Một số nhà cung cấp sản phẩm dệt may chủ yếu trên thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 39)

II. Thị trường dệt may Mỹ

1.2 Một số nhà cung cấp sản phẩm dệt may chủ yếu trên thị trường

Mỹ là một thị trường tiêu thụ đầy triển vọng cho nhà sản xuất nào biết tìm hiểu và khai thác để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ. Số lượng hàng dệt may nhập khâủ của Mỹ tăng đều qua các năm. Nếu như năm 1999 Mỹ giá trị nhập khẩu là 67,732 tỷ USD thì sang năm 2001 con số này lên đến 76,396 tỷ USD, tăng 12,8%. Với nhu cầu nhập khẩu ngày càng lớn như vậy, Mỹ đã trở thành một điểm nóng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và

xuất khẩu. Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường dệt may Mỹ theo thứ tự ưu tiên như sau:

Bảng 3 - Các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu sang Mỹ (năm2001) (đơn vị: triệu USD)

Các nước xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ (%) 1. Mêhico 2. Trung Quốc 3. Hồng Kông 4. Canada 5. Hàn Quốc 6. ấn Độ 7. Đài Loan 8. Thái Lan 9. Băngladesh 10.Pakistan 8945,218 6536,340 4402,973 3162,438 2930,856 2633,325 2475,586 2441,426 2204,975 1923,687 12,74 9,31 6,27 4,50 4,17 3,75 3,52 3,48 3,14 2,74 Thế giới 70238,821 100

Nguồn:hiệp hội dệt may Việt Nam.

1.2.1. Mehico:

Mehico có vị trí địa lý thuận lợi gần các trung tâm dệt may lớn trên thế giới như Mỹ và Bắc Mỹ. Chính vì vậy, nước này dễ kiểm soát sản xuất và bảo đảm tiến độ giao hàng, giá nhân công tương đối rẻ, đặc biệt lại có hệ thống ưu đãi về thuế quan (GSP) và hạn ngạch. Hàng hoá cắt ở các khu vực dệt may lớn đưa gia công ở các nước này không bị hạn chế bằng hạn ngạch. Đồng thời chính sách ưu đãi chung về thuế quan đã giúp ngành xuất khẩu may mặc ở khu vực này phát triển nhanh chóng. Nếu năm 1997, lượng xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của Mehico còn đứng thứ hai sau Trung Quốc thi đến năm 1999, hàng dệt may Mehico đã chiếm 13,5% thị phần, dẫn đầu các nước xuất khẩu dệt may vào Mỹ. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Mehico đạt 10,287 tỷ USD tăng 12,34% so với năm 1999 (9,149 tỷ USD).Sang năm 2001 đạt 8,9 tỷ USD. Như vậy, tình hình xuất khẩu hàng dệt may từ Mehico vào Mỹ như vậy chứng tỏ các ưu đãi mà Mehico được hưởng là rất thuận lợi. Đây là một đối thủ không dễ cạnh tranh đối với các nước mới xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, trong đó có Việt Nam.

1.2.2. Trung Quốc:

Là một nước có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc ra đời sớm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 15,8% GDP. Xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước và chiếm 13% tổng kim ngạch thế giới. Trung tuần tháng 11 năm 2001, Trung Quốc đã chính thức được gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới WTO. Đây là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển và hội nhập của Trung Quốc trên trường quốc tế. Cùng với nhiều ưu đãi khác, Trung Quốc không còn bị quản lý bằng hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Dệt may là một trong các ngành thế mạnh của Trung Quốc mà Việt Nam cần tìm ra giải pháp để cạnh tranh. Tuy không còn dẫn đầu về lượng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ như đầu những năm 90, nhưng hàng dệt may Trung Quốc vãn có nhiều lợi thế và chiếm lĩnh đáng kể trên thị trường Mỹ. Ưu thế của hàng Trung Quốc là giá cả thấp, hạn ngạch và thuế quan ưu đãi, chủng loại hàng hoá phong phú. Ngoài ra, cách tiêu thụ bằng kênh phân phối quy mô nhỏ nhưng mật độ dày đã đảm bảo cung cấp hàng đến mọi nơi trên thị trường rộng lớn này. Cho đến nay, thế mạnh về khả năng cung cấp hàng trong thời gian ngắn và giá cả hợp lý của Trung Quốc vẫn làm các nước xuất khẩu khác kính nể, học tập.

