Đối với Tổng Công ty dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10 (Trang 61 - 73)

II. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của

2. Một số kiến nghị

2.3 Đối với Tổng Công ty dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt

+ Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về thị trường này cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là một thị trường có những đặc điểm đặc thù về văn hoá, thị hiếu… nên cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cơ bản nhất về thị trường Nhật, cũng như đưa ra cho các doanh nghiệp những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này.

+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ký kết được những hợp đồng có giá trị lớn. Các hội chợ triển lãm do Hiệp hội Dệt may tổ chức cần được công bố rộng rãi, phổ biến tới tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại Nhật Bản có liên quan đến hàng may mặc cần được thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tham gia, có cơ hội giới thiệu doanh nghiệp với người tiêu dùng và các đối tác Nhật Bản (vì đây là kênh thâm nhập thị trường Nhật có hiệu quả nhất).

+ Các chuyến thăm và làm việc của các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ta nói chung và đối với Tổng Công ty Dệt may Việt Nam nói riêng chứng tỏ sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật tới thị trường Việt Nam. Vì thế, cần phải thông tin đầy đủ và kịp thời về các sự kiện này tới các doanh nghiệp dệt may trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp xúc, tìm hiểu và làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản.

+ Tổ chức chương trình đào tạo, học tập kinh nghiệm từ nước ngoài cho doanh nghiệp. Có chính sách khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong xuất khẩu, có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Hiện Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” với hàng dệt may trong EAP với 6 nước ASEAN ((Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia, Bruney và Thái Lan) và các nước này đã hạ mức thuế quan xuống 0%. Do đó Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực do thuế của ta vào thị trường Nhật vẫn khoảng 10%. Hàng may mặc của công ty May 10 và các doanh nghiệp khác của nước ta muốn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% (theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản, VJEPA đang được đàm phán và sẽ ký kết trong năm 2008) thì phải đảm bảo

yêu cầu xuất xứ “hai công đoạn”, tức là phải sản xuất từ nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, của Nhật hoặc từ các nước thành viên của ASEAN. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may nước ta vì hiện ngành này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu và trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập từ các nước ngoài Nhật và ASEAN. Vì vậy, phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may cần được chú trọng, đầu tư và có những chiến lược phát triển phù hợp trong thời gian tới. Có như thế mới giảm được sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài, giúp hàng may mặc của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật cũng như các thị trường khác.

Ngày 1/4/2008 vừa qua, Bộ truởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - Sakaba đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Đây là một văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ và toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc nên tận dụng những cơ hội mang lại từ Hiệp định này để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính phủ và các Bộ, ban ngành củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác ngoại giao, kinh tế thương mại với Nhật Bản.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, Công ty cổ phần May 10 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng cũng như thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này tăng đều từ năm 2003 – 2007, trung bình 7 – 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là một trong những thị trường nhập khẩu chính hàng may mặc của công ty. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có nhiều thách thức đối với công ty, một trong những thị trường có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường xuất khẩu khác của công ty. Đồng thời, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã sản phẩm, dần dần tạo sự chủ động trong khâu thu mua nguyên phụ liệu đầu vào, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho công ty.

Xuất khẩu là một chiến lược quan trọng của nước ta trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, không chỉ May 10 mà các doanh nghiệp khác trong nước nên có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nhất là những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài. Có như thế mới đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

MỤC LỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT

BẢN...3

I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp...3

1. Khái niệm về xuất khẩu...3

2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp...3

3. Các hình thức xuất khẩu ...4

3.1 Xuất khẩu trực tiếp...4

3.2 Xuất khẩu gián tiếp...4

3.3 Tái xuất khẩu...4

3.4 Xuất khẩu đối lưu...4

3.5 Gia công quốc tế...4

3.6 Xuất khẩu tại chỗ...4

3.7 Xuất khẩu uỷ thác...5

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp ...5

4.1 Nhân tố môi trường vĩ mô...5

* Nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp...5

* Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới ...6

* Các rào cản đối với hàng may mặc xuất khẩu...6

* Môi trường cạnh tranh...6

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải kể đến các nước ASEAN như Thái Lan, Indonexia, Singapore,… Họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn chúng ta: có sẵn thị trường, khoa học công nghệ tiên tiến, các điều kiện phục vụ sản xuất tốt hơn, chi phí rẻ hơn…Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng “gờm”. Hàng Trung Quốc có ưu điểm là giá rẻ nên dễ xâm nhập thị trường hơn...6

