Các nguyên tắc đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (Trang 29)

1.4.1 . Những nguyên tắc chung về đánh giá

Trong quá trình đánh giá cần đảm bảo một số nguyên tắc chung sau đây: - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động nhân cách.

- Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội, lịch sử.

- Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển, giữa chẩn đoán và dự báo.

- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu đào tạo. Đánh giá là một quá trình tiến hành có hệ thống nên phải được xuất phát từ mục tiêu dạy học, do đó điều kiện tiên quyết là xác định rõ mục tiêu đánh giá cái gì; tiến trình đánh giá phải được chọn theo mục tiêu đánh giá.

- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý- sinh lý lứa tuổi. - Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy, tính thuận tiện[1].

Định hướng đổi mới KT-ĐG đối với các môn học nói chung và với môn Sinh học nói riêng đã chỉ rõ: đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc KT-ĐG phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc KT - ĐG chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực. Thống nhất với quan điểm đổi mới KT - ĐG như trên, việc KT - ĐG sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn Sinh học ở từng cấp học. Các câu hỏi, bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Cụ thể là:

- Hướng tới yêu cầu KT - ĐG công bằng, khách quan kết quả học tập của HS. Bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội kiến thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm.

- Hệ thống câu hỏi KT- ĐG cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn, mặt bằng về nội dung học vấn dành cho học sinh THPT, và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.

Với định hướng như trên, bên cạnh việc đảm bảo những nguyên tắc đánh giá chung, môn Sinh học cũng có các nguyên tắc đánh giá phù hợp với đặc thù của bộ môn cũng như những điều kiện thực tế của hoạt động dạy học môn chuyên ngành. Đó là:

- Đảm bảo tính khách quan, chính xác theo những mục tiêu cụ thể cần đánh giá.

- Cần phải dựa vào những mục tiêu cụ thể trong một bài, một chương hay sau một học kì với những kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể tương ứng với nội dung và phương pháp của từng lớp học, cấp học.

- Phải kết hợp đánh giá lý thuyết với đánh giá thực hành, kết hợp trắc nghiệm tự luận và TNKQ, đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển.

- Phải chú ý đến xu hướng đổi mới trong dạy học ở trường THPT. Việc đánh giá giúp cho việc học tập các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng một cách tích cực, chủ động, giúp người học có năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo[1].

Chƣơng 2

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU NHIỄU CỦA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (MCQ) PHẦN DI TRUYỀN HỌC (SINH HỌC 12) 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần Di truyền học (sinh học 12)

Phần di truyền học trong chương trình sinh học 12 THPT hiện hành gồm 5 chương với 22 tiết [19];[20].

Mức độ kiến thức và kĩ năng cần đạt được: -Nêu định nghĩa gen và kể tên một vài loại gen.

-Nêu định nghĩa mã di truyền và đặc điểm của mã di truyền.

-Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN. -Trình bày được diễn biến chính của cơ chế phiên mã và dịch mã.

-Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình của Mônô và Jacôp).

- Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung các dạng đột biến gen.

- Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST. Nêu được sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tục qua các thế hệ tế bào.

- Kể tên các dạng đột biến NST (đột biến đột biến cấu trúc và đột biến số lượng)

- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung các dạng đột biến NST. - Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến NST.

- So sánh các cơ chế tự sao, phiên mã, dịch mã. - Vận dụng giả bài tập.

Chƣơng 2. Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền (8 tiết)

Mức độ kiến thức và kĩ năng cần đạt được:

- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen và Các định luât bổ sung (tương tác gen, di truyền liên kết, di truyền ngoài nhân).

- Nêu ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen và môi quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường.

- Nêu khái niệm về mức phản ứng.

- Viết được các sơ đồ lai, giải được các bài tập di truyền biến dị.

Chƣơng 3. Di truyền học quần thể (2tiết)

Mức độ kiến thức và kĩ năng cần đạt được:

- Nêu được định nghĩa quần thể (quần thể di truyền)

- Nêu sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối & quần thể ngẫu phối qua các thế hệ.

- Phát biểu nội dung, ý nghĩa, điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec. Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.

- Xác định được tần số tương đối của các alen, các kiểu gen.

Chƣơng 4. Ứng dụng di truyền học (3 tiết)

Mức độ kiến thức và kĩ năng cần đạt được:

- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.

- Nếu các khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở động vật và thực vật cùng với các kết quả của chúng.

- Nêu khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật.

Chƣơng 5: Di truyền học ngƣời (2 tiết)

Mức độ kiến thức và kĩ năng cần đạt được:

- Nêu sơ lược về di truyền y học, di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen, một số bệnh tật ở người, bảo vệ vốn gen của loài người liên quan tới một số vấn đề: di truyền học và ung thư, AIDS, di truyền trí năng.

