Có thể nói rằng chuẩn mực cho ngành cà phê Việt Nam nếu cần điều chỉnh thì nên đi vào sâu hơn để có thể khai thác lợi thế so sánh cũng như là chuyên môn hoá vào từng khâu của quá trình từ sản xuất cho đến tiêu thụ. Cần có sự khoanh vùng sản xuất, trồng cà phê, dẫn tới qui mô hoá trên cả nước, cân đối giữa việc trồng 2 loại cà phê chè Arabica và cà phê vối Robusta . Đồng thời, ngành cà phê Việt Nam cần
chuyển hướng sang đầu tư cho việc chế biến cà phê thành phẩm (cà phê hoà tan, cà phê hữu cơ...) để có thể nâng cao giá trị .
Về hướng đầu tư của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thì phải có lãi họ mới đầu tư. Chính vì vậy cần phải ổn định giá cà phê cho cả người sản xuất cũng như doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu để tránh tình trạng vào niên vụ được mùa người trồng thì lo vì cà phê mất giá, còn người mua lại mừng vì mua được giá rẻ. Hay khi giá cà phê tăng dẫn đến tình trạng ngược lại, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sẽ phải mua cà phê với giá cà phê cao hơn - tức chi phí đầu vào tăng - lợi nhuận sẽ giảm. Vậy quyết định của người trồng cà phê ra sao? Còn quyết định của các doanh nghiệp kia thế nào? Chúng ta sẽ đi xem xét các quyết định đó qua sự phân tích vĩ mô ở các sơ đồ sau:
Quyết định của người trồng cà phê thì sẽ đầu tư để tăng năng suất bằng cách tăng các yếu tố đầu vào (như phân bón, chọn giống tốt… ) để mong sản lượng tăng lên, nhưng họ cũng sẽ không dừng ở đó mà có thể họ vẫn tiếp tục đầu tư cho đế khi
Sơ đồ 1: Quyết định của người trồng cà phê sản lượng (tấn) Qmax Y1 Y2 A B D Giá(USD) SLượng Q1 Q2 P1 P2
yếu tố đầu vào của việc trồng cà phê a. quyết định của người
trồng cà phê
b. Thị trường cà phê sau khi có quyết định của người trồng hình a. định của người trồng hình a.
sản lượng không tăng được nữa tức sản lượng lớn nhất tại Qmax - vì tại Qmax (như hình a ở trên) người trồng cà phê sẽ thu được nguồn lợi tối đa.
Vì quyết định đó của người trồng cà phê làm cho sản lượng cà phê trên thị trường tăng từ Q1 đến Q2 (hình b) nên làm giá cà phê sẽ giảm từ P1 xuống P2 và các doanh nghiệp chế biến sẽ có nhu cầu tăng lên bằng các họ sẽ mua nhiều - theo qui luất cầu “giá giảm thì lượng mua tăng”. Nhưng nếu đổi ngược lại khi giá cà phê giảm thì các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sẽ quyết định cung cà phê của doanh nghiệp mình thế nào. Vì mỗi nhà cung ứng cà phê xuất khẩu có đặc trưng riêng biệt về sản phẩm nên doanh nghiệp của họ sẽ là từng nhà độc quyền trong việc cung ứng cà phê của doanh nghiệp mình.
Nhìn vào đồ thị dưới đây ta thấy rằng quyết định sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê là họ sẽ xem xét giữa chi phí cận biên - MC khi mua thêm nguyên liệu đầu vào và doanh thu cận biên - MR đem lại của nguyên liệu đầu vào - đối với các doanh nghiệp mua cà phê của người nông dân về chế biến đem xuất khẩu.
Sơ đồ 2: Quyết định cung của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam
Và doanh nghiệp cà phê sẽ tiếp tục mua thêm cho tới khi MR = MC vì tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp đạt max là diện tích hình ABP1P2.
Từ việc xem xét các quyết định trên chúng em có thể đưa ra một vài phương hướng sau cùng với việc dựa trên phân tích nhu cầu và xu hướng của thị trường trong nước cũng như xuất phát từ khả năng của ngành cà phê Việt Nam sẽ được thực hiện như:
Phương án I: chủ động sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước, với các huy
động vốn từ ngân sách, vốn trong nhân dân ngoài ra tranh thủ một phần vốn nước ngoài với phương án này thì tăng cường đầu tư vào chiều sâu thâm canh, chuyên môn hoá. Đồng thời hỗ trợ các hộ định canh định cư, xóa đói giảm nghèo…
Phương án II: dựa trên cơ sở phương án I và sự hợp tác đầu tư rất lớn từ các
tổ chức quốc tế và ngoài nước.
Theo 2 phương án trên thì sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam đến 2010 sẽ phát triển theo phương hướng sau:
AP1 P1 P2 B D MC MR Sán lượng(tấn) Giá(USD)