Xem xét hiệu quả marketing tổng quát:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả marketing của dòng sản phẩm tour du lịch trong nước ở trung tâm điều hành du lịch thuộc công ty canthotourist.pdf (Trang 44)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

2.1.2. Xem xét hiệu quả marketing tổng quát:

“Hiệu quả marketing không nhất thiết được thể hiện bằng thành tích về mức tiêu thụ và lợi nhuận hiện tại. Kết quả tốt cũng có thể là do chi nhánh đó được đặt đúng chỗ và đúng lúc, chứ không phải là do có một ban lãnh đạo marketing giỏi. Chi nhánh cũng có thể có kết quả kém, mặc dù có kế hoạch marketing hoàn hảo.”

Hiệu quả marketing, một phạm trù rất rộng, được xác định dựa vào sự phản hồi của doanh nghiệp trên 5 thuộc tính định hướng marketing như sau:

- Triết lý về khách hàng, - Tổ chức marketing tổng hợp, - Thông tin marketing chính xác, - Định hướng chiến lược,

- Hiệu suất công tác.

Mỗi một thuộc tính, có thể được đo lường dễ dàng dựa vào bản liệt kê (Bảng 1.1), và sau đó tổng hợp lại số điểm rồi xếp hạng doanh nghiệp đang trong thực

trạng như thế nào. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng Hiệu quả marketing của doanh nghiệp không phải luôn phản ánh ngay kết quả hoạt động kinh doanh hiện tại. Mà cũng có thể, ví dụ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi lại được sự tác động bởi tình huống, chứ không phải bởi sự quản lý tốt. Hay nói cách khác, kết quả kinh doanh có thể do đúng nơi, đúng lúc. Sự thay đổi chiến lược được xem như là kết quả của quá trình nhận thức tốt, có thể dẫn việc nâng cao kết quả kinh doanh từ tốt lên đến tuyệt vời. Hơn nữa, một doanh nghiệp có thể kinh doanh mà bất kể một kế hoạch marketing tuyệt vời. Một lần nữa, những yếu tố thuộc về môi trường có thể tốt hơn sự quản lý tồi. Nhận thấy điều này, mục đích của quá trình đo lường hiệu quả là xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển marketing.

Tập trung vào quá trình đo lường hiệu quả marketing tổng quát, tiến trình đó phải trung thực và gồm một số bộ phận quản lý – chứ không chỉ là bộ phận marketing – được hoàn thành trong bản liệt kê (Bảng 4-Đính kèm phụ lục). Điểm số

sẽ được cộng lại để so sánh các mức độ về hiệu quả marketing.

2.1.3. Phân tích SWOT và hệ thống TOWS:

Phân tích SWOT là một trong những công cụ nổi tiếng và thường xuyên được sử dụng trong tiến trình lập kế hoạch marketing. Có thể tóm tắt những nhân tố quan trọng của phương pháp này.

Bảng 3: Tóm tắt SWOT

S (Strenths) – Điểm mạnh: Năng lực (đặc biệt), hay năng lực vượt trội:

- Phải luôn so sánh với đối thủ cạnh tranh.

- Nếu cố gắng hết sức, là ưu điểm cơ bản để cạnh tranh.

- Xuất phát từ nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp.

W (Weaknesses) – Điểm yếu: Điểm bất lợi:

- Dấu hiệu cho những sự ưu tiên phải phát triển.

- Nổi bật lên những phạm vi và chiến lược mà người lập kế hoạch cần tránh.

T (Threats) – Đe dọa: Xu hướng của thị trường với những tác động tiêu cực:

- Gia tăng rủi ro của chiến lược

- Gây cản trở sự thực hiện chiến lược.

- Gia tăng sự tiêu hao nguồn lực.

- Làm giảm hiệu quả mong đợi.

O (Opportunities) – Cơ hội: Xu hướng thị trường với những đầu ra đáng tin cậy, và hứa hẹn một kết quả kinh doanh tốt nếu tận dụng hiệu quả.

- Nổi bật những ưu điểm mới cho việc cạnh tranh.

Cách xây dựng

Theo Fred R. David, để xây dựng ma trận TOWS, ta trải qua 8 bước:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài công ty.

Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WO và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược ST và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược WT và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Hình 8: Ma trận TOWS 2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:

-Chọn vùng nghiên cứu: ở các Công ty đối thủ cạnh tranh tại Cần Thơ, ở Trung tâm điều hành du lịch của Canthotourist tại Cần Thơ.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo cáo tài chính. Ngoài ra còn cập nhật thêm thông tin bên ngoài trên các phương tiện thông tin: sách báo, tạp chí, internet...

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Sẽ thiết kế bản câu hỏi sau đó sẽ phỏng vấn phó & trưởng phòng của các bộ phận trong Canthotourist.

- Số lượng mẫu: +Tổng thể:

Tổng giám đốc cty canthotourist 1 Phó tổng giám đốc canthotourist 1

Kế toán trưởng 1

Trưởng ban của từng phòng tổng Cty 14 Phó trưởng ban của từng phòng tổng Cty 14 Giám đốc Trung tâm điều hành du lịch 1 Phó giám đốc Trung tâm điều hành du lịch 1 Trưởng các phòng của Trung tâm điều hành 4 Phó các phòng của Trung tâm điều hành 4 Tổng cộng 51 + Số lượng mẫu: 15 mẫu, chiếm khoảng 1/3 tổng thể.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê mô tả: thống kê các tần số xuất hiện và thể hiện tỷ lệ của các biến.

Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CẦN THƠ.

3.1. Khái quát về Công ty cổ phần du lịch Cần Thơ (Canthotourist)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty Du lịch Cần Thơ có lịch sử hình thành từ Công ty Du lịch Cung ứng tàu biển Hậu Giang, được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ.UBT ngày 11/05/1979 của UBND tỉnh Hậu Giang cũ.

Theo Nghị định 388 của Chính phủ, UBND tỉnh Cần Thơ có Quyết định thành lập Công ty Du lịch Cần Thơ theo quyết định số: 1373/QD.UBT.92 ngày 28/11/1992.

30/12/ 2005, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 4468/QĐ- UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Du lịch Cần Thơ thành Công ty cổ phần Du lịch Cần Thơ.

Sau gần 30 năm hoạt động Công ty đã trải qua nhiều thử thách, hoạt động của Công ty từng bước phát triển, hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ nền kinh tế tập trung và có bước phát triển lớn mạnh trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Thương hiệu Canthotourist ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Thị trường của Công ty được mở rộng đi các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và trong nước tổ chức du lịch cho khách khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam.

. Tên Công ty : Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ

. Trụ sở chính : 20 Hai Bà Trưng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ

. Điện thoại : 071.821 854 Fax: 071 810 956

. Email : canthotourist@hcm.vnn.vn

3.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính:

 Dịch vụ lưu trú, ăn uống, các khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng;

 Dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế, vận chuyển khách du lịch đường bộ, đường thủy;

 Các loại hình phục vụ: tổ chức hội nghị, hội thảo, Massage, Karaoke, vũ trường, sinh hoạt lễ hội dân gian, du lịch điều trị dưỡng bệnh, đại lý bán vé máy bay, vé tàu hỏa, vé tàu thủy cao tốc Phú Quốc, dịch vụ hướng dẫn, phiên dịch;

 Thương mại bách hóa, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa vật tư phục vụ cho hoạt động du lịch, hàng nông sản, thủy sản...và các loại hàng hóa tiêu dùng theo nhu cầu thị trường;

 Dịch vụ cho thuê làm văn phòng, các đại lý, trưng bày hàng hóa, giao dịch;

 Hoạt động thi công xây lắp các công trình thuộc ngành Du lịch và các công trình dân dụng nhóm C, mua bán các loại vật tư vật liệu xây dựng. Ươm trồng và kinh doanh các loại cây kiểng.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty:

a) Sơ đồ tổ chức Công ty (Phụ lục 1)

b) Các đơn vị kinh doanh trực thuộc (Phụ lục 2)

c) Cơ cấu cổ đông (tính đến thời điểm 01/03/2008)(Phụ lục 3)

Như ta thấy, cổ phần của doanh nghiệp thuộc các cổ đông ngoài công ty, vốn đại diện của Canthotourist chiếm phần rất nhỏ chỉ khoảng 0,22%. Nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn sự đòi hỏi của các nhà đầu tư bên ngoài, nên việc đầu tư cho các khoản đầu tư mạo hiểm vào các mặt hàng có triển vọng phát triển trong tương lai nhưng mà kết quả lợi nhuận phải có thời gian thì phải có sự thuyết phục đối với các nhà đầu tư.

