Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh bắc kạn.pdf (Trang 43 - 44)

8. Đóng góp mới của luận văn

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú lương, Định Hóa tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp 3 huyện: Nà Hang, Chiêm hóa và Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Như vậy Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam á.

Tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập năm 1997, với diện tích tự nhiên 4868,4 km2. Dân số là 301,5000 người, bao gồm 7 dân tộc anh em: Tày, Kinh, Dao, nùng, Mông, Hoa và Sán Chay. Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính (7 huyện và một thị xã). Là một tỉnh nằm ở trung tâm chiến khu Việt Bắc nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng đã được xếp hạng như khu ATK Chợ Đồn, cơ hội và tiềm năng dồi dào về nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là rừng - đất rừng, khoáng sản và đặc biệt có vườn quốc gia Ba Bể đã được hội đồng di sản ASEAN công nhận là vườn di sản ASEAN và đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, đây là cơ hội để thu hút các tổ chức kinh tế các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư và hợp tác làm ăn, do có quốc lộ 3 chạy qua nên có lợi thế lớn trong thông thương hàng hóa và giao lưu văn hóa với các tỉnh bạn. Đặc biệt, Bắc Kạn cũng là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, truyền thống ấy đang ngày càng toả sáng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương. Trong lịch sử hình thành

và phát triển, tuy trải qua nhiều lần thay đổi, địa giới hành chính phức tạp, song bắc Kạn luôn là vùng đất chiến lược quan trọng (về chính trị, quân sự) Vùng đất này từng là “thủ đô kháng chiến”, “cái nôi cách mạng” của cả nước. Để phát triển kinh tế Bắc Kạn đang tập trung vào phát triển chăn nuôi đàn gia súc thành ngành sản xuất chính, đồng thời xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm như khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản và vật liệu xây dựng, đẩy mạnh phát triển thương mại du lịch. Từng bước du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đó là hướng đi dúng phù hợp với điều kiện tự nhiên, cũng như tiềm năng thế mạnh sẵn có của tỉnh. Đi đôi với phát triển kinh tế thì Bắc Kạn đẩy mạnh giải quyết tốt vấn đề xã hội hóa như: xoá đói giảm nghèo, quan tâm cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng bản, khu phố văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Bên cạnh những tiềm năng và cơ hội thì Bắc Kạn còn gặp rất nhiều khó khăn, lớn nhất và cơ bản vẫn là hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém, do trình độ dân trí không đồng đều một số vùng còn thấp nên dẫn đến tình trạng dân di cư tự do còn nhiều chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội còn yếu, chưa có dự án lớn đầu tư vào địa phương, có được một số dự án thì triển khai chậm, kém hiệu quả. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra.

Chất lượng giáo dục có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường mầm non tỉnh bắc kạn.pdf (Trang 43 - 44)