Tình hình ứng dụng Mobile Marketing tại một số lĩnh vực cụ thể

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 74 - 79)

49 Minh Chung, Số thuê bao di động tăng mạnh trở lại ( 30/03/2011),

3.2.2. Tình hình ứng dụng Mobile Marketing tại một số lĩnh vực cụ thể

Năm 2006, đánh dấu những bước đi đầu tiên của Mobile Marketing khi công ty Unilever Việt Nam phối hợp với công ty Điện toán và truyền số liệu VDC triển khai chiến dịch Mobile promotion cho các khách hàng của nhãn hàng Close-up. Cùng thời điểm đó, Pepsi đã nối dài việc sử dụng các chiến dịch Mobile Marketing cho các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới khi áp dụng chiến dịch này vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số các chiến dịch Mobile Promotion của các TNCs khác tại Việt Nam được tổ chức rất thành công và thu hút được đông đảo người tiêu dùng tham gia như chương trình như chương trình “Nokia – Khoảnh khắc cuộc sống”của Nokia, “Heineken DJ Contest” của Heineken, …Ngược lại, việc ứng dụng Mobile Marketing trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có gì khởi sắc. Hình thức Mobile Marketing được ứng dụng chủ yếu trong hoạt động Marketing của các doanh nghiệp đó là hình thức gửi tin nhắn đến cho khách hàng thông tin về sản phẩm dịch vụ, tin khuyến mãi…

Dưới đây là một vài lĩnh vực điển hình ứng dụng Mobile Marketing ở Việt Nam.

3.2.2.1. Lĩnh vực viễn thông di động

Các nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông di động là những doanh nghiệp đầu tiên sử dụng điện thoại di động vào chiến lược Marketing của mình và cũng là những doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng thường gửi thông tin về dịch vụ quan tin nhắn SMS cho các thuê bao trong phạm vi của mình. Điều này là dễ hiểu bởi họ có thể tận dụng ngay được cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, không phải thông qua bên thứ ba và đối tượng khách hàng luông được xác định chính xác, đúng nhu cầu, đúng sản phẩm dịch vụ.

Các nhà cung cấp mạng di động thường gửi tin nhắn tới khách hàng thông báo các chương trình khuyến mại, các thông tin quảng cáo, chuyển đổi

thuê bao hoặc thông tin tài khoản. Ngoài ra, các nhà cung cấp mạng còn kết hợp với Internet để đưa thông điệp Marketing tới người sử dụng thuê bao của mạng mình bằng các hình thức tin nhắn gửi tới điện thoại di động qua website của mình.

Tháng 09/2007, Viettel Mobile chính thức cho phép Công ty cổ phần Vietnamnet Plus trở thành đại lý bán quảng cáo trên tin nhắn của điện thoại di động. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một mạng di động cho phép thực hiện các quảng cáo trên tin nhắn được gửi đi. Các khách hàng của Viettel khi nhắn tin bình thường từ điện thoại di động thì tin nhắn sẽ không có thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ tin nhắn miễn phí từ website của Viettel (mỗi ngày 10 tin nhắn miễn phí) thì đi kèm các thông tin mà khách hàng gửi đi, ở cuối sẽ có một thông tin quảng cáo được chèn vào.

Không chỉ có Viettel, hiện Mobifone cũng đang áp dụng hình thức này với các tin nhắn miễn phí có kèm thông điệp quảng cáo từ website của Mobifone. Ngoài ra, các nhà cung cấp mạng di động còn cung cấp dịch vụ nạp tiền vào tài khoản di động qua SMS bằng cách liên kết với các ngân hàng. Ví dụ, dịch vụ VnTopup của Navibank cho phép người sử dụng dịch vụ nạp tiền điện thoại của các mạng Vinaphone, Viettel, EVN Telecom, S-fone và Mobifone bằng cách gửi tin nhắn với nội dung “ NAP Menhgia Matkhau” gửi 8049.

3.2.2.2. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngoài các nhà cung cấp dịch vụ mạng, ngân hàng là ngành thứ hai tích cực sử dụng SMS như một công cụ Marketing hữu hiệu. Tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, nhiều ngân hàng đã bổ sung hình thức này trong hoạt động kinh doanh của mình để cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ cũng như hỗ trợ thanh toán. Những ngân hàng đi đầu như Vietcombank, ACB, Eximbank,… từ lâu đã sử dụng tin nhắn SMS để thông báo các thông tin như :

lãi suất tiền gửi, nhắc hạn trả nợ tiền vay, các chương trình khuyến mãi…, các dịch vụ tài chính mới, cao hơn một mức là dịch vụ kiểm tra tài khoản thanh toán và thanh toán tiền qua SMS.

Bên cạnh đó, một số các công ty bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu triển khai dịch vụ bán bảo hiểm qua tin nhắn.

Năm 2007, Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã ký kết hợp đồng liên kết dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm xe cơ giới qua tin nhắn. Theo đó, các chủ xe cơ giới khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc xe cơ giới tại Bảo Minh có thể chỉ cần nhắn tin qua điện thoại di động để thanh toán phí bảo hiểm. Với cú pháp tin nhắn đơn giản bao gồm các thông tin về biển kiểm soát, phí bảo hiểm, gửi đến số 19001590, việc thanh toán phí bảo hiểm của chủ xe cơ giới sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, chủ xe cơ giới cũng sẽ chủ động hơn về mặt thời gian và không gian: có thể nhắn tin thanh toán vào bất cứ lúc nào. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần có tài khoản tại Techcombank và có dịch vụ thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động F@stMobiPay.

