Các nguyên tắc xác định biện pháp quản lí

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học trong quá trình đào tạo nghề ở trường trung cấp (Trang 83 - 84)

1. Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính phù hợp

Đảm bảo tính phù hợp đó là nguyên tắc quan trọng khi đƣa ra các biện pháp. Tính phù hợp nghĩa là biện pháp phải phù hợp với thực tế phát triển của nhà trƣờng, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội nhất là phải phù hợp với chủ trƣơng chính sách của đảng và nhà nƣớc về phát triển giáo dục, cũng nhƣ sự phát triển của nghành. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của ngƣời học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức...”

Mục tiêu của phát triển giáo dục là: Tạo bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục theo hƣớng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lí kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đổi mới nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới quản lí giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

2. Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Biện pháp phải đảm bảo tạo đƣợc sự đổi mới trong công tác quản lí hoạt động dạy học theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc. Những biện pháp đó phải đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy đƣợc những ƣu điểm của hệ thống quản lí hiện tại của nhà trƣờng, tránh những xáo trộn không cần thiết.

3. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính đồng bộ

Quá trình dạy học là quá trình hoạt động dạy (Truyền đạt kiến thức) của thầy và quá trình học (Tiếp nhận tri thức của trò). Đây là một quả trình chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau (Khách quan và chủ quan) để đạt đƣợc hiệu quả cao đòi hỏi hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, các điều kiện phục vụ đáp ứng về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, vật tƣ, phải đảm bảo trang bị đồng bộ và đạt đƣợc ở mức cao nhất. Biện pháp quản lí phải đƣợc tác động đến tất cả các lĩnh vực đẻ tạo ra những điều kiện tối ƣu cho hoạt động dạy của thầy và học của trò trong nhà trƣờng. Có thể nói: Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống quản lí hoạt động dạy học của nhà trƣờng.

4. Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi đó là một nguyên tắc khi biện pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực hiện đƣợc trong hoàn cảnh cụ thể hiện tại của nhà trƣờng (Nhƣ trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, ngân sách, cơ sở vật chất...) với sự nỗ lực phấn đấu cao sẽ đạt đƣợc hiệu quả trong công tác quả lý trong công tác tổ chức và quản lí hoạt động dạy học của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học trong quá trình đào tạo nghề ở trường trung cấp (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)