Phân tích SWOT tổng thể ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành bao bì nhựa Việt Nam 2007-2010 (Trang 29 - 31)

4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)

4.1. Phân tích SWOT tổng thể ngành

Phân tích SWOT được thực hiện cho các phân ngành và tổng thể ngành. Bảng 4 dưới đây phân tích SWOT tổng thể ngành, sau đó là phân tích theo các phân ngành.

Ngành bao bì nhựa có một vài điểm mạnh có thể phát huy có hiệu quả hơn nữa trong phạm vi năng lực sản xuất cho một số thị trường sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng túi và bao bì dệt. Một vài điểm mạnh khác thuộc về kỹ năng lao động trong việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, như đan lát và in ấn. Mặt khác, ngành này cũng có nhiều điểm yếu cần phải vượt qua, như quy mô sản xuất còn nhỏ, thiếu sức mua nguyên vật liệu, năng suất lao động thấp và thiếu chuyên môn xuất khẩu và quản lý.

Ngành cũng có nhiều cơ hội, đặc biệt là khả năng đáp ứng thị hiếu của khách hàng ở các nước phát triển về các sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường nội địa và tiềm năng xuất khẩu sang các nước láng giềng và trong thời gian trước mắt có thể tận dụng lợi thế từ việc Hoa Kỳ áp dụng thuế chống phá giá với các đối thủ cạnh tranh ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không được quản lý phù hợp, một số cơ hội sẽ trở thành hiểm họa tiềm tàng cho ngành, như vấn đề về môi trường của rác thải túi nhựa và các đạo luật chống phá giá trên các thị trường chính ở các nước phát triển.

Những nhận định dưới đây được tập hợp thông qua phỏng vấn và tọa đàm với các đại diện của ngành. Những nhận định này mang tính phổ quát trung bình của ngành. Một số nhà sản xuất có thể mạnh hơn và đã khắc phục được một số điểm yếu liệt kê dưới đây.

Bảng 1: Phân tích SWOT cho Ngành

Điểm mạnh Điểm yếu

• Lực lượng lao động có tri thức, cần cù, có tiềm năng và khả năng nâng cao các kỹ năng;

• Có năng lực trong in ấn các sản phẩm phục vụ thị trường ngách có chất lượng và có kỹ năng đan lát;

• Có năng lực sản xuất ở một vài tiểu ngành mà các đối thủ cạnh tranh nước láng giềng không có, như các sản phẩm thổi HDPE và màng “BOPP”;

• Có khả năng thực hiện nhanh các đơn hàng nhỏ;

• Có kỹ thuật tinh xảo trong sản xuất túi

• Quy mô ngành nhỏ do hầu hết các công ty hoạt động trong ngành là công ty nhỏ, do đó, không đạt khối lượng tối ưu để có thể duy trì chi phí sản xuất thấp và bền vững;

• Thiếu khả năng thực hiện các đơn hàng lớn;

• Các hoạt động rời rạc và nhỏ lẻ;

• Năng suất lao động thấp nếu so sánh với các nước phát triển và các nước trong khu vực ASEAN;

• Thiếu năng lực kỹ thuật và quản lý hiệu quả; thiếu chuyên môn xuất khẩu và bán

và túi dệt.

• Có chứng nhận ISO với các công ty lớn;

• Nguồn nguyên liệu nhựa đáp ứng được nhu cầu.

hàng ở mức độ công ty;

• Hiệu quả hoạt động thấp do không thực hiện hiệu quả các quy trình quản lý chất lượng;

• Không có các tổ chức chứng nhận chất lượng;

• Thiếu các thiết bị sản xuất hiện đại để có các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao;

• Tỷ lệ sản nguyên liệu thô trong sản phẩm tương đối cao;

• Khả năng thương lượng giá nguyên liệu nhựa còn yếu do chỉ có các đơn hàng nhỏ lẻ.

• Không có nguồn cung nguyên liệu nhựa trong nước;

• Chưa có một ngành nguyên liệu nhựa tổng hợp trong nước;

• Chưa có sự phát triển tương xứng các sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học để đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường;

• Việc hợp lý hóa các điều kiện hậu cần hỗ trợ xuất khẩu còn kém, đặc biệt là chưa lường hết được các chi phí vận chuyển phát sinh trong giao dịch.

Cơ hội Thách thức

• Có tiềm năng trở thành nguồn cung ứng sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ do nước này áp dụng thuế chống bán phá giá đối với túi nhựa từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia;

• Có khả năng phát triển các sản phẩm nhựa ứng dụng trong nông nghiệp (có yêu cầu thấp hơn về môi trường ở thị trường Hoa Kỳ hơn ở EU);

• Thị hiếu đối với loại túi mua hàng dùng nhiều lần tăng lên so với loại túi dùng một lần;

• Nhu cầu nội địa của các công ty xuất khẩu thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may và điện tử tăng lên;

• Sự dao động về giá cả của nguyên liệu nhựa trên thế giới;

• Sự quan tâm về môi trường đối với rác thải từ túi nhựa ở các nước phát triển tăng lên;

• Đưa ra những yêu cầu về môi trường hoặc cấm sử dụng loại túi mua hàng dùng một lần;

• Tăng các rào cản về môi trường phi thương mại;

• Chuyển sang các loại nguyên liệu từ polyme sinh học;

• Tiềm năng xuất khẩu sang các nước láng giềng là những nước chậm phát triển ngành bao bì nhựa.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành bao bì nhựa Việt Nam 2007-2010 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w