3.1.4. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua

(Phụ lục 4)

Qua Bảng 4 ở Phụ lục 4 ta thấy, khách tại các cơ sở lưu trú của Công ty tăng khá nhanh khoảng 13%, với số ngày phòng cũng tăng cao 35%, nên doanh thu của các dịch vụ lưu trú tăng 55,5%, và trong năm 2008 Năm du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long, sẽ thu hút nhiều khách tham quan về Cần Thơ, hứa hẹn sẽ là một năm phát triển mạnh của các dịch vụ lưu trú và nhà hàng của Công ty. Bên bộ phận lữ hành, năm 2007 cũng là một năm cũng khá thành công, với việc phục vụ khách quốc tế tăng 55,4%; khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng khá nhanh 24%, đây là một trong những nguồn doanh thu tương đối lớn với sự tăng trưởng 156,9%, trong tương lai xu hướng này còn phát triển. Tuy nhiên, năm 2007 lại là một năm khá ảm đạm trong việc phục vụ các khách du lịch trong nước, với tổng số lượng khách giảm 12,4%, kéo theo làm giảm doanh thu phục vụ khách trong nước là 10,6%.

Với năm 2008 là năm du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long tổ chức tại Cần Thơ, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng sự uy tín của mình mà phục vụ các đối tượng khách tham quan tại Tp. Cần Thơ, với triển vọng sẽ tăng doanh thu cao trong năm nay.

3.2. Khái quát về Trung tâm điều hành du lịch của Canthotourist:

3.2.1. Chức năng hoạt động của công ty du lịch cần thơ:

Trung tâm điều hành du lịch là một bộ phận trực thuộc công ty du lịch Cần Thơ, chức năng chính của trung tâm là cung cấp các dịch vụ lữ hành và du lịch cho khách hàng, thiết kế các tour du lịch, đại lý bán vé máy bay và tàu hỏa, cung cấp hướng dẫn viên và các phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ. Nhìn chung, tất cả các hoạt động du lịch và lữ hành của công ty sẽ do trung tâm điều hành du lịch chịu trách nhiệm chính.

3.2.2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Trung tâm trong thời gian qua(phụ lục 5): qua(phụ lục 5):

Qua bảng 3ở phụ lục 5, ta thấy năm 2007 là một năm không thành công về chỉ số doanh thu của Trung tâm điều hành, tổng doanh thu chỉ tăng 7,2% so với năm 2006, nổi bật là sự tăng trưởng nhanh của dịch vụ vận chuyển chiếm 49%; nhưng với dịch vụ tour du lịch thì doanh thu đã giảm đáng kể tới 14,8%, nhất là sự sụt giảm doanh thu của các tour du lịch nội địa tới 71,6%. Và với Bản cáo bạch đầu năm 2008, Công ty cũng đã đưa ra nguyên nhân cho sự sụt giảm này là “Năm 2007, ngành du lịch thành phố Cần Thơ tăng nhanh số lượng các công ty lữ hành mới. Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh lữ hành vận chuyển của công ty liên tục trong 2 năm qua. Mặt khác, chi nhánh Tp.HCM chưa thích ứng do chưa nắm bắt được nhu cầu khách hàng, sự liên kết và hỗ trợ kinh doanh trong công ty chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong lĩnh vực outbound, inbound, công tác vận chuyển thủy và bộ còn lệ thuộc, chưa chủ động.” [VI 3, tr.10]

Chương 4: XEM XÉT HIỆU QUẢ MARKETING TỔNG QUÁT

Hiệu quả marketing, một phạm trù rất rộng, được xác định dựa vào sự phản hồi của các nhà quản lý của doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp đã có những nhận định, và hiệu quả làm việc ở một số phòng ban như thế nào, điều này phản ánh trên 5 thuộc tính định hướng marketing như sau:

- Triết lý về khách hàng, - Tổ chức marketing tổng hợp, - Thông tin marketing chính xác, - Định hướng chiến lược,

- Hiệu suất công tác.