1.2.3. Hồng Kông:

Trong 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp dệt may Hồng Kông đã chuyển sang mô hình mới: vừa sản xuất, vừa bán buôn, vừa bán lẻ. Mô hình mới naỳ đã tận dụng được năng lực sản xuất sẵn có ở quy mô gia đình, đồng thời có thể mua vào bán ra kịp thời theo thị hiếu. Theo đó, các hãng mở rộng mạng lưới bán lẻ ra nước ngoài. Những cải tiến mới như vậy đã giúp ngành dệt may Hồng Kông nhanh chóng đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ Hồng Kông vào Mỹ đạt 4,525 tỷ USD, chiếm 6,7% thị phần. Năm 2000, con số này tăng tới 4,763 tỷ USD (tăng 5,3%), và năm 2001 con số này là 4,4 tỷ USD. Tuy nhiên, cho đến nay Hồng Kông vẫn giữ được vị trí thứ 3 về xuất khẩu dệt may sang Mỹ.

1.2.4. Hàn Quốc:

Là một nước công nghiệp mới, Hàn Quốc sớm tìm cho mình một con đường phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước thông qua xuất khẩu thu ngoại tệ. Trong đó không thể không kể đến phần đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp dệt may. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của Hàn Quốc đạt 2,927 tỷ USD, năm 2000 đạt 3,165 tỷ USD, tăng 8,1%. Tuy nhiên, với việc hiện đại hoá các máy móc thiết bị, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, Hàn Quốc hiện nay đang đứng ở vị trí cao trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ- Vị trí mà chỉ gần 5 năm trước còn thuộc về một nước có ngành dệt may phát triển lâu đời- Đài Loan.

1.3. Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ .

Đối với mặt hàng dệt may, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ có những đặc điểm sau:

* Có nhu cầu mua sắm định kỳ vào các dịp lễ hoặc cuối năm ở những đợt bán giảm giá.

*Thích chủng loại đa dạng.

* Kiểu mẫu phù hợp thị hiếu thẩm Mỹ, thay đổi theo thời gian và khí hậu. * Sản phẩm độc đáo và nhạy bén với thời trang.

* Mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở Mỹ là quần tây, bộ complet, áo T-shirt.

1.4. Tổ chức hệ thống phân phối hàng dệt may của Mỹ

Có thể chia các công ty kinh doanh bán lẻ hàng dệt may ở Mỹ thành 7 nhóm theo thứ tự giá cả mặt hàng từ cao đến thấp như sau:

n Công ty chuyên doanh( Special store) gồm hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh một nhóm sản phẩm dệt may có chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, giá bán một đơn vị sản phẩm có thể rất cao.

t Cửa hàng siêu thị(departememt store) là hệ thống bán lẻ tổng hợp hàng tiêu dùng, trong đó hàng quần áo và dụng cụ tiêu dùng gia đình là chủ yếu.

t Công ty bán lẻ quốc gia( Chain store hoặc National Account) gồm các cửa hàng chuyên bán hàng dệt may được tổ chức thành một mạng lưới rộng khắp toàn quốc.

Cửa hàng siêu thị bình dân (Discount store) được tổ chức tương tự như cửa hàng siêu thị nhưng quy mô rất rộng và doanh số rất lớn vì bán hàng theo giá đại chúng.

t Các công ty bán hàng giảm giá(Off-Price store) được tổ chức như cửa hàng siêu thị bình dân nhưng giá bán hàng rẻ hơn rất nhiều.

hCông ty bán hàng qua bưu điện, tivi, catalogue ( Mail order) là các công ty tổ chức giới thiệu sản phẩm qua catalogue, tờ quảng cáo rời…nhận đơn đặt hàng và giao hàng tận nhà qua đường bưu điện, điện thoại… đây là hình thức bán hàng ngày càng phát triển tại Mỹ vì tính tiện lợi và nhanh chóng của nó.

c Các cửa hàng bán lẻ khác thường bán hàng với giá rẻ chỉ bằng 15-20% so với giá hàng bán ở các siêu thị, có các đặc điểm về nguồn hàng như sau:

- Hàng không có nhãn hiệu nổi tiếng.

