Tư vấn cho người được bảo hiể m

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO.pdf (Trang 105)

6. BỐC ỤC

3.4.6 Tư vấn cho người được bảo hiể m

Người được bảo hiểm là chủ sở hữu của hàng hoá nên đương nhiên họ không muốn có bất kỳ tổn thất nào xảy ra với hàng hoá của mình gây ra việc giao hàng bị đình trệ và hàng giao không đủ sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.Tuy nhiên,

đa số những người được bảo hiểm đều không có chuyên môn hay kinh nghiệm gì về

những rủi ro và tổn thất xảy ra với hàng hoá, không có kinh nghiệm về việc đề

phòng hạn chế rủi ro, thậm chí họ còn không nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy, cần phải tư vấn cho họ, trước hết là về ý nghĩa của việc tự

quản lý rủi ro, sau đó là những biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro có thể áp dụng.

3.4.7 Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các công ty giám định

Để có thể xử lý tốt việc bán cứu vớt hàng hóa, có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây thêm tổn thất, xác định chính xác mức độ và nguyên nhân tổn thất, đồng thời tránh gây nên việc chậm trễ trong khâu bồi thường do chờđơi kết quả giám định.

Để thực hiện được các giải pháp này, ngoài nỗ lực của các công ty bảo hiểm cần phải có sư hỗ trợ của nhà nước, chính phủ, các ngành liên quan và đặc biệt là Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Những kiến nghịđối với các tổ chức này được đề nghị như

sau.

3.5 KIẾN NGHỊ

3.5.1 Về phía nhà nước

3.5.1.1 Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích thay đổi tập quán bảo hiểm

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F

như: giảm thuế xuất nhập khẩu cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ

hàng được giao hạn ngạch xuất nhập khẩu cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam.

3.5.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý

Cần sớm đưa ra và hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động của thị trường bảo hiểm hàng hải được minh bạch. Cụ thể nên xây dựng Luật bảo hiểm hàng hải mới hoặc kiện toàn Bộ luật Hàng hải Việt Nam đảm bảo các định chế áp dụng đối với hoạt động bảo hiểm hàng hải tương đương như hệ thống luật của các nước có ngành bảo hiểm hàng hải phát triển.

3.5.1.3 Dỡ bỏ quy định mức trần đối với tỷ lệ chi hoa hồng

Bộ Tài chính cần dỡ bỏ quy định mức trần đối với tỷ lệ chi hoa hồng để có thể hạn chế tình trạng biến tướng như hiện nay vì trong thời điểm này, khi nền kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần nên mọi việc chi tiêu liên quan đến chi phí, lợi nhuận đều do các chủ sở hữu quyết

định nên các doanh nghiệp có thể tựấn định hoa hồng cho mình để phù hợp với tình hình kinh doanh. Việc gỡ bỏ quy định mức trần đối với hoa hồng này cũng phù hợp với thông lệ kinh doanh bảo hiểm trên thế giới.

3.5.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra về việc tuân thủ quy định pháp luật

Bộ Tài chính cần phải tăng cường kiểm tra doanh nghiệp về việc đáp ứng các điều kiện về tái bảo hiểm, phí bảo hiểm. Cần phải có những biện pháp mạnh để xử lý những vi phạm của các doanh nghiệp như đăng công khai trên website của Bộ Tài chính, thậm chí những sai phạm lớn sẽđưa lên các phương tiện thông tin đại chúng

đồng thời có các biện pháp để tôn vinh các doanh nghiệp làm ăn tốt.

Bộ Tài chính cần ra quy định những dịch vụ bảo hiểm nào lỗ trong 3 năm thì các doanh nghiệp phải ngồi lại và ký kết với nhau một mức phí tối thiểu

Cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm những công ty vi phạm pháp luật để đảm bảo tính công bằng đối với các công ty hoạt động nghiêm túc, mặt khác đảm bảo tính nghiêm túc của pháp luật.

3.5.1.5 Chú trọng chất lượng của các cơ quan đăng kiểm

Các cơ quan đăng kiểm cần chú trọng việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ

của mình để bắt buộc các chủ tàu phải chú trọng đến việc bảo dưỡng, nâng cấp đảm bảo kỹ thuật của đội tàu, nhằm đảm bảo an tòan sinh mạng, tài sản, môi trường trong họat động hàng hải, giúp các công ty bảo hiểm hạn chế bớt rủi ro.

3.5.1.6 Tăng cường chất lượng của các cơ quan giám định

Chất lượng của giám định ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ bồi thường bảo hiểm. Hiện nay thị trường các công ty giám định đang gia tăng về lượng nhưng lại giảm sút về

chất do thiếu công tác đạo tạo bài bản, dịch chuyển nhân sự có kinh nghiệm giữa các công ty. Do vậy, muốn tồn tại và cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngòai các công ty bảo hiểm cần chú trọng công tác đào đạo nhân sự cả về kiến thức nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp.

