Ngoài những hỗ trợ tín dụng thì Nhà nước cũng nên có những chính sách hỗ trợ về nguồn nhân lực vì đây là một ngành mới, hiện đại đòi hỏi phải có trình độ. Nhà
nước có thể sử dụng các nguồn kinh phí về xúc tiến thương mại để mở các lớp đào tạo các cán bộ quản lý thương mại trong đó có sự giảng dạy, cố vấn của các chuyên gia nước ngoài để từng bước nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản lý siêu thị. Cần thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi kinh nghiệm của các nhà quản lý nước ngoài để các nhà quản lý trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm kinh doanh cũng như quản lý.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường và đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải luôn có sự đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh. Nếu lúc nào cũng chỉ trông mong vào sự bảo hộ, hỗ trợ từ phía Nhà nước để phát triển và tồn tại thì không chỉ có doanh nghiệp mà cả đất nước sẽ luôn trì trệ, tụt hậu đứng phía sau sự phát triển không ngừng của nhân loại, của thế giới.
Công ty Siêu thị Hà Nội mặc dù là một doanh nghiệp phụ thuộc, mọi hoạt động đều diễn ra dưới sự chỉ đạo của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nhưng luôn có sự sáng tạo trong chuyên môn, nghiệp vụ. Công ty luôn là một đơn vị hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra cho chuỗi Hapro Mart của Tổng Công ty và là một đối thủ cạnh tranh đáng nể trong ngành. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, chuỗi Hapro Mart của Công ty Siêu thị Hà Nội đã có một vị thế trong hệ thống siêu thị trên cả nước.
Bằng những vốn kiến thức được trang bị ở trường cùng những ngày thực tập tại Công ty, em đã mạnh dạn đưa ra những phân tích, biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi Hapro Mart. Em mong rằng những kiến nghị đó sẽ giúp Công ty cùng chuỗi Hapro Mart có thêm những thành tựu trong hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi so với các siêu thị, hệ thống phân phối bán lẻ nước ngoài đang sẽ có mặt trên thị trường Việt Nam.
Do còn hạn chế trong trình độ nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế, kính mong thầy cô giáo cùng những người có quan tâm đến đề tài đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Văn Bão và toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty Siêu thị Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
( PGS.TS Hoàng Minh Đường - PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - Đại học Kinh tế Quốc dân).
2. Giáo trình Kinh tế Thương mại.
( GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân - Đại học Kinh tế Quốc dân).
3. Giáo trình Marketing Thương mại.
( PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang - Đại học Kinh tế Quốc dân). 4. Siêu thị - Phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.