- Hàng được nhập thẳng từ các nguồn giá rẻ từ các nước thuộc Châu á, Nam Mỹ ở dạng không có bao bì và có thể được trang trí thêm tại Mỹ.

2. Các chính sách của chính phủ Mỹ đối với hàng dệt may.

2.1.Chính sách bảo hộ hàng dệt may trong nước của Mỹ.

Như đã phân tích ở trên về tình hình khó khăn của ngành dệt may ở Mỹ, cho nên ngành này là một trong những ngành được sự bảo hộ cao của nhà nước Mỹ. Các biện pháp Mỹ đã thực hiện để bảo hộ cho ngành dệt may có thể kể là:

t Năm 1972, Mỹ đã thành lập Uỷ ban phụ trách việc thực hiện các Hiệp định về dệt (Committee for Implementation of Textile Agreement-CITA) nhằm kiểm soát việc thực hiện các hiệp định song phương về dệt.

náp dụng các biện pháp thuế quan thông qua Biểu thuế quan hài hoà của Mỹ. ở Biểu thuế quan này, hàng dệt may sẽ được phân loại theo hệ thống mã số quốc tế gồm 6 chữ số và tuỳ vào sự phân loại này mà có mức thuế suất tương ứng .

s Thông qua các hiệp định song phương về hàng dệt may giữa Mỹ với các nước, Mỹ quy định hạn ngạch và Luật Thương Mại Mỹ cũng cho pháp chính phủ Mỹ đơn phương áp dụng các loại hạn ngạch mang tính hành chính đối với các loại hàng dệt may nhập khẩu từ các nước khác vào Mỹ.

Các biện pháp kỹ thuật khác cũng được Mỹ áp dụng để bảo hộ thị trường nội địa về dệt may như: Luật xác định sản phẩm sợi dệt, Luật nhãn hiệu sản phẩm len.

2.2 Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.

Mỹ là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), có tham gia Hiệp định đa sợi(MFA- Multi-Fibex Arrangememt) cho nên hàng dệt may vào nước Mỹ phải tuân thủ những nguyên tắc chung của MFA. Vì thế khi đưa hàng dệt may các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững hai vấn đề sau đây:

2.2.1 Quy định chung của Hiệp định đa sợi-MFA.

Hiệp định cho phép mỗi thành viên của MFA được xây dựng những thoả thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng dệt.

t Cho phép mỗi nước được đơn phương định đoạt các biện pháp khi thấy rằng thị trường dệt của mình bị phương hại.

r Cho phép áp dụng hạn ngạch (Quota) để hạn chế số lượng hàng dệt nhập khẩu vào quốc gia mình. Hạn ngạch này sẽ được xoá bỏ vào năm 2005 giữa các nước thành viên Hiệp định đa sợi.

2.2.2 Quy định hệ thống hạn ngạch hàng dệt Mỹ:

Căn cứ vào các quyết định của MFA, Tổng thống Mỹ quyết định việc đàm phán hàng dệt song phương giữa Mỹ và các nước. Tính đến hết năm 1998, Mỹ đã ký hiệp định song phương với 45 nước, trong đó có 37 nước thành viên thuộc WTO.

Hiệp định hàng dệt song phương được xây dựng trên cơ sở thương lượng với thời hạn có hiệu lực từ 3-6 năm.

Về vấn đề đàm phán hiệp định song phương về hàng dệt giữa Mỹ với nước xuất khẩu như sau: Mức quota nhập khẩu hàng dệt vào thị trường Mỹ sẽ được xác định trên cơ sở trị giá hoặc khối lượng hàng dệt đã đưa vào thị trường Mỹ ở thời điểm đàm phán.

