9. Bố cục của luận văn
1.5.2.4. nghĩa thực tế đối với học sinh dân tộ cở vùng có điều kiện kinh tế xã
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Do đặc thù địa hình miền núi, sự phân bố dân cư không tập trung, phong tục tập quán canh tác của người dân tộc thiểu số là sống dựa vào rừng nên họ sống rất xa các khu trung tâm. Học sinh là con em dân tộc thiểu số cũng phải chịu nhiều thiệt thòi, điều kiện kinh tế gia đình thì eo hẹp (đa số là hộ nghèo, các em vừa phải lao động vừa đi học), hằng ngày các em phải đi bộ cả chục cây số để đến trường nên rất vất vả. Nhiều học sinh không đủ điều kiện phải bỏ học giữa chừng hoặc có đi học thì cũng buổi đi buổi nghỉ. Mô hình trường PTDTBT dân nuôi đã khắc phục được những khó khăn cho các em, các em được nhà nước hỗ trợ các điều kiện về sinh hoạt và học tập từ đó giảm gánh nặng cho gia đình. Được ở tập trung tại trường không phải đi lại trong ngày nên các em có thời gian, đủ sức khoẻ để học tập và các em còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được tham gia các hoạt động VHVN – TDTT vui chơi bổ ích... Từ đó các em sẽ hứng thú hơn trong việc học tập.
Mô hình quản lý trường PTDT Bán trú cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV với học sinh. Khi gửi con em mình vào nhà trường tức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 là phụ huynh học sinh đã uỷ thác con em họ cho Ban giám hiệu và Giáo viên nên bản thân các CBQL, GV đã phải tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục. Khó khăn còn nhiều, song mô hình trường bán trú dân nuôi rõ ràng rất phù hợp với những trường vùng cao.