Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trƣờng

Một phần của tài liệu Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình xanh đất trồng đồi núi trọc (Trang 77)

Phủ xanh đất trống đồi núi trọc là một hợp phần của hệ thống kinh tế - xã hội - môi trƣờng. Do đó các chính sách, cách tổ chức quản lý và thị trƣờng đóng vai trò rất quan trọng, đó là nhân tố thúc đẩy hay hạn chế các quá trình liên quan.

+ Về chính sách

- Cần thực hiện đầy đủ luật đất đai và chủ trƣơng giao đất giao rừng. Các loại đất cần phải có chủ thể quản lý sử dụng rõ ràng. Quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể quản lý rừng với Nhà nƣớc.

- Nhà nƣớc cần có chính sách ƣu tiên và hỗ trợ cho ngƣời trồng rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả về vốn, kỹ thuật, giá cả và bảo hiểm các rủi ro do thời tiết và thị trƣờng gây nên. Thực hiện chính sách miễn giảm thuế lâm nghiệp ở vùng đồi núi nghèo khó. Cần có chính sách bảo hiểm cây trồng toàn quốc.

- Thực hiện tốt công tác định canh định cƣ và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc, tìm các biện pháp nâng cao đời sống đồng bào ở vùng gò đồi và vùng nghèo khó. Có chính sách cung ứng lƣơng thực, đảm bảo cuộc sống của ngƣời trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Về tổ chức thị trƣờng

- Cần có qui hoạch và sử dụng các loại đất, để đất đƣợc sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Tránh hiện tƣợng độc canh trên diện rộng, nhƣng cũng tránh manh mún, làm sao tạo ra đƣợc sản phẩm hàng hóa để trao đổi thì mới phát triển đƣợc.

- Cần lựa chọn xây dựng các tụ điểm dịch vụ về kỹ thuật, cung ứng vật tƣ và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời sản xuất. Các tổ chức Nhà nƣớc phải thực hiện đầy đủ vai trò điều tiết ở khâu này để cho ngƣời sản xuất khỏi bị chèn ép. - Ở tầm vĩ mô, các cơ quan Trung Ƣơng phải phối hợp với các địa phƣơng để hoạch định các chiến lƣợc sản xuất nông lâm nghiệp, cây công nghiệp cho từng vùng trong cả nƣớc, xác định lối ra và tìm thị trƣờng ổn định cho từng loại sản phẩm của từng vùng. Có nhƣ vậy thì sự phát triển nông lâm nghiệp nói chung và phủ xanh đất trống đồi núi trọc nói riêng mới có kết quả.

4.6.3. Giải pháp vốn đầu tƣ

+ Giải pháp về vốn

Muốn tránh sản xuất manh mún, tự cung tự cấp, tạo ra hàng hóa đòi hỏi phải mở rộng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để làm việc đó cần phải có vốn. Nhƣng ngƣời dân sống trong vùng đất trống đồi núi trọc thì lại rất nghèo, không có sức để đầu tƣ cho sản xuất hàng hóa và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Vì vậy cần có sự quan tâm tác động mạnh mẽ của Nhà nƣớc để huy động tối đa các nguồn vốn. Các nguồn vốn có thể hỗ trợ là:

- Vốn vay từ ngân hàng phát triển nông nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

- Vốn của chính phủ cho các dự án đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho vùng nghèo khó.

- Vốn ủy thác của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc, vốn bảo trợ, tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chƣơng trình đƣợc Nhà nƣớc chỉ định.

Nhà nƣớc và các địa phƣơng tổ chức lồng ghép cách chƣơng trình, dự án trên cùng một lãnh thổ để tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.

Cần đổi mới cơ chế tín dụng đối với ngƣời trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhƣ: đơn giản thủ tục cho vay, tăng hạn mức cho vay, kéo dài chu kỳ thu hồi vốn, giảm tỷ lệ lãi suất. Thời hạn và lƣợng vốn cho vay đƣợc đảm bảo theo tiến trình sản xuất từ gieo trồng đến chăm sóc và đến lúc có sản phẩm đầu tiên. Tránh tình trạng chỉ cho vay vốn gieo trồng mà không cho vay vốn chăm sóc đến khi có sản phẩm dẫn đến tình trạng có trồng mà không có thu hoạch, không có sản phẩm.

+ Giải pháp đầu tƣ

Khi đã có vốn thì vấn đề đầu tƣ đúng và đủ lƣợng là hết sức cần thiết. Đối với khoanh nuôi phục hồi rừng ở mức độ thấp không tác động, không thực hiện giải pháp lâm sinh cần 150.000-200.000đ/ha/năm.