Khách hàng cũng là đối tượng có ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Thu nhập, mức sống của người dân ngày càng tăng, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng nên họ có nhiều sự lựa chọn hơn và yêu cầu ngày càng cao hơn về sản phẩm. Doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có như thế mới “đứng vững” được trên thị trường...6 Những nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu số lượng nhà cung cấp ít trong khi

số nhà sản xuất quá nhiều có thể dẫn tới trường hợp doanh nghiệp không mua được nguyên vật liệu đầu vào hoặc bị ép giá, phải mua với giá cao…...7 4.2 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp...7 * Nhân tố con người ...7 Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh để đảm bảo sự thành công. Nhờ con người, các yếu tố vốn, kỹ thuật, công nghệ,… mới có thể kết hợp với nhau để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nếu con người không có trình độ thì dù máy móc có hiện đại, vốn có lớn đến đâu cũng không phát huy được tác dụng. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, phải tiến hành hoạt động kinh doanh của mình tại thị trường nước ngoài, nơi có những đặc điểm hoàn toàn khác hẳn trong nước về thị hiếu, sở thích, văn hoá, luật pháp… lại xa xôi về mặt địa lý. Nếu đội ngũ cán bộ công nhân viên không có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, không tổ chức tốt bộ máy quản lý, mạng lưới thông tin thì việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả. Tổ chức quản lý tốt không chỉ quản lý tốt từng bộ phận mà còn phải gắn kết được các bộ phận với nhau, tổ chức được mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Các bộ phận phòng ban thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các bộ phận. Thực hiện tổ chức quản lý tốt làm cho doanh nghiệp trở thành một khối thống nhất, hoạt động nhịp nhàng, liên tục, hiệu quả cao hơn...7 * Nhân tố tài chính...7 Nhân tố tài chính quyết định quy mô của doanh nghiệp cũng như cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào hoạt động kinh doanh cũng như khả năng phân phối, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ tạo được niềm tin đối với đối tác, tạo điều kiện tốt để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt được cơ hội kinh doanh. ...7 * Nhân tố công nghệ...7 Trình độ tiên tiến, hiện đại của máy móc trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chi phí, giá thành cũng như chất lượng hàng hoá, quyết định mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, khả năng cạnh tranh, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp… từ đó góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp được trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác...8

* Chất lượng hàng hoá...8

Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của doanh nghiệp, bởi khách hàng nước ngoài thường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá. Hàng hoá có chất lượng tốt thì mới thu hút được khách hàng, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao giá bán mà không làm ảnh hưởng đến doanh số, từ đó tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, hàng hoá chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán, giảm uy tín của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo giá cả phải chăng, chất lượng ổn định. ...8

Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, các nguồn cung cấp đầu vào…...8

II. Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp...8

1. Các nội dung của hoạt động xuất khẩu ...8

1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường...8

1.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh...9

1.3 Lựa chọn hình thức và biện pháp giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu...10

1.4 Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu ...10

1.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu...11

1.6 Đánh giá kết quả thực hiện...12

2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp...12

2.1 Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu ...12

2.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp...13

III. Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản...15

1. Đặc điểm về thị trường về may mặc...15

2. Đặc điểm thị trường hàng may mặc Nhật Bản...16

3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản...18

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN...19

I.Khái quát chung về Công ty cổ phần May 10 ...19

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (1, Trang 5 – 10)...19

1.1 Quá trình hình thành công ty...19

1.2 Quá trình phát triển của công ty...19

2. Chức năng của Công ty cổ phần May 10 ...21

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...22

3.2 Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty...26

4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty...26

4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty...26

4.2 Thị trường của Công ty...27

II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của May 10 trong những năm gần đây (2004 – 2007)...27

1. Doanh thu và lợi nhuận...27

2. Lao động và hiệu quả sử dụng lao động ...29

3. Thị trường xuất khẩu và tình hình xuất khẩu của công ty...32

III. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản...36

1. Các hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản...36

1.1 Thực hiện nghiên cứu thị trường...36

1.2 Công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty...37

1.3 Thực hiện hoạt động tạo nguồn hàng cho sản xuất hàng xuất khẩu ...39

1.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của công ty...39

1.5 Giải quyết khiếu nại (nếu có) ...41

2. Kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua...41

2.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản...41

2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản...42

3. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật đã áp dụng...45

IV. Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu...48

1. Ưu điểm...48

+ Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của công ty. Thị trường này có những đặc điểm riêng biệt so với các thị trường khác, nhất là yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hoá. Nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này vẫn tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty đang được thị trường này chấp nhận về chất lượng. Nó cũng chứng tỏ sự nỗ lực, phấn đấu thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nhật của toàn cán bộ, công nhân viên trong công ty trong thời gian qua...48 + Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng. Công ty đã áp dụng những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu vào Nhật và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Trong thời gian tới, công ty sẽ duy trì việc thực hiện các biện pháp này, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất

những biện pháp khác nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào

thị trường này...49

+ Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty ngày càng phong phú, đa dạng. Các mặt hàng này không chỉ gia tăng về số lượng mà chất lượng được đảm bảo và ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của những khách hàng Nhật Bản khó tính. Kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng như Veston, áo khoác, Comple ngày càng gia tăng, cho thấy khách hàng Nhật đang ngày càng ưa chuộng những sản phẩm này của công ty. Công ty đặc biệt chú trọng tới mẫu mã, chất lượng sản phẩm của các mặt hàng này khi xuất khẩu vào thị trường Nhật nhằm đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật...49

+ Công ty ngày càng quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản do nhận thức được đây là một thị trường đầy hứa hẹn. Mặt khác, công ty cũng đã có sự chuẩn bị, đầu tư trong vấn đề giao dịch, đàm phán với các khách hàng Nhật. Do đó, trong thời gian qua công ty đã tìm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10 (Trang 61 - 73)

w