3 Chất lượng dịch vụ trên mạng WLAN 802.11
3.3.1 Trễ đầu cuối – đầu cuối
Trong truyền thông thoại, khái niệm độ trễ thường được dùng để chỉ tới độ trễ giữa đầu cuối với đầu cuối. Đó là khoảng thời gian một gói tin được chuyển từ tiến trình gửi tin để tiến trình nhận tin. Trong hình vẽ trên, mỗi đầu cuối có một hiệu ứng riêng cảm nhận chất lượng dịch vụ thoại và có thể xảy ra trường hợp hiệu ứng này sẽ không giống nhau ở cả hai hướng (khi đó ta sẽ có cuộc gọi bất đối xứng). Ta giả thiết là giá trị trễ đầu cuối-đấu cuối bao gồm trễ xử lí, trễ hàng đợi, truyền tin và trễ do phải sao chép gói tin.
3.3.1.1 Trễ đóng gói
Khoảng thời gian thời gian được yêu cầu bởi một node mạng (có thể là AP, router hay 1 máy thông thường) để xử lí thông tin và điều hướng các gói tin thoại. Thời gian trễ này khoảng chừng vài mili giây.
3.3.1.2 Trễ hàng đợi
Khoảng thời gian bị trễ do gói tin nằm trong hàng đợi để được truyền đi, khoảng giá trị của nó là từ vài micro giây đến mili giây. Độ lớn của trễ phụ thuộc vào cả mật độ lưu thông mạng và cấu hình của mạng (kết nối, thiết bị, cấu trúc…).
3.3.1.3 Trễ tuần tự
Trễ tuần tự là thời gian trễ do việc đưa một gói tin vào đường kết nối không dây, thường có giá trị trong khoảng micro giây đến vài giây. Thời gian trễ tuần tự này có thể được cải thiện bằng cách tăng thông lượng của mạng.
3.3.1.4 Trễ truyền lan
Khoảngthời gian dùng cho việc truyền tin bằng không dây hoặc có dây giữa
nơi phát gói tin và nơi nhận gói tin.
Để đánh giá thời gian trễ chúng ta sử dụng các định nghĩa theo ITU-G.114. Mối quan hệ giữa độ trễ đầu cuối-đầu cuối tại nơi phát ra gói tin thoại nơi thu về để nghe và chất lượng thoại được cho trong bảng dưới đây:
Trễ đầu cuối(ms) Chất lượng thoại
< 150ms Tốt 150ms-400ms Chấp nhận được
> 400ms Tồi
Bảng 3-2: Ảnh hưởng của trễ đầu cuối tới chất lượng thoại
Nhưng tại Access Point, ta có tiêu chí sau [11]:
Trễ đầu cuối(ms) Chất lượng thoại
< 20ms Tốt > 20ms Tồi