Đối với khoanh nuôi phục hồi rừng ở mức độ cao, có thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhƣ chăm sóc cây tái sinh, xúc tiến tái sinh, tra dặm thêm cây mục đích cần 500.000đ/ha/năm cho năm thứ nhất và 180.000 - 200.000đ/ha/năm cho năm thứ hai. Nhƣng hiện nay chỉ có 150.000đ/ha/năm. Vì vậy ngƣời ta chỉ khoanh nuôi bảo vệ rừng chứ không thực hiện giải pháp lâm sinh. Kết quả là rừng khoanh nuôi ở mức độ tác động cao cũng có chất lƣợng kém nhƣ rừng khoanh nuôi không thực hiện cac giải pháp lâm sinh.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

1. Hệ thực vật Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng. Kết quả đã ghi nhận đƣợc 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ. Riêng huyện Đồng Hỷ, chúng tôi đã thống kê 443 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 306 chi, 104 họ 5 ngành thực vật:

 Ngành Thông đất (Lycopodiophita): 2 họ, 2 chi 3 loài  Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta): 1 họ, 1 chi, 2 loài  Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta): 7 họ, 14 chi, 18 loài  Ngành Thông (Pinophyta): 2 họ, 2 chi, 3 loài

 Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta): 92 họ, 287 chi, 417 loài. Trong đó: o Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida): 73 họ, 228 chi, 333 loài

o Lớp 1 lá mầm (Liliopsida): 19 họ, 59 chi, 84 loài

2. Theo khung phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật của huyện Đồng Hỷ có 4 lớp quần hệ: rừng kín, rừng thƣa, thảm cây bụi và rừng thứ sinh. 3. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên có 3 nhóm đất trống đồi trọc: nhóm đất trống đồi trọc loại I, nhóm đất trống đồi trọc loại II và nhóm đất trống đồi trọc loại III. Các nhóm đất trống đồi trọc đều có nguồn gốc thứ sinh và đƣợc phát sinh hình thành từ rừng do các hoạt động khai thác gỗ củi và chặt đốt rừng tạo nên. Trừ nhóm đất trống đồi trọc loại III là phải phủ xanh bằng trồng rừng, hai nhóm còn lại (nhóm loại I và loại II) đều còn tiềm năng sản xuất tốt nên có thể thực hiện nhiều biện pháp phủ xanh khác nhau từ trồng rừng đến khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.

4. Những mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc mang tính nhân tạo (vƣờn rừng, các mô hình nông lâm kết hợp) đƣợc đầu tƣ thích đáng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình khác, nhất là mô hình khoanh nuôi phục

hồi rừng chỉ đáp ứng đƣợc phủ xanh còn hiệu quả kinh tế là rất thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu cuộc sống của ngƣời dân.

5. Nguyên nhân kém hiệu quả của việc phủ xanh đất trống đồi trọc là do đầu tƣ chƣa đủ, sự quản lý không chặt chẽ và việc thực hiện công tác phủ xanh chƣa đúng qui trình kỹ thuật.

6. Có 3 giải pháp chính để phủ xanh đất trống đồi trọc là: - Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng

- Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng - Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các giải pháp nông lâm kết hợp 7. Để thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi trọc cần thực hiệt tốt các giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về chính sách, tổ chức và quản lý, về vốn đầu tƣ, trong đó giải pháp về vốn đầu tƣ là quan trọng nhất.

ĐỀ NGHỊ

Do thời gian ngắn (hơn 1 năm) nên những kết quả đạt đƣợc mới chỉ là những dẫn liệu ban đầu làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc tại địa phƣơng. Do đó cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu tiếp để hoàn thiện hơn.

Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ vốn cho ngƣời dân tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

Cần thiết lập một cơ quan hay tổ chức tƣ vấn đủ mạnh để hỗ trợ cho ngƣời dân về kỹ thuật cũng nhƣ các hoạt động thị trƣờng trong việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp.

Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng phòng hộ thành đất rừng trồng cần thực hiện tốt qui trình trồng rừng để bảo vệ đất khỏi bị trọc hóa nhƣ các phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy trƣớc đây.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Chu Thị Hồng Huyền, Lê Đồng Tấn (2009), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tái nguyên Sinh vật, th10, Hà Nội.

2. Lê Đồng Tấn, Chu Thị Hồng Huyền (2009), Nyghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng tại Thái Nguyên - Bắc Kạn, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật, th10, Hà Nội.

3. Chu Thị Hồng Huyền (2009), đánh giá thực trạng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tạp chí khoa học và công nghệ, số 10, Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bình (1983), Mô hình Nông lâm kết hợp, Nxb NN, Hà Nội.

2. Bộ Lâm nghiệp (1978), Sổ tay quy hoạch rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Lâm nghiệp, Qui trình kỹ thuật trồng rừng Sau sau. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1983, 15 tr.