Bảng 4: Tổng hợp các đánh giá về hiệu quả marketing

Đơn vị tính: % Chọn lựa câu trả lời

(a) (b) (c)

Điểm số tương ứng

Đánh giá về hiệu quả Marketing

(0) (1) (2)

Điểm

trung bình

TRIẾT LÝ VỀ KHÁCH HÀNG

1. Ban quản lý có nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức công ty để phục vụ những nhu cầu và mong muốn của các thị trường đã chọn không?

66,67 33,33 0,00 0,33

2. Ban quản lý có phát triển những sản phẩm khác nhau và xây dựng những kế hoạch marketing khác nhau cho khúc thị trường khác nhau không?

3. Ban quản lý có quan điểm toàn diện về hệ thống marketing (những người cung ứng, các kênh, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường) khi lập kế hoạch kinh doanh của mình không?

6,67 40,00 53,33 1,47

TỔ CHỨC MARKETING TỔNG HỢP

4. Ban quản lý kiểm soát và kết hợp các chức năng marketing chủ yếu với mức độ như thế nào?

0,00 53,33 46,67 1,47

5. Mối quan hệ giữa người quản lý marketing với những người quản lý nghiên cứu & phát triển, tài chính, sản xuất, cung ứng là như thế nào?

0,00 66,67 33,33

1,33

6. Quá trình phát triển sản phẩm mới được tổ

chức tốt như thế nào? 0,00 60,00 40,00 1,40

THÔNG TIN MARKETING

7. Mức độ thường xuyên mà doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu marketing về khách hàng, kênh phân phối và đối thủ cạnh tranh?

13,33 60,00 13,33 1,13

8. Ban quản lý nắm được tiềm năng tiêu thụ, khả năng sinh lời của các khúc thị trường khác nhau, các khách hàng, địa bàn, sản phẩm, kênh và quy mô đơn hàng đến mức độ nào?

0,00 73,33 26,67 1,27

9. Đã triển khai những nổ lực gì để nâng cao hiệu quả chi phí của các khoản chi phí marketing khác nhau?

0,00 80,00 20,00 1,20

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

10. Tiến trình lập kế hoạch marketing được

11. Chất lượng của những suy nghĩ làm nền

tảng cho chiến lược marketing hiện tại? 0,00 73,33 26,67 1,27

12. Ban quản lý có suy nghĩ và lập kế hoạch

đối phó với những điều bất ngờ không? 20,00 66,67 13,33 0,93

HIỆU SUẤT CÔNG TÁC

13. Chiến lược marketing được quán triệt và

thực hiện như thế nào? 6,67 73,33 20,00 1,13

14. Ban quản lý có sử dụng hiệu quả những

nguồn tài nguyên hiện có hay không? 0,00 86,67 13,33 1,13

15. Ban quản lý phản ứng nhanh và hiệu quả đối với những biến động không mong muốn của thị trường hiện tại không?

0,00 80,00 20,00 1,20

Tổng điểm 18,20

(Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ 15 mẫu phỏng vấn các phó & trưởng phòng tại Canthotourist)

Dựa trên điểm tổng hợp của bảng 4 là 18,20 điểm, doanh nghiệp nằm trong khoảng điểm từ 16 – 20 điểm, tức là hiệu quả marketing của doanh nghiệp là tương đối tốt. Tuy nhiên có một số thuộc tính chưa thật sự đạt được tối ưu, còn một số hạn chế nhất định: 66,67% người trả lời “Ban quản lý chủ yếu nghĩ đến những điều kiện

bán những sản phẩm hiện có và mới cho bất kỳ ai muốn mua chúng”, chứ không phải là “Ban quản lý nghĩ đến việc phục vụ những nhu cầu và mong muốn của những thị trường và khúc thị trường được xác định rõ và lựa chọn vì sự tăng trưởng lâu dài và tiềm năng sinh lời của chúng đối với doanh nghiệp.”; 13,3% người cho

rằng “Doanh nghiệp ít khi có các cuộc nghiên cứu thị trường về khách hàng, đối thủ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả marketing của dòng sản phẩm tour du lịch trong nước ở trung tâm điều hành du lịch thuộc công ty canthotourist.pdf (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)