3.5.1.7 Tạo điều kiện phát triển ngành đóng tàu

Nhà nước chú trọng phát triển ngành công nghiệp đóng tàu để trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn bằng cách tập trung vào một vài cụm công nghiệp đóng tàu nơi có sẵn lợi thế. Đồng thời, tập trung vào những công đoạn phù hợp, phát huy được lợi thế khi so sánh với đóng tàu quốc tế trong chiến lược phát triển các ngành phụ

trợ. Áp dụng phương thức kết hợp lợi thế vốn có của mình là lao động rẻ với công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhà nước có thể xem xét mở rộng thêm cơ hội và phương thức đầu tư cho các đối tác nước ngoài, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên cơ sở đó thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hạ nguồn. Việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu cũng nhằm trẻ hóa và nâng cao chất lượng, số lượng của đội tàu Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế việc mua tàu già của các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam.

3.5.1.8 Có chương trình đạo tạo đội ngũ thuyền viên

Hiện nay thực trạng của đội ngũ thuyền viên họat động trên các tàu Việt Nam rất kém cả về lượng lẫn chất, đa số các thuyền viên có năng lực đều tham gia làm việc cho các tàu nước ngòai. Một số lại chuyển lên bờ làm các công việc liên quan đến

hàng hải. Cần phải có chương trình đào tạo đội ngũ thuyền viên để đáp ứng tốc độ

pháp triển của các đội tàu Việt Nam đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích thuyền viên ở lại phục vụ cho các tàu Việt Nam

3.5.1.9 Có chiến lược phát triển hệ thống cảng biển

Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam để đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ về lượng hàng hoá và tàu thuyền ra vào hệ thống cảng biển, đặc biệt tại các vùng kinh tế

trọng điểm miền Bắc, miền Nam và miền Trung, nơi mà việc vận chuyển hàng côngtennơ, hàng than quặng và xăng dầu có nhu cầu rất lớn. Theo dự báo lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn/năm và 500-550 triệu tấn/năm vào năm 2020. Việt Nam cần khẩn trương xây dựng các cảng biển nước sâu quy mô lớn hiện đại, có thể tiếp nhận được các tàu biển trọng tải lớn từ 50.000 đến 100.000DWT, đồng thời cần có những cảng chuyên dụng cho xếp dỡ hàng hóa côngtennơ, cảng chuyên dụng cho hàng than, quặng, xăng dầu quy mô lớn phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, lọc dầu, luyện thép.

3.5.2 Về phía ngành

3.5.2.1 Nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc quản lý hoạt động của thị trường

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát họat động của thị trường, nhằm chấn chỉnh kịp thời các doanh nghiệp bảo hiểm có sai phạm, cập nhật các thông tin thị trường, đưa ra những khuyến cho các doanh nghiệp trong công tác kinh doanh, nêu lên những trường hợp tổn thất điển hình để các doanh nghiệp kịp thời học hỏi và có những biện pháp kiểm soát rủi ro tốt hơn;

3.5.2.2 Xây dựng trung tâm đào tạo

Hiệp hội bảo hiểm kết hợp với bộ Tài chính và các công ty bảo hiểm để xây dựng trung tâm đào tạo nhằm phục vụ công tác đào tạo cho toàn bộ ngành bảo hiểm để

cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng, tiết kiệm chi phí đào tạo cho từng doanh nghiệp

3.5.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền bảo hiểm

các kiến thức về bảo hiểm trên các phương tiện thông tin nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm cũng như quản lý rủi ro.

3.5.2.4 Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các quy định phù hợp

Tổ chức hội nghị với các cơ quan tư pháp để xây dựng, hướng dẫn bắt giữ tàu biển nước ngoài gây tổn thất tại Việt Nam: tổn thất cho hàng hóa nhận chuyên chở, tổn thất do đâm va với các tàu trong nước...

Dựa trên cơ sở lý luận về bảo hiểm hàng hải của chương 1, kết quả phân tích thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng hải ở chương 2, những giải pháp và kiến nghị ở

chương 3 sẽ góp phần giúp các công ty bảo hiểm Việt Nam có thể chấm dứt tình trạng kinh doanh lỗ tiến đến có lãi nghiệp vụ và đem lại cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng cao để có thể mở rộng thị phần cũng như phát triển thị trường trong những năm tới, đồng thời đủ sức cạnh tranh với các công ty có vốn nước ngoài trong quá trình hội nhập sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế

KT LUN

Qua quá trình nghiên cứu về thị trường bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam nói chung và việc kinh doanh bảo hiểm nghiệp vụ này của các công ty bảo hiểm Việt Nam nói riêng trong gần 5 năm vừa qua có thể thấy rằng trong những năm qua các công ty bảo hiểm trong nước đã hoạt động khá hiệu quả và tạo được uy tín của mình trên thị

trường bảo hiểm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vẫn chưa tận dụng được hết các lợi thế về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và sự hỗ trợ lớn của Chính phủ trong thời gian qua. Đặc biệt các công ty bảo hiểm đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức không kém phần gay gắt khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Theo các hiệp định quốc tế song phương và đa phương, thị trường bảo hiểm nước ta phải mở cửa và hội nhập ngày càng sâu hơn, các công ty bảo hiểm quốc tế

có bề dày hàng trăm năm đã hoạt động và tiếp tục xâm nhập sâu vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, tạo ra sức cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Mặt khác, do tập quán và thói quen thương mại cũng như trình độ của đội ngũ kinh doanh xuất nhập khẩu nên tỷ phần tham gia bảo hiểm trong nước của kim ngạch hàng xuất nhập khẩu còn rất hạn chế chỉ chiếm khoảng 20 % tổng dung lượng, do trình độ quản lý của các chủ tàu Việt Nam, chất lượng thuyền viên còn kém và tuổi trung bình của đội tàu Việt Nam cao dẫn đến việc gia tăng tổn thất. Các công ty bảo hiểm chưa trang bị được phần mềm quản lý nghiệp vụ và yếu kém về việc quản trị nhân sự thể hiện trong việc chưa quản lý, giám sát chặt chẽ các khâu khai thác, giám định, bồi thường gây nên những kẻ hở cho việc trục lợi bảo hiểm và làm tăng tỷ lệ bồi thường. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm làm giảm tỷ lệ phí thu và tăng chi phí quản lý, chi phí hoa hồng, mở rộng điều khỏan. Tất cả các nguyên nhân trên đã dẫn đến tỷ lệ bồi thường của dịch vụ hàng hải rất cao, thậm chí là lỗ, tình hình kinh doanh không hiệu quả. Do vậy, việc cải tiến tình hình kinh doanh nghiệp vụ này là bắt buộc và hết sức quan trọng.

Đề tài: ‘Các gii pháp phát trin nghip v bo him hàng hi ca các công ty bo him Vit Nam trong thi k hu WTO”đã thực hiện việc nghiên cứu cơ sở lý

luận về bảo hiểm hàng hải, nắm bắt và phân tích thực trạng bảo hiểm hàng hải của các công ty bảo hiểm có mặt trên thị trường Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích phát huy những

điểm mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế để nhằm phát triển nghiệp vụ này cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết quả đạt được của đề tài chỉ là một trong nội dung cần thiết phục vụ cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hải hướng tới việc mở rộng thị trường và tăng thị phần của các công ty bảo hiểm trong nước khi Việt Nam hội nhập. Những giải pháp đưa ra và các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới. Các đề xuất đưa của đề tài dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực để phát triển kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên thực hiện có hiệu quả các giải pháp thì cần phải có sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ các công ty bảo hiểm Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và Bộ Tài chính cũng như các Ban ngành liên quan Thực hiện được như vậy chắc chắn hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải của các công ty bảo hiểm Việt Nam sẽ phát triển bền vững và ngày khẳng định

được vị thế của mình trong tương lai, sẽ chứng minh được rằng việc mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam sẽ được phục vụ tốt hơn, đảm bảo quyền lợi tốt hơn so với mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam hoặc không có mặt tại Việt Nam. Điều này sẽ hướng sự lựa chọn của khách hàng tới các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

1. Bộ Luật hàng hải 2005. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

2. Bộ Tài Chính (năm 2005, 2006, 2007, 2008), Thị trường bảo hiểm Việt Nam NXB Tài chính.

3. Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa và tàu thủy đang áp dụng tại các công ty bảo hiểm Việt Nam.

4. Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam (năm 2005, 2006, 2007, 2008), Tạp chí thị trường Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam.

5. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Bản tin 6. Luật bảo hiểm hàng hải Anh Quốc 1906

7. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

8. Nguyễn Văn Minh (Giám đốc nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Tổng Công ty Cổ

phần Bảo Minh) (2008), Thị trường bảo hiểm hàng hải Thế giới năm 2007 – Những nét chấm phá, Tạp chí Chủ hàng Việt Nam.

9. Nguyễn Văn Minh (Giám đốc nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Tổng Công ty Cổ

phần Bảo Minh) (2008), “Thị trường bảo hiểm hàng hải Việt Nam – Bức tranh tổng thể”, Tạp chí Chủ hàng Việt Nam.

10. Phùng Đắc Lộc (Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) (2000), “Thị

trường bảo hiểm Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, Bản tin hiệp hội bảo hiểm Việt Nam số 1/2008.

Tiếng Anh

11. Benfield Industry Analysis and Research (2008), China Insurance Market Review – Major Changes, Rapid Growth.

12. Connie Wong, Asia – Pacific Insurance Outlook 2006-2007 (2008), Standard & Poor’s.

13. Hauw Soo Hoon, Executive Director (Insurance) Monetary Authority of Singapore (2000), Getting the Best Marine Insurance Cover at the Best Rate, Terms and Security, Marine Insurance Conference On Cargo, Hull And P&I

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO.pdf (Trang 105)