Tháng 6/2010, công ty bảo hiểm BIDV (BIC) bắt đầu triển khai bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy, ô tô qua tin nhắn điện thoại di động. Đây là kết quả hợp tác giữa BIC và công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VnPay) nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng mua bảo hiểm và mở rộng cơ sở khách hàng cho cả 2 bên. Theo đó, thay vì phải đến trực tiếp các điểm bán bảo hiểm hoặc liên hệ với các đại lý bảo hiểm, khách hàng có thể nhắn tin qua điên thoại di động để mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy, ô tô. Cụ thể, nhắn tin với cú pháp gồm các thông tin về số điện thoại chủ xe, loại hình bảo hiểm gửi đến số 8049, lệnh mua bảo hiểm của khách hàng sẽ được tự động thực hiện. Trong vòng 24h, BIC sẽ liên hệ với khách hàng để xác nhận thông tin và gửi giấy chứng nhận bảo hiểm đến tận tay khách hàng.Để sử dụng

dịch vụ, khách hàng cần có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và có đăng ký dịch vụ thanh toan qua tin nhắn điện thoại VnTopup. Những khách hàng không có tài khoản tại BIDV vẫn có thể mua được bảo hiểm TNDS xe máy, ô tô của BIC bằng cách đến mua trực tiếp tại gần 2000 điểm thu hộ của VnPay trên toàn quốc.

Nhìn chung, do hầu hết các ngân hàng, các công ty bảo hiểm…đều có cơ sở dữ liệu khá chi tiết về khách hàng nên việc áp dụng Mobile marketing trong lĩnh vực này khá thuận lợi, và được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, những hình thức triển khai của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn đơn điệu, chỉ dưới dạng thông báo và khách hàng tiếp nhận thông tin một cách bị động.

3.2.2.3 Lĩnh vực tiêu dùng

Song song với các hình thức Marketing truyền thống, các siêu thị điện máy, hay các cửa hàng, khách sạn ở Việt Nam… đang dần dần áp dụng Mobile Marketing vào trong hoạt động kinh doanh của mình.

Hình thức chủ yếu thường được sử dụng vẫn là Marketing thông qua SMS. Các doanh nghiệp này thông thường sẽ gửi tin nhắn đến cho các khách hàng của mình thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mới, giá sản phẩm, cũng như các thông tin về khuyến mại giảm giá, thông tin về các sự kiện, chiến dịch quảng báo sản phẩm dịch vụ hay nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng.

Bà Nguyễn Vân Anh, trưởng phòng chăm sóc khách hàng, Siêu thị máy tính Đăng Khoa cho biết: “ Khi quyết định sử dụng hình thức Mobile Marketing trong chăm sóc khách hàng cũng như trong hoạt động tiếp thị quảng cáo, chúng tôi đã xin số điện thoại kèm thông tin về tên, tuổi của khách hàng trong mỗi lần thanh toán và được sự đồng ý của khách hàng. Do vậy, chúng tôi sử dụng dữ

liệu này để gửi thông tin thông qua di động. Tất cả khách hàng đều có thể nhận thông tin chỉ trong 5 phút”.51

3.2.2.4. Lĩnh vực giải trí

Giải trí là lĩnh vực được đánh giá là phù hợp cho việc áp dụng Mobile Marketing. Ngành giải trí từ trước đến nay là mảnh đất lợi nhuận màu mỡ luôn được các nhà đầu tư khai thác tối đa. Tham gia khai thác lĩnh vực này trên điện thoại di động là các nhà cung cấp nội dung di động như công ty Phần mềm và truyền thông VASC, công ty cổ phần Mbox, công ty VTC, công ty phân phối FDC…với vô số dịch vụ đa dạng như Dalink, Modern, My Mobile, Galafun, Mkool… cung cấp các nội dung từ dịch vụ tải nhạc chuông, hình ảnh, trò chơi di động, những video clip hài hước, karaoke, đến truyện cười, kết bạn, tham gia những trò chơi may mắn… Các dịch vụ này chủ yếu được thực hiện trên nền công nghệ GPRS với các đấu số đăng ký trước. Cước dịch vụ được tính theo số lượng các gói thông tin nhận và gửi. Để tải các nội dung về máy điện thoại di động, người sử dụng soạn tin theo cú pháp và gửi tới đầu số của các nhà cung cấp. Ví dụ, để tải truyện tranh của Alofun về máy, soạn : “TR Mã truyện” gửi 8599…

Nhìn chung, Mobile Marketing ở Việt Nam còn chưa được áp dụng phổ biến, các hình thức áp dụng tương đối giản đơn, nghèo nàn về nội dung và thiếu tính sáng tạo. Sở dĩ như vậy là do hầu như các doanh nghiệp còn chưa có khái niệm và hiểu biết cụ thể về hình thức Marketing mới mẻ này. Bên cạnh đó, có một tâm lý phổ biến trong giới làm Marketing đó là ngại và sợ rủi ro khi tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các hình thức Marketing mới mà họ chỉ tập trung vào việc triển khai các chiến dịch Marketing truyền thống – những hình thức đã quá cũ với người tiêu dùng và hiệu quả ngày càng giảm sút.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w