Mô hình lớp vật lý SC-FDMA đường lên cho E-UTRAN R

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH OFDMA ÁP DỤNG CHO 4G (Trang 54 - 56)

- SAE( System Architecture Evolution ): Phát triển kiến trúc hệ thống

3.2.3.1.Mô hình lớp vật lý SC-FDMA đường lên cho E-UTRAN R

Sử dụng phổ tần

Băng thông được sử dụng linh hoạt từ 1,25MHz tới 20 MHz tùy thuộc vào tốc độ số liệu. Mô hình này sử dụng ở ba chế độ :FDD, FDD/TDD hoặc TDD tùy thuộc vào thực tế (hình 3.9).

Hình 3.9 : Băng thông được sử dụng linh hoạt từ 1,25MHz tới 20 MHz • Sơ đồ truyền dẫn cơ sở

Sơ đồ truyền dẫn đơn sóng mang có PAPR thấp với tiền tố chu trình để đảm bảo tính trực giao giữa các người sử dụng và cho phép cân bằng miền tần số hiệu quả tại phía thu. Quá trình tạo tín hiệu trong miền tần số đôi khi được gọi là OFDM trải DFT được sử dụng cho SC-FDMA như trên hình 3.10

- LV -

Hình 3.10: Cấu trúc cơ sở truyền dẫn DFTS-OFDM hay SC-FDMA • Sắp xếp sóng mang con

Ba cách sắp xếp sóng mang con(SMC): (1) phân bố (DFDMA), (2) đan xen (IFDMA) là trường hợp đặc biệt của DFDMA trong đó các sóng mang con đựợc phân bố đều và (3) khoanh vùng (LFDMA).

Quá trình sắp xếp sóng mang con sẽ quyết định phần phổ nào được sử dụng để truyền dẫn bằng cách chèn một số lượng các “0” thích hợp vào đầu trên và phần dưới của phổ (xem hình 3.11). Sắp xếp với L = 1 tương ứng với truyền dẫn tập trung nghĩa là các đầu ra của DFT được sắp xếp lên các sóng mang con liên tiếp. Sắp xếp với L>1 tương ứng với truyền dẫn phân bố được coi là bổ xung cho truyền dẫn tập trung để đạt được phân tập tần số.

Hình 3.11: Sắp xếp tập trung (trái) và sắp xếp phân bố (phải). Thí dụ về sắp xếp sóng mang con N =12 ,Q =3 ,NTx =4 như hình 3.12

Hình 3.12: Sắp xếp sóng mang con N =12 ,Q =3 ,NTx =4

Bảng 3.4: Các thông số cho băng thông khác nhau

Băng thông (MHz) Độ dài khung con (ms)

Kích thước khối dài μs/Số sóng mang con bị chiếm/số mẫu*2 Kích thước khối ngắn(μs/số SMC bị chiếm/số mẫu*2 Thời gian CP μs/ mẫu*1 20 0,5 66,67/1200/2048 33,33/600/1024 (4,13/127) x 7 ,

- LVI - (4,39/135 )x 1* (4,39/135 )x 1* 15 0,5 66,67/900/1536 33,33/450/768 (4,12/95) x 7, (4,47/103) x 1* 10 0,5 66,67/600/1024 33,33/300/512 (4,1/63) x 7, (4,62/71) x 1* 5 0,5 66,67/300/512 33,33/150/256 (4,04/31)x 7, (5,8/39) x 1* 2,5 0,5 66,67/150/256 33,33/75/128 (3,91/15) x 7, (5,99/23) x 1* 1,25 0,5 66,67/75/1028 33,33/38/64 (3,65/7) x 7, (7,81/15) x 1* 1*1:{x1/y1x n1, x2/y2 x n2} nghĩa là (x1/y1) đối với n1 ký hiệu OFDM và (x2/y2) đối với n2 ký hiệu OFDM

1*2 Kích thước FFT = số mẫu ; SMC : Sóng mang con

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH OFDMA ÁP DỤNG CHO 4G (Trang 54 - 56)