Những tồn tại

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không (Trang 54 - 55)

1. Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu

2.2.3.2. Những tồn tại

- Thị trường xuất khẩu rau quả nhỏ lẻ, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Liên bang Nga, Mông Cổ. Nga và Mông Cổ là những thị trường nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu vào Nga đạt 20,02 triệu USD .Thực tế cho thấy, mặc dù Nga và Mông Cổ là thị trường xuất khẩu chính của công ty song kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này còn khiêm tốn, chiếm quá nhỏ so với dung lượng thị trường. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ chiếm 1,76% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vào thị trường Nga .

-Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng song những thị trường mới mở lại là những thị trường có nhu cầu nhập khẩu không lớn trên thế giới. Công ty chưa khai thác được các thị trường tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn như Mỹ, Nhật.

- Công tác xúc tiến, nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu chưa thật sự hiệu quả. Tại các thị trường truyền thống và có quan hệ hợp tác trong nhiều năm, công ty chủ yếu trông chờ vào sự đặt hàng của đối tác mà không có chiến lược khai thác hiệu quả thị trường hiện có, chưa xâm nhập được vào hệ thống phân phối tại các siêu thị lớn. Do đó các hợp đồng thường có khối lượng không lớn, chủ yếu là xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng, thành

nhiều lần trong năm phụ thuộc vào nhu cầu bán hàng của đối tác. Còn tại các thị trường mới mở, công ty cũng chỉ xuất khẩu theo lô hàng mà đối tác đặt mà chưa có chiến lược giữ khách hàng dẫn tới tình trạng có năm xuất khẩu được, có năm lại không.

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w