TỔNG KẾT VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng Camera thông minh phục vụ giám sát an ninh (Trang 56 - 59)

Chương 5 tập trung bàn luận về vấn đề định tuyến và sắp lich truyền thông trong SCN. Hai định tuyến chuẩn được trình bày tại đây là AODV và ZRP. Định tuyến AODV thuộc dạng định tuyến chấp nhận có trễ, giống như những vấn đề tương tự đã bàn luận trong các phần 3 và 4 về truyền tin định

hướng và đồng bộ bộ đếm muộn. Do vậy phương pháp này trên phương diện lý thuyết là hiệu quả và toàn năng trong SCN. Phương pháp luận khi đề xuất AODV có nhiều điểm giống với EIRGP của Cisco nên người lập trình có thể dễ dàng tiếp nhận, viết mã và thử nghiệm bởi những công cụ mô phỏng22. AODV thích hợp cho các ứng dụng truyền thông từ source đến sink do dễ áp dụng QoS và khả năng chịu lỗi cao23.

Tuy nhiên trên thực tế, các nhiệm vụ giám sát có xu hướng cục bộ và các SC có xu hướng trao đổi thông tin trong nội bộ s_clu (thường là những SC có quan hệ về mặt không gian và góc hướng giám sát tạo nên

microcluster) nên áp dụng ZRP tỏ ra có ưu thế hơn trong bài toán phân tải

tính toán và ứng dụng nhóm s_clu24.

Một vấn đề khác, chưa được đề cập đến ở đây là vấn đề xuất hiện những vùng xám (chất lượng truyền dẫn tín hiệu trong vùng thấp do nhiều nguyên nhân), vùng đen (mật độ truyền thông cao), vùng trắng (mật độ truyền thông thấp) trong SCN. Trong trường hợp tải hệ thống là không cao thì các vấn đề QoS không quá nổi bật, tuy nhiên trong trường hợp có nhiều SC tham gia truyền thông thì metric của tuyến được thiết lập phải đảm bảo đã bao gồm chi phí QoS trong đó.

Trong SCN thì vấn đề QoS truyền thông có hai trường hợp chính là: - Đơn hướng SCs là nguồn , SCt là đích và C là các ràng buộc về tài

nguyên. Cần xây dựng tuyến khả dụng từ SCs đến SCt thỏa mãn C25. - Đa hướng SCs là nguồn, tập các SCt là đích, các ràng buộc C và một

tiêu chí tối ưu26, xây dựng cây khả dụng phủ hết SCs và các SCt thỏa mãn ràng buộc C.

22nsnam (http://www.isi.edu/nsnam/ns/)

23 Bài toán cơ bản 2 trong SCN.

24 Bài toán cơ bản 1 trong SCN.

25 Các yêu cầu bài toán thường gặp là định tuyến tối ưu hóa kênh và định tuyến ràng buộc kênh.

Phát triển thuật toán định tuyến theo tiêu chí QoS sẽ góp phần cân bằng tải truyền thông vốn không quá rộng của SCN.

Giới hạn trễ truyền là một dạng ngưỡng QoS truyền thông trong hệ thống, để đảm bảo tới hạn trễ của thông điệp phát sinh theo chu kỳ bài toán cần giải quyết là bài toán đặt lịch truyền thông trên tuyến. Dạng bài toán NP- khó này có liên quan đến việc tối ưu thời gian truyền thông trong điều kiện ràng buộc về tài nguyên như kênh truyền, thời hiệu dịch vụ... Trong hai phương pháp được đề xuất thì PH-SLF thích hợp trong các mạng không dây chuẩn 802.11 do dễ dàng thiết lập ngay từ trong OS, tuy nhiên CR-SLF lại tỏ ra hiệu quả hơn bởi nắm bắt được tới hạn của thông điệp ở mỗi bước truyền để tái sử dụng kênh truyền.

CHƯƠNG 6 : AN NINH TRUYN THÔNG TRONG SCN

Hệ thống SCN được thiết kế nhằm mục đích giám sát an ninh, do vậy nhằm tăng tính chịu lỗi, tránh các tác động từ bên ngoài vào hệ thống, cần có cơ chế bảo đảm an ninh truyền thông. Đối với hệ thống được xây dựng dựa trên nguyên tắc truyền thông ad-hoc như SCN thì, những vấn đề an ninh sau được đặt ra [SAN_99]:

- Availbility các dịch vụ mạng tồn tại dù bị tấn công từ chối dịch vụ DoS.

- Confidentiality thông tin không được tiết lộ cho những thực thể chưa

được xác thực.

- Integrity đảm bảo thông điệp được truyền không gián đoạn.

- Authentication nút có khả năng xác thực nút đang tương tác, tránh giả

mạo nút.

- Non-repudiation phát hiện và cô lập những nút lỗi. Khi nút A nhận

được thông điệp lỗi từ nút B thì thông tin này được phản hồi ngược về B và thông báo đến các nút khác.

Các vấn đề được trình bày ở đây là: - Tập giao thức an toàn SPINs

- Tấn công từ chối dịch vụ DoS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng Camera thông minh phục vụ giám sát an ninh (Trang 56 - 59)