4. Bộ Lâm nghiệp (1983), Qui trình kỹ thuật tỉa thưa rừng mỡ trồng thuần loại. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 16 tr.

5. Bộ Lâm nghiệp (1987), Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam.

Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội, 174 tr.

6. Bộ Lâm nghiệp (1978), Qui phạm tạm thời về giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụnh cho rừng sản xuất. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 58 tr.

7. Bộ Lâm nghiệp, Qui chế quản lý rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Nxb NN, Hà Nội 1978.

8. Bộ Lâm nghiệp (1988), Qui chế tạm thời về các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất, Nxb NN, Hà Nội.

9. Bộ Lâm nghiệp (1993), Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa, Nxb NN, Hà Nội.

10.Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Qui phạm khoanh nuôi phục hồi rừng, Nxb NN, Hà Nội.

11.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb NN, Hà Nội, 460tr.

12.Chƣơng trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (2002), Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vĩ mô - Đà Nẵng 8- 10/5/2002, Nxb NN. Hà Nội 535 tr.

13.Lê Ngọc Công (2003), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện ST&TNSV, Viện KH&KT Việt Nam, Hà Nội.

14.Lê Trọng Cúc, Hà Hữu Quí (2002), Phát tiển bền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra,

15.Cục phát triển lâm nghiệp (1997), 100 loài cây bản địa (cây gỗ có giá trị cao ở Miền Nam để trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất), Nxb tp Hồ Chí Minh, 222 tr.

16.Ngô Quang Đê (1981), Kỹ thuật giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp, 126 tr.

17.Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát, Trần Văn Con, Đặng Thịnh Triều (2006), Trồng rừng sản xuất vùng núi phía Bắc - từ nghiên cứu đến phát triển, Nxb NN. Hà Nội, 200tr.

18.Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, II, III. Nhà xuất bản trẻ, tp Hồ Chí Minh.

19.Nguyễn Lộc (1985), Một số vấn đề về công tác giống cây trồng, Nxb KHKT.

20.Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thƣ (1993), Nghiên cứu cải tạo, phục hồi và sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Quảng Bình, Tuyển tập công trình Nghiên cứu sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb KH&KT, Hà Nội, 44-48.

21.Trần Đình Lý (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc vùng gò đồi Bắc Trung Bộ, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

22. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thƣ, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1995).

Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng, Báo cáo đề tài KN 03-11, Hà Nội.

23.Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thƣ, Trịnh Minh Quang: Hiện trạng và phân loại đất trống đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ. Tạp chí nghiên cứu kinh tế và phát triển 1(35): 112-117.

24.Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội, 270tr.

25.Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp bền vững, Nxb NN, Hà Nội.

26.Ngô Đình Quế, Nguyễn Đức Minh (2006), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rưng theo cơ chế sạch ở Việt Nam, Tạp chí KHLN - 1/2006, 27-37.

27.Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi, Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội.

28.Lê Đồng Tấn (2007), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Tạp chí NN&PTNT, số 19/2007, 76-80.

29.Lê Đồng Tấn (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp và xây dựng qui trình phủ xanh đất trống đồi trọc tại Thái Nguyên - Bắc Kạn, Báo cáo đề tài KH&CN, Hà Nội.

30.Lê Đồng Tấn (2003), Một số kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình phục hồi rừng tại tỉnh Lai Châu, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4/2003, 468-470.

31.Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung (205), Kết quả nghiên cứu trên ô định vị về diễn thế phục hồi tự nhiên thảm thực vật tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất, Hà Nội 17/5/2005, 836-840.

32.Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung, Ma Thị Ngọc Mai (2005), Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb KH&KT, 1063-1066.

33.Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai (2006), Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình diễn thế phục hồi rừng tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 21/2006, 80-84.

34.Phạm Ngọc Thƣờng (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội, 130 tr.

35.Tổng cục Lâm nghiệp (1964), Quy trình tạm thời về khai thác gỗ củi, Nxb Nông thôn, 52 tr.

36.Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb KH&KT, Hà Nội.

37. Nguyễn Văn Trƣơng (1996), Thâm canh rừng tự nhiên, Nxb NN, Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Trƣơng, Nguyễn Phái (1990), Vấn đề kinh tế sinh thái Việt Nam, Nxb NN, Hà Nội.

39. UNESCO (1973), International classfication and mapping vegetation,

Paris, 1973, 6-35.

40. Đặng Kim Vui (2002), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 12/2002, tr 1110-1112.

41. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2005), Kỹ thuật trồng cây nguyên liệu giấy, Nxb Lao động - Xã hội, Hàn nội, 135tr.

42. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2002), Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Hà Nội,

Một phần của tài liệu Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình xanh đất trồng đồi núi trọc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)