Tiến trình thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9CrSi (9XC) đã qua tôi (Trang 52 - 53)

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý đầu phun.

3.3.2.3. Tiến trình thí nghiệm.

Tiến trình gia công được tiến hành theo 2 quá trình gia công.

* Quá trình gia công sử dụng bôi trơn tối thiểu.

Phôi gia công có chiều dài 350 mm. Mỗi lượt sẽ gia công chiều dài 300 mm (3,25 phút) với chế độ cắt được giữ không đổi. Sau mỗi lượt cắt sẽ tiến hành đo nhám bề mặt của chi tiết.

Khi gia công bằng phương pháp bôi trơn tối thiểu, sử dụng 3 mảnh dao CBN. Mảnh 1 gia công 5 lượt cắt tương ứng với 16,25 phút gia công.

Mảnh 2 gia công 10 lượt cắt tương ứng với 32,5 phút gia công. Mảnh 3 gia công 15 lượt cắt tương ứng với 48,75 phút gia công.

* Quá trình gia công khô.

Phôi gia công và chế độ cắt được giữ nguyên như khi bôi trơn tối thiểu. Sử dụng 3 mảnh dao trong quá trình gia công khô.

Mảnh 4 gia công 5 lượt cắt tương ứng với 16,25 phút gia công. Mảnh 5 gia công 10 lượt cắt tương ứng với 32,5 phút gia công. Mảnh 6 gia công 15 lượt cắt tương ứng với 48,75 phút gia công. Sau mỗi lượt cắt tiến hành đo nhám bề mặt của chi tiết gia công. Các mảnh dao được đánh số thứ tự theo trình tự gia công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các mảnh dao sau khi gia công sử dụng kính hiển vi điện tử TM-1000 Hitachi, Nhật Bản, có độ phóng đại 10.000 lần để tiến hành chụp mòn mặt trước và mặt sau của dao.

Căn cứ vào các ảnh chụp thu được, đo được độ mòn của dao và tìm hiểu cơ chế mòn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9CrSi (9XC) đã qua tôi (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)