Các hệ số mặc định trong bài toán đối sánh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vể đối sánh lược đồ và xây dựng ứng dụng VNMATCH (Trang 34 - 35)

4 Ứng dụng của bài toán đối sánh lược đồ

2.6 Các hệ số mặc định trong bài toán đối sánh

Trong các phương pháp đối sánh đã trình bày ở trên trong các dự án cụ thể đều có sử dụng các hệ số mặc định để chỉ ra sự tương tự giữa các phần tử theo các tiêu chí đặc biệt. Ví dụ bảng hệ số tương tự giữa các phần tử khi so sánh các kiểu dữ liệu của chúng với nhau, với tiêu chí này người ta không xây dựng bất cứ thuật toán nào mà thường sử dụng các hệ số được định nghĩa sẵn. Ngoài ra còn các hệ số mặc định để chỉ ra độ ưu tiên của một thuật toán so với thuật toán khác, ví dụ độ ưu tiên của mức ngôn ngữ so với độ ưu tiên của mức cấu trúc.

Type(s) Type(t) Datatype_match(s,t)

string string 1.0 string date 0.2 decimal float 0.8 float float 1.0 float integer 0.9 … … …

Có một số phương pháp để xây dựng bảng hệ số như trên nhưng phương pháp thường được các chuyên gia sử dụng là dựa vào thực nghiệm. Quá trình xây dựng các hệ số được thực hiện theo các bước sau:

1. Thực hiện đối sánh bằng tri thức chuyên gia, được kết quả là một tập hợp các ánh xạ giữa các phần tử của hai lược đồ Sexp kết quả thực tế mà bài toán cần hướng tới).

2. Thực hiện đối sánh tự động với hai lược đồ và cũng thu được tập hợp các ánh xạ giữa các phần tử của hai lược đồ Sauto.

3. Sẽ có sự khác nhau giữa tập hợp ánh xạ do chuyên gia và tập ánh xạ do máy thực hiện. Các hệ số Wdefault sẽ được điều chỉnh sao cho tập Sauto giống với tập Sexp nhất có thể.

Ngô Văn Quân, lớp cao học CNTT 2004

Hình 2-3: Xây dựng các hệ số ưu tiên

Các hệ số thu được có thể được áp dụng cho nhiều bài toán khác nhau, thuật toán khác nhau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vể đối sánh lược đồ và xây dựng ứng dụng VNMATCH (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)