Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 62 - 65)

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường thì việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, ngoài ra còn tạo ra uy tín danh tiếng bền vững cho doanh nghiệp.

Hiểu được điều đó Công ty đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng gạo như thay đổi máy móc thiết bị, sử dụng nguyên liệu đầu vào mới chất lượng hơn đó là thu mua loại thóc chất lượng, nhưng do sản xuất lúa gạo ở Thái Bình là nền sản xuất thâm canh phần lớn người nông dân vẫn chú trọng nhiều về số lượng năng suất, ít quan tâm đến chất lượng. Hơn nữa ruộng đất manh mún, cơ cấu giống phức tạp nên chất lượng gạo còn thấp và không đồng nhất, muốn thu gom một khối lượng gạo chất lượng đồng đều rất khó. Do vậy mà gạo Thái Bình nói chung và gạo của Công ty nói riêng chất lượng còn thấp chưa thể cạnh tranh được với gạo tám Nam Định, tám Điện Biên, Nàng Hương…

Đó là một khó khăn cho Công ty nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về gạo ngon chất lượng ngày càng nhiều. Nếu Công ty không chú ý đến điều này mà vẫn tập trung vào vùng thị trường gạo giá rẻ chất lượng trung bình và thấp

thì trong tương lai Công ty sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng tiềm năng và khu vực thị trường của Công ty sẽ dần thu hẹp.

Đặc biệt hiện nay khi chúng ta đã gia nhập WTO nền kinh tế bước vào hội nhập với khu vực và thế giới sẽ có nhiều hàng hoá từ nước ngoài tràn vào với giá rẻ chất lượng cao như gạo Thái Lan, Ấn Độ, cạnh tranh sẽ càng gay gắt và mang tính quốc tế cao, nếu không nâng cao chất lượng gạo thì khó mà cạnh tranh được và chúng ta sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Vì thế việc nâng cao chất lượng gạo là điều quan trọng và cần thiết.

2.3.2. Nội dung của giải pháp

Để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ưu thế trong cạnh tranh Công ty cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, đổi mới dây chuyền công nghệ vì công nghệ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới là một trong những nội dung của CNH-HĐH.

Thứ hai, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân. Máy móc công nghệ hiện đại thì cần ít công nhân nhưng lại đòi hỏi người công nhân phải có kỹ năng, trình độ cao hơn. Công ty cần phải tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người công nhân đồng thời phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và xử lý nghiêm những trường hợp công nhân làm việc không nghiêm túc, sai sót trong quá trình vận hành máy móc gây tổn thất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ ba, làm tốt khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, chọn những loại thóc chất lượng phải đồng nhất, lẫn ít tạp chất, độ ẩm phù hợp. Máy móc công nghệ dù có hiện đại, người công nhân dù có trình độ nhưng nếu nguyên liệu đầu vào (thóc) không tốt không đảm bảo chất lượng thì không thể có sản phẩm (gạo) tốt. Song để thu mua được các loại thóc tốt, chất lượng đảm bảo thì:

- Công ty phải thiết lập và xây dựng mối quan hệ bền chặt với HTX và các hộ nông dân để tiến hành các hoạt động thu mua được dễ dàng thuận tiện,

giữa Công ty và các HTX làm các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, không mua theo kiểu hàng sáo mỗi hộ một ít chất lượng không đồng nhất. Đồng thời giúp cho người nông dân có ý thức về sản xuât hàng hoá, mua thóc với giá hợp lý, hấp dẫn người nông dân

- Công ty cần phải hỗ trợ về vốn để giúp bà con nông dân chọn mua được giống lúa mới chất lượng, làm các mô hình trình diễn có quy mô. Hơn nữa Công ty kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp nên có thể hỗ trợ bà con phân bón, cách chăm sóc cây lúa theo từng thời điểm.

- Công ty cần phối hợp với trung tâm khuyến nông để tìm được một giống lúa chất lượng phù hợp với chất đất Thái Bình.

- Công ty cần phối hợp với bà con nông dân xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo, áp dụng các giống lúa mới chất lượng trong sản xuất.

Bên cạnh đó phải kể đến trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu hoạt động quản trị sản xuất không tốt có thể dẫn đến làm gián đoạn hoạt động sản xuất, giảm chất lượng nguyên liệu đầu vào và sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra. Trong Công ty hiện đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào tất cả các lĩnh vực. Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả quản lý và điều hành doanh nghiệp trong tương lai Công ty cần tăng cường áp dụng một cách triệt để hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

2.3.3. Điều kiện áp dụng

Để thực hiện các nội dung trên góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần chú ý:

- Thay đổi nhận thức của ban giám đốc cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên, cho họ thấy được vai trò và sự cần thiết của quản trị chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng ISO.

- Xây dựng được mối quan hệ bền chặt với người nông dân để có thể chọn những giống lúa đảm bảo chất lượng.

- Cần có biện pháp chế độ khuyến khích đối với người công nhân giúp họ làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao.

2.3.4. Hiệu quả đạt được

- Chất lượng sản phẩm đang ngày càng được nhấn mạnh và là một đòi hỏi để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thương trường. Chất lượng gạo của Công ty được nâng cao sẽ giúp Công ty nâng cao được năng lực cạnh tranh, tạo ưu thế trên thương trường

- Góp phần để Công ty xây dựng thương hiệu cho gạo Thái Bình

- Sản phẩm gạo của Công ty được nhiều người biết đến và Công ty sẽ khai thác thị trường mới: thị trường gạo cao cấp.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w