Các yêu cầu đối với thành phần kết nối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng quan về tính toán lưới và cái đặt mô hình thử nghiệm (Trang 88 - 92)

Coi Cluster là một tài nguyên lưới như các tài nguyên khác, nó cung cấp một giao diện truy cập thống nhất cho các thành viên lưới khác sử dụng. Globus toolkit cung cấp các modul cho phép các thành phần của globus giao tiếp được với hầu hết các hệ quản lý cluster phổ biến như PBS, LSF, Condor..(Chương 2).

Như vậy, để một cluster trở thành một tài nguyên lưới ta sẽ cài Globus Toolkit lên nút chủ của cluster, thêm một mô-đun thực hiện giao tiếp với nút chủ

của cluster và thực hiện các cấu hình cần thiết để cho Globus có thể giao tiếp được với thành phần quản lý tài nguyên địa phương của cluster.

Thông thường ở trên lưới luôn tồn tại hai loại công việc có sự khác nhau rõ rệt. Thứ nhất, là những công việc thông thường được thực hiện qua dịch vụ lưới, người sử dụng chỉ việc đưa ra một bộ dữ liệu đầu vào qua GridPortal và nhận kết quả trả về. Loại công việc thứ hai, là những công việc có tính chuyên môn cao, đòi hỏi khối lượng tính toán lớn, đối với những công việc này thì người sử dụng phải biết rõ về tài nguyên sẽ thực hiện công việc (siêu máy tính hay Cluster), viết chương trình thực hiện đối với loại tài nguyên tương ứng, sau đó đệ trình công việc thông qua giao diện GridPortal, lưới sẽ tìm ra tài nguyên tương ứng dựa trên thời gian thực hiện và số nút tính toán, lưới thực hiện truyền công việc cho cluster cùng với các tham số để thực hiện, cluster thực hiện công việc và sau đó trả lại kết quả cho lưới sau đó lưới mới thực hiện trả kết quả về cho người dùng. Việc kết nối giữa lưới dựa trên GT và cluster dựa trên PBS thực chất là thực hiện giao tiếp giữa thành phần GRAM trong lưới và thành phần PBS Server trên nút chủ của Cluster thông qua thành phần Globus-scheduler-pbs.

GRAM: cung cấp một giao diện chuẩn cho việc yêu cầu và sử dụng tài nguyên hệ thống từ xa để thực hiện các công việc. Đối với các công việc chỉ yêu cầu máy tính đơn hay siêu máy tính thì GRAM thực hiện công việc ngay trên máy tính đó. Đối với những công việc yêu cầu thực hiện trên Cluster thì GRAM sẽ

chuyển nội dung công việc cho thành phần Globus-scheduler-pbs.

Globus-scheduler-pbs: thành phần này có nhiệm vụ chuyển nội dung công việc sang dạng mà PBS_Server có thể hiểu được.

PBS_Server: là nút chủ thực hiện lập lịch (địa phương), quản lý và thực hiện phân chia công việc thực hiện trên các nút con.

Như vậy có thể thấy việc kết nối cluster vào lưới không có nghĩa là chúng ta phải quản lý đến từng máy đơn trong cluster mà quản lý cluster một cách tổng thể. Lưới sẽ quản lý cả cụm máy tính trong cluster như một tài nguyên đơn nhất thông qua bộ quản lý tài nguyên địa phương PBS.

Globus Toolkit có cung cấp cho chúng ta một số dịch vụ để giao tiếp với PBS_Server. Những dịch vụ này nằm trong gói cài đặt scheduler-pbs-3.2- src_bundle.tar.gz.

Sau khi cài đặt xong thì việc tiếp theo là cấu hình cho hệ thống. Đây thực sự

là một vấn đề không đơn giản. Chi tiết về việc cấu hình và xây dựng một shell script cấu hình tựđộng sẽđược trình bày trong chương 4. Khi việc cấu hình hoàn tất, thực hiện khởi động trình chứa (globus-start-container) thì trong các dịch vụ của Globus Toolkit sẽ có thêm hai dịch vụ:

http://hostname:8080/ogsa/services/base/gram/PbsManagedJobFac toryService

http://hostname:8080/ogsa/services/base/gram/MasterPbsManaged JobFactoryService

Dịch vụ MasterPbsManagedJobFactoryService đóng vai trò là một giao diện

đệ trình công việc, trực tiếp nhận yêu cầu công việc từ phía client. Đối với từng công việc dịch vụ MasterPbsManagedJobFactoryService sẽ gọi đến dịch vụ

PbsManagedJobFactoryService sẽ sinh ra các thể hiện (instance) tương ứng trực tiếp làm việc với client.

¾ Hot động ca Globus Scheduler Pbs

Nhưđã trình bày ở trên, Globus Scheduler Pbs gồm 4 thành phần (mjs-pbs, mmjfs-pbs, rips-pbs-provider, globus-job-manager-pbs) giúp cho việc hoạt động đệ

trình công việc lên PBS_Server thực hiện được. Giao tiếp giữa các thành phần này

Hình 3-7 Hot động ca Globus Scheduler Pbs

1. Người dùng có giấy chứng nhận được cấp bởi nhà thẩm quyền, được thực hiện trên tài nguyên lưới (Quy định trong Grid-mapfile) thực hiện đệ trình công việc với trình quản lý công việc MMJFS-PBS.

2. Trình quản lý công việc MMJFS-PBS thực hiện sinh ra một thể hiện quản lý công việc phục vụ cho người dùng MJS-PBS.

3. Trình quản lý công việc MJS-PBS thực hiện lấy file đặc tả công việc của người dùng và chuyển cho thành phần biên dịch Globus-job-manager-pbs.

4. Thành phần Globus-job-manager-pbs thực hiện chuyển file đặc tả người dùng thành công việc cho PBS_Server.

5. Trình quản lý công việc người dùng yêu cầu PBS_Server thực hiện công việc.

6. PBS_Server thực hiện công việc và đưa kết quả trả về cho thành phần quản lý thông tin tài nguyên RIPS-PBS.

7. RIPS-PBS trả kết quả về cho trình quản lý công việc người dùng.

8. Trình quản lý công việc người dùng MJS-PBS trả kết quả về cho người sử

dụng.

3.4 Kết chương

Chương này đã đưa ra các khái niệm, khía cạnh kỹ thuật và cơ chế triển khai, kết nối một số dạng lưới đang được triển khai tại các trung tâm nghiên cứu về tính toán lưới ở nước ta. Phần kiến thức được trình bày trong chương này sẽ làm tiền đề

kết hợp với Chương 1 và Chương 2 để tiến hành xây dựng một lưới cụ thể trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4. TRIN KHAI TH NGHIM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng quan về tính toán lưới và cái đặt mô hình thử nghiệm (Trang 88 - 92)