Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy tính

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 57 - 59)

- Hiện nay Trường đào tạo ba hệ: CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật, kết quả chất lượng đào tạo tính chung như sau:

5 Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy tính

dân chủ trong các hoạt động của nhà trường 21

16,54

Qua bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy:

- Sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, khích lệ GV- HS dạy tốt, học tốt là quan hệ được đa số GV quan tâm hơn cả (chiếm 65,35%). Vì trong nhà trường sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ GV- HS sẽ là nguồn động lực giúp cho GV dạy tốt, HS học tốt tạo ra mối quan hệ thân thiện, cởi mở, trao đổi thẳng thắn giữa GV- HS.

- 16,54% số GV nhận thức: Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy tính dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Đây cũng chính là một giá trị VH tốt đẹp tạo nên hệ thống chuẩn mực trong VH nhà trường. Nếu người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể thì sẽ nhận được

sự ủng hộ của các thành viên trong nhà trường, các thành viên sẽ phát huy được tinh thần dân chủ, lòng nhiệt tình trong các hoạt động của nhà trường.

- 11,81% số GV cho rằng: Đó là quan hệ mang tính chất quản lý, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở. Khi được hỏi, số GV này trả lời: Nhà trường quản lý GV theo giờ hành chính (8h/ngày). Đối với GV công tác dưới 10 năm thì nếu không có giờ cũng phải có mặt ở khoa để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tài liệu. Điều này sẽ tạo ra tâm lý không thoải mái, làm việc không hiệu quả. Vì với trang thiết bị, cơ sở vật chất như hiện nay thì không đáp ứng đủ số lượng GV mỗi người một bàn làm việc độc lập được dẫn đến tri thức nghiên cứu bị phân tán không tập trung, hiệu quả thấp.

- Tỷ lệ nhỏ GV cho rằng: Đó là quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý với cấp dưới, của thầy với trò (chiếm 3,94%); 2,36% GV cho rằng đó là sự đố kỵ ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Như vậy, qua kết quả đã được phân tích ở bảng 2.8 ta thấy: Đa số GV nhận thức được trong nhà trường phải có sự đoàn kết, gắn bó với nhau, người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể, mình vì mọi người thì mọi người với vì mình. Tuy nhiên còn một tỷ lệ nhỏ GV thấy rằng đó là quan hệ mang tính quản lý, độc đoán, thiếu tinh thần dân chủ, sự mất đoàn kết nội bộ. Trách nhiệm đó thuộc về CBQL, đó là sự mất công bằng trong sự phân công nhiệm vụ giữa các GV và quyền lợi mà họ được hưởng. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần phải thay đổi phong cách làm việc và nhìn nhận được thực chất vấn đề khi giao nhiệm vụ một cách thoả đáng để tráng sự ghen ghét, mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường.

* Về đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà

trƣờng mà chủ thể chính là GV và HS. Chúng tôi đưa ra câu hỏi cho 127 GV

là: “Đồng chí hãy đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường”, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường của GV Trường CĐCN Nam Định.

TT Mối quan hệ

Mức độ

Tốt B. thƣờng Chƣa tốt Không rõ

SL % SL % SL % SL %

1

Về bầu không khí tâm lý, đạo đức trong tập thể nhà trường 112 88,19 13 10,24 2 1,57 0 0

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)