III.3.3.1.Phân tích tình thế TMĐT

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược Marketing thương mại điện của công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi (Trang 32 - 35)

Trong phiếu điều tra phỏng vấn trắc nghiệm, và cụ thể là phần phân tích tình thế TMĐT, tôi có đưa ra các yếu tố cơ hội - thách thức, điểm mạnh – điểm yếu, và với mức độ quan trong từ thấp nhất đến cao nhất của từng nhân tố là từ 1 – 5, đa số người phỏng vấn đều đồng ý với các nhân tố mà tôi đưa ra, nhưng độ quan trọng của từng nhân tố lại có sự khác nhau. Cụ thể:  Cơ hội 4.1 4.8 3.1 4.8 3.2 0 1 2 3 4 5 6 TMĐT - CNTT phát triển Số ngưới sử dụng, chấp nhận internet tăng Có nguồn nhân lực đào tạo TMĐT TMĐT được sử dụng rộng rãi trong DN Hệ thống luật điện tử dần hoàn thiện

Hình 3.11: Cơ hội thúc đẩy hoạt động hoạch định chiến lược Marketing TMĐT

(Nguồn: SPSS)

“Thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiêp” và “số người sử dụng internet đang gia tăng” được coi là hai nhân tố cơ hội được đánh giá ở mức độ quan trọng thứ nhất. Việc tỉ lệ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT ngày càng tăng, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội giúp cho các hoạt động Marketing TMĐT của Tràng Thi đến các

doanh nghiệp cũng trở nên hiệu quả hơn đặc biệt khi đây là tập khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng đến đối với ngành hàng Nội thất văn phòng.

Thách thức 4.8 3.2 4.2 3.1 3.8 3.5 0 2 4 6 Khách hàng có nhiều sự so sánh hơn … Hạ tầng CNTT chưa đồng bộ Một số công cụ emar dần mất tính hiệu quả Văn bản hướng dẫn luật còn chậm Nhận thức của người dân về TMĐT thấp An ninh mạng chưa đảm bảo

Hình 3.12: Thách thức cản trở hoạt động hoạch định chiến lược Marketing TMĐT

(Nguồn: SPSS)

Một trong các yếu tố được coi là thách thức lớn gây khó khăn đến hoạch định chiến lược Marketing TMĐT cũng như hiệu quả ứng dụng Marketing TMĐT là việc khách hàng có sự so sánh nhiều hơn qua mạng. Do đó, cạnh tranh trên môi trường điện tử cũng là một vấn đề khó khăn đối với Công ty khi mà Công ty vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Nhân tố thứ hai phải kể đến là việc một số các công cụ xúc tiến Marketing TMĐT dần mất đi tính hiệu quả khi mà hiện tượng thư rác tràn lan, banner quảng cáo xuất hiện quá nhiều tại các website… khiến cho khách hàng không còn hứng thú với quảng cáo và đôi khi cảm thấy bị làm phiền, điều này cũng làm giảm đi tác dụng của các biện pháp xúc tiến, gây khó khăn cho các Công ty khi tiến hành hoạch định và triển khai Marketing TMĐT.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Chất lượng sản

phẩm dịch vụ Đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm Vị trí kinh doanh thuận lợi Uy tín lâu năm Tiềm lực về tài chính

5

4.5

5

3.1 3.1

Hình 3.13 Điểm mạnh có vai trò thúc đẩy hoạch định Marketing TMĐT

(Nguồn: SPSS)

Nhân tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động Marketing TMĐT là vị trí kinh doanh thuận lợi, do đó việc khách hàng tìm đến cửa hàng của Công ty cũng gặp nhiều thuận tiện hơn.

Nhân tố thứ hai cũng có vai trò quan trọng hàng đầu được người phỏng vấn đánh giá cao đó là chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty. Hiện nay Công ty là nhà phân phối cấp I chuyên bán xỉ sản phẩm của Nội thất Hòa Phát, Nội thất 190, một trong những thương hiệu có uy tin lớn trên thị trường đồ nội thất, dó đó sản phẩm mà Công ty cung ứng sẽ được khách hàng tin tưởng, dễ dàng chấp nhận mua hàng hơn.

Điểm yếu: 4.2 3.2 4.8 3.8 0 1 2 3 4 5 6 Nhân lực về marketing TMĐT còn yếu

Hạ tầng CNTT cho TMĐT Nhận thức cấp quản lý về vai trò marketing TMĐT Thiếu sự đồng bộ giữa các phòng ban

Hình 3.14: Điểm yếu gây khó khăn tới công tác hoạch định Marketing TMĐT Điểm yếu lớn nhất tồn tại ở Công ty, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác hoạch định chiến lược Marketing TMĐT có thể nói là nhận thức của cấp quản lý vê lợi ích, vai

trò, tầm quan trọng của hoạch định chiến lược TMĐT nói chung và Marketing TMĐT nói riêng đối với hiệu quả kinh doanh của Công ty toàn Công ty. Vì nguyên nhân này nên Công ty vẫn chưa đề ra một văn bản hoạch định chiến lược Marketing TMĐT thật bài bản nhằm đề ra phương hướng, mục tiêu, chính sách cho hoạt động Marketing TMĐT cho toàn DN cũng như đối với hoạt động kinh doanh ngành hàng Nội thất văn phòng.

Điểm yếu tồn tại thứ hai là nhân lực Marketing TMĐT trong công ty còn yếu và thiếu, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động Marketing TMĐT nên các hoạt động Marketing TMĐT triển khai chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược Marketing thương mại điện của công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi (Trang 32 - 35)