- Phân tích và lập sơ đồ phả hệ tìm ra quy luật di truyền qua sơ đồ. Ứng dụng vào thực tiễn.

2.2. Kĩ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (MCQ) phần di truyền học (SH12)

2.2.1. Cấu trúc của câu trắc nghiệm khách quan MCQ

Kĩ năng viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan MCQ. - Thứ nhất phải hiểu cấu trúc câu TNKQ MCQ.

-Thứ hai cần phân tích được mối quan hệ trong cấu trúc của câu trắc nghiệm. *Câu hỏi TNKQ MCQ gồm 2 phần: Câu dẫn và các phương án lựa chọn.

- Câu dẫn (phần gốc): Là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh yêu cầu học sinh phải lựa chọn một trong các đáp án để hoàn thành câu hoàn chỉnh. Câu dẫn có nội dung viết ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu không viết dài dòng gây mất thời gian khi học sinh đọc, tránh gây nhầm lẫn cho học sinh.

+ Phần dẫn có khi là một câu hỏi.

+ Phần dẫn có khi là một mệnh đề được dùng làm dữ liệu cho nhiều câu mồi. + Phần dẫn có khi là một câu chưa đầy đủ còn có chỗ để trống.

- Các phương án lựa chọn: Mỗi một câu trắc nghiệm khách quan có 4 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng và có 3 phương án gây nhiễu.

2.2.2. Phân loại các câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan MCQ để thấy đƣợc vai trò của các câu nhiễu liên quan đến độ khó và độ phân biệt

- Trong câu trắc nghiệm, các phương án chọn có thể dưới dạng dùng lời hoặc số và chỉ có một phương án đúng nhất, các phương án khác chỉ có tác dụng gây nhiễu – (Distracters) hay chúng đóng vai trò là các câu mồi.

- Các câu nhiễu – (Distracters) phải là các câu sai trông như có vẻ đúng, có vẻ hợp lí, thu hút sự lựa chọn của học sinh có nhận thức kém, còn đối với học sinh khá giỏi thì nó chỉ có tác dụng là câu gây nhiễu mà thôi.

- Phương án đúng thể hiện sự hiểu biết của học sinh khi chọn đáp án chính xác. Học sinh nắm vững kiến thức mới phân biệt được.

- Phương án nhiễu là câu trả lời sẽ dễ gây nhầm lẫn đối với học sinh học bài chưa kĩ hay kiến thức chưa vững. Các câu nhiễu có nội dung hấp dẫn ngang nhau đối với phương án đúng. Đây là loại câu trắc nghiệm có độ khó độ phân biệt cao, thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức và kĩ năng ở mức độ hiểu biết và vận dụng. Các câu nhiễu có nội dung tương phản với phương án đúng là loại câu có độ khó và độ phân biết thấp, thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức và kĩ năng không cao chỉ là tái hiện, ghi nhớ kiến thức.

Muốn biết được câu trắc nghiệm khách quan MCQ có mối liên hệ chặt chẽ giữa các câu nhiễu với độ khó và độ phân biệt, trước hết người viết và sử dụng trắc nghiệm phải đánh giá được chất lượng bộ câu hỏi TNKQ.

Đánh giá chất lượng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần dựa vào các tiêu chí về nội dung và hình thức.

• Về nội dung, bộ câu hỏi TNKQ phải đảm bảo đƣợc 5 điều kiện sau:

1. Tầm quét rộng: phủ khắp khu vực kiến thức và kĩ năng kiểm tra đánh giá. 2. Độ tinh tế: bắt buộc HS phải chú ý đến chi tiết và biết cụ thể hóa kiến thức và kĩ năng đã được học tập.

3. Tính cần yếu: bộ câu hỏi phải có tính hệ thống và phân bố có tỉ trọng nhằm nhấn mạnh được các kiến thức kĩ năng trọng tâm, cần yếu trong một giai đoạn học tập của HS.

4. Đảm bảo vừa sức: Luôn bám sát điều kiện học tập và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của HS.

5. Dễ nhân mẫu: Thuận lợi cho và áp dụng đại trà và chấm điểm theo tự động hóa.

• Về mặt cấu tạo, một câu hỏi TNKQ bao gồm 4 thành phần đặc trƣng:

- Một câu dẫn - Stem (câu gợi ý) của câu hỏi.

- Tuỳ chọn - Options những lựa chọn được cung cấp sau câu dẫn. - Từ khoá - Key: câu trả lời đúng trong danh sách các tuỳ chọn.

