du lịch tại đền Cấm Sơn tăng cao nên phải tằng cường công tác an ninh, bảo đảm an toàn cho du khách khi đến thăm đền.

Đối với sự nghiệp giáo dục: trong các năm qua, sự nghiệp giáo dục tại địa bàn xã tăng cao do xã đã chú trọng đầu tư sửa sang, xây mới lại các trường học như trường Tiểu học An Tường, trường tiểu học Sông Lô, xây dựng lớp học cho trường mầm non Hoa Phượng, mua sắm thêm các trang thiết bị dạy và học như đèn, bàn , ghế, tủ đựng, máy vi tính, máy chiếu; lập các quỹ khuyến học để khuyến khích tinh thần học tập ở các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập.

Đối với sự nghiệp y tế: tăng đều qua các năm do xã đã cho xây mới, sửa sang lại cơ sở vật chất cho trạm y tế xã, mua mới thếm 05 giường bệnh, 02 tủ thuốc, 01 máy vi tính để cho công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng, kịp thời và tăng lương cho cán bộ y tế xã.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế

Đối với sự nghiệp xã hội: tăng qua các năm do tăng chi cho quỹ tình nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ người cao tuổi, quỹ chất độc màu da cam, hưu và các trợ cấp khác. Ngoài ra còn chi hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 05 đối tượng chính sách với số tiền 15 triệu đồng, thăm hỏi tặng quà cho các hộ nghèo, bà mẹ Việt Nam anh hung nhân ngày quốc khánh, tết nguyên đán 30 xuất quà với trị giá mỗi xuất quà là 3 triệu đồng, làm lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi từ 70-90 tuổi,…. Các khoản chi cho sự nghiệp xã hội tăng dần qua các năm là một điều rất tích cực và được khuyến khích.

Đối với sự nghiệp quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước: do bổ sung bộ máy quản lý

và các ban ngành, đoàn thể nên các khoản chi cho tiền lương cán bộ, phụ cấp cán bộ không chuyên trách, phụ cấp khác, chi BHXH, BHYT, CPCĐ, chi hoạt động, chi quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng mạnh trong 3 năm.

Nhìn chung, chi thường xuyên ở xã đã chú trọng chi trả chế độ cho con người như tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, bí thư chi bộ,…đảm bảo cho bộ máy tổ chức cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và Đoàn thể. Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh ra nhân dân đã phát huy được tác dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản chi thường xuyên ở xã.

2.1.2.3. Chi khác

Ngoài những khoản chi dầu tư phát triển và chi thường xuyên nói trên, xã vẫn bố trí một khoản chi khác chiểm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách nhằm đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm bảo khi có những biến động bất thường xảy ra như thiên tai, dịch bệnh…

Biểu đồ 2.10. Tình hình chi khác của xã An Tường giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: nghìn đồng

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được trong 3 năm (2012-2014), tình hình chi khác của xã An Tường có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 là 28.550.000đ, năm 2013 giảm 1.550.000đ so với năm 2012, năm 2014 giảm 200.000đ so với năm 2013. Nguyên nhân số chi khác giảm như vậy là do trong những năm qua hoạt động tài chính của xã ngày càng ổn định hơn, có ít biến động về chi ngân sách. Mặt khác, tình hình thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn xã đã giảm nhiều nên xã không phải chi nhiều cho công tác khắc phục thiên tai, dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp thực trạng quản lý ngân sách của ủy ban nhân dân xã an tường (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w