0
Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Các cơ chế thích ứng

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MPEG DASH – CHUẨN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT HỖ TRỢ STREAMING THÍCH ỨNG ĐỘNG QUA HTTP (Trang 69 -70 )

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH KIẾN TRÚC MPEGDASH

3.4.2. Các cơ chế thích ứng

Các cơ chế thích ứng được đề xuất trong đồ án này theo ba yêu cầu: 1. Phát lại sẽ không bị dừng lại.

2. Sử dụng tối ưu tài nguyên mạng, chọn mức tốc độ bit tốc độ cao nhất có thể trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu thứ nhất.

3. Chuyển đến mức chất lượng thích hợp cần được thực hiện càng nhanh càng tốt.

Nếu bất kỳ một trong các yêu cầu này là không được thỏa mãn, điều này cho thấy việc sử dụng sai của băng thông khả dụng. Nếu không đáp ứng yêu cầu đầu tiên, điều này chỉ ra rằng sự lựa chọn mức biểu diễn được chọn đã được đánh giá quá cao. Kết quả là, thời gian cần để tải về các phân đoạn tiếp theo sẽ dài hơn so với thời gian riêng của phân đoạn, dẫn đến gián đoạn phát lại nếu mức biễu diễn không giảm. Nếu không đáp ứng yêu cầu thứ hai cho ra rằng mức biễu diễn đã bị đánh giá thấp. Trong trường hợp này, người sử dụng client này sẽ không trải nghiệm chất lượng tốt nhất có thể; tuy nhiên, họ sẽ có thể xem/nghe nội dung ít hơn so với chất lượng cao nhất có thể. Yêu cầu thứ ba liên quan đến một sự lựa chọn thiết kế: khi việc chuyển đổi sự kiện có thể xảy ra. Trong quá trình thực hiện, cơ chế thích ứng phải được dùng đến ngay sau khi phân đoạn được tải về (bộ đệm). Vì vậy, tất cả các cơ chế được đề xuất đều nhanh như nhau, nhưng cung cấp các tiêu chuẩn khác nhau cho các cấp độ chất lượng thích hợp.

Ba cơ chế thích ứng đã được đề xuất: thích ứng tích cực, thích ứng bảo thủ và thích ứng trung bình. Mỗi loại có một ưu và nhược điểm riêng và trong đồ án này không đi sâu vào vấn đề này.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MPEG DASH – CHUẨN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT HỖ TRỢ STREAMING THÍCH ỨNG ĐỘNG QUA HTTP (Trang 69 -70 )

×