- Các câu nhiễu - Distracters: các câu trả lời sai trong danh sách các tuỳ chọn.

• Về hình thức, bộ câu hỏi TNKQ phải đảm bảo đƣợc một số qui tắc kĩ thuật cho soạn đề TNKQ sau đây:

* Đối với câu dẫn nên đảm bảo đƣợc các điều kiện sau:

1. Câu dẫn cho đọc hiểu cần có chất liệu mới lạ, không được đơn thuần lặp lại nguyên văn những điều đã có trong bài học.

2. Hạn chế soạn câu dẫn có phần thân cấu tạo theo lối phủ định.

3. Không dùng các câu dẫn có cách thể hiện làm rối trí HS. Ví dụ như các thể hiện rắc rối do việc dùng từ (vốn từ) hoặc do cấu trúc câu.

4. Thân của câu dẫn tự nó phải có nghĩa và phải nêu được vấn đề rõ ràng.

5. Hình thức thể hiện câu dẫn không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân. 6. Phần thân phải bao gồm được càng nhiều phần của câu dẫn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, trừ trường hợp sự bao gộp ấy trở thành manh mối để HS tìm ra câu trả lời. Các đoạn lặp lại phải được gộp vào phần thân hơn là phần mở đầu các câu trả lời.

7. Không dùng các câu dẫn móc xích (câu hỏi trả lời đúng ở câu trước là điều kiện để nhận được câu hỏi tiếp theo).

1. Mọi câu trả lời đều phải dùng cùng một cấu trúc cú pháp. Câu trả lời phải có độ dài tương tự nhau. Không biến độ dài, ngắn câu trả lời thành gợi ý cho HS chọn câu trả lời đúng.

2. Câu hỏi tốt nhất là câu hỏi bao giờ cũng chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc câu trả lời đúng nhất.

3. Các câu trả lời nhiễu phải có vẻ hợp lí và có liên quan đến nội dung kiến thức kĩ năng đang cần đánh giá.

4. Vị trí câu trả lời đúng và nhiễu phải được sắp xếp ngẫu nhiên, với tần suất giống nhau. Nhờ ứng dụng tiện ích của các phần mềm đảo đề trắc nghiệm.

5. Hạn chế dùng những câu trả lời dạng: không có câu trả lời nào đúng

hoặc tất cả những điều trên.

6. Không được dùng các từ gộp, bao ở các câu trả lời sai chẳng hạn: không bao giờ, luôn luôn.

7. Không dùng các câu trả lời trái nghĩa hoặc đồng nghĩa.

* Nguyên tắc ra đề thi trắc nghiệm:

- Một là, đề thi phải có độ khó hợp lý, tránh đánh đố học sinh.

- Hai là, không nên ra đề thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. Ðề thi

phải làm sao đánh giá được khả năng lí giải, ứng dụng, phân biệt và phán đoán của học sinh.

- Ba là, nội dung đề thi phải bao hàm đầy đủ các cấp độ của nhận thức. Chẳng hạn, trong cấu trúc đề thi, sáu cấp độ của nhận thức có thể được phân theo tỷ lệ sau: 10% (ghi nhớ tri thức), 20% (lý giải), 30% (ứng dụng), 20% (phân tích), 10% (tổng hợp), 10% (bình xét).

Giữa câu nhiễu với câu dẫn và đáp án đúng có mối quan hệ chặt chẽ nên kĩ thuật gây nhiễu có vai trò rất quan trọng, liên quan đến độ khó độ phân biệt của câu trắc nghiệm khách quan (MCQ). Do đó, phương án nhiễu phải có mối liên hệ với câu dẫn và tạo nên một nội dung hoàn chỉnh và có nghĩa. Tránh những phương án nhiễu nhìn vào thấy sai ngay. Phương án trả lời phải chắc chắn có một câu trả lời đúng, không thể có nhiều hơn một phương án đúng hoặc ngược lại trong các phương án không có một phương án nào đúng cả.

- Phương án nhiễu phải có cấu trúc và nội dung tương tự như câu trả lời đúng. Câu nhiễu có thể là câu gần đúng hoặc khác hẳn với câu đúng.

Khi viết các loại câu nhiễu cần chú ý những điểm sau:

-Tránh có 2 đến 3 câu trả lời đúng cả, nếu có 3 ý đúng thì chuyển thành

lựa chọn phương án không đúng.

-Tránh có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”. Vì có 2 vấn đề khó chính là học sinh dễ chọn đáp án là những câu này và trong quá trình trộn đề sẽ khó khăn vì các đáp án này có thể sẽ không nằm ở đáp án cuối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)