Thường khi khối lượng hàng dệt đưa vào Mỹ đạt 100000 tá sản phẩm thì Hải qua của Mỹ bắt đầu theo dõi và khi khối lượng này tăng lên 200000 tá sản phẩm thì Mỹ chính thức đề nghị đàm phán để xác định hạn ngạch nhập khẩu. Như vậy, để Việt Nam có thể nhận được hạn ngạch nhập khẩu lớn thì trong 1-2 năm đầu kể từ khi Hiệp định có hiệu lực các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải nỗ lực tối đa để đưa khối lượng hàng hoá lớn sang thị trường này.

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.

3.1 Những nhân tố tác động thuận lợi.

-Ngành dệt mày Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. -Hàng dệt may Việt Nam đã có cải tiên về mẫu mã và được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

-Việt Nam đi sau trong việc hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp thu các điều kiện kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu các kinh nghiệm của các nước đi trước.

Phần lớn các doanh nghiệp dệt may thường có quy mô vừa và nhỏ lên có những lợi thế mà các ạt và thích nghi dễ dàng với sự biến động của thị trường

+ Có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn

+ Không cần vốn lớn có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

+ Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng thị trường.

+ Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp quy mô lớn, chẳng hạn như hoạt động chân rết cho các công ty trong sản xuất và kinh doanh.

3.2Những nhân tố tác động tiêu cực.

Mặc dù hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ có hiệu lực đã đem lại cho ngành dệt may Việt Nam nhỉều vận hội mới song bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức lớn đòi hỏi Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Nghiệp và toàn ngành phải từng bước nỗ lực để vượt qua :

- Do đặc điểm của thị trường tiêu thụ hàng dệt may Mỹ có xu hướng ngày càng cạnh tranh quyết liệt nên sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các “cường quốc dệt may”như: Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ... trong khi Việt Nam lại là nước đi sau, năng lực sản xuất còn bé, chất lượng sản phẩm chưa cao, thua kém về vốn, công nghệ quản lý, thị phần và kinh nghiệm trên thị trường ....Đây chính là thách thức to lớn đối với việc duy trì và đầy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.

- Đối với hàng dệt may, thị trường Mỹ đòi hỏi chặt chẽ về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, các quy định về nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ sản phẩm. Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lưu ý đến một tập quán thương mại của Mỹ là thường yêu cầu mua hàng FOB, trong khi ngành may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu. Đây là một trở ngại không nhỏ trong việc tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ. Ngoài ra, do

không có nhiều đối tác nên hàng Việt Nam đến thị trường này trước đây thường phải qua một đối tác nước thứ ba. Hiện nay, mặc dù Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một cách trực tiếp: như lập trụ sở giao dịch tại Mỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Mỹ... Vì vậy, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tăng nhanh khối lượng hàng vào thị trường Mỹ trong thời gian tới thì hạn ngạch nhận được sau này sẽ rất thấp và điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị hàng xuất khẩu.

- Hiện nay tình trạng cơ sở vật chất, công nghệ, quản lý của toàn ngành nói chung và của nhiều doanh nghiệp nói riêng còn yếu kém, bất cập, không đồng bộ. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt kim và nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may. Dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chất lượng hàng may mặc không cao, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Thêm vào đó hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược xuất khẩu dài hạn, ngược lại các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “chộp giựt”, “manh mún”.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sự hiểu biết về pháp luật của các cán bộ còn hạn chế...Điều này đã tạo ra những trở ngại không nhỏ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.

- Hệ thống pháp luật và chính sách xuất nhập khẩu của Mỹ quá phức tạp và mới mẻ cũng gây không ít khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài các bộ luật của chính quyền trung ương, tất cả các bang của Mỹ đều có những quy định riêng của họ mà các nhà kinh doanh nước ngoài không thể không quan tâm. Tổng cộng tại 50 bang của Mỹ có tới trên 2700 chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan này đều có những

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 39)