KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục vụ hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học (Trang 82 - 86)

I. Lớp quần hệ (Formation class)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

1. Thành phần thực vật có mặt trong các trạng thái TTV: 163 loài thuộc 130 chi và 62 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Mộc lan (Magnoliophyta), ngành Dương sỉ (Polypodiophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta).

2. Sự phân bố các họ, các chi và các loài trong từng kiểu thảm nghiên cứu: 1. Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy: 38 họ, 57 chi và 58 loài; 2. Thảm cây bụi cao sau nương rẫy: 45 họ, 75 chi và 86 loài; 3. Thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt: 44 họ, 64 chi và 72 loài; 4. Rừng non: 34 họ, 47 chi và 52 loài.

3. Hội tụ đầy đủ 5 nhóm dạng sống thực vật (Ph, Ch, Cr, He, Th, ), thể hiện được tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây cao chồi trên đất (nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới) chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc). Nhóm cây chồi trên đất (Ph) có số loài nhiều nhất 123 loài (chiếm 75,4% tổng số loài của toàn hệ thực vật). Các nhóm sạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, khoảng từ 5,4 - 6,6% tổng số loài. Lập phổ dạng sống thực vật trong các trạng thái thảm trên.

SB = 75,4 Ph + 6,3 Ch + 6,6 He + 5,4 Cr + 6,3 Th

4. Các trạng thái thảm cây bụi đều có đặc điểm chung là cấu trúc đơn giản (1 hoặc 2 tầng), Tầng ưu thế sinh thái là tầng cây bụi và cây TSTN, độ tàn che của cây gỗ thường k < 0,3 (riêng rừng non k > 0,4). Độ che phủ của thảm tươi giảm dần theo thời gian phục hồi, cao nhất đạt Soc, (phục hồi 2-3 năm), thấp nhất Sol (phục hồi 9-10 năm).

5. Tổ thành thực vật khác nhau giữa các kiểu thảm, số loài cây gỗ TS tăng dần từ thảm cây bụi thấp đến rừng non (từ 9 loài lên tới 34 loài).

6. Mật độ cây TSTN giảm dần từ thảm cây bụi thấp đến rừng non. Đạt giá trị lớn nhất là 5199 321 cây/ha và thấp nhất 3475 cây/ha. Phẩm chất cây tái sinh trung bình, tốt >55%. Có 2 hình thức tái sinh, trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ lớn hơn (79,5% đến 90,6%) tái sinh bằng chồi.

7. TTV thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy thuộc đối tượ ng chua đủ cây TSTN để khoanh nuôi phục hồi tự nhiên , còn 3 kiểu TTV cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy , TTV cao phục hồi tự nhiên sau khi KTK, rừng non đạt tiêu chuẩn khoanh nuôi tự nhiên .

8. Áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh và biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi cho những đối tượng có lượng cây TSTN chưa đủ, còn những đối tượng có đủ lượng cây TSTN tiếp tục cho khoanh nuôi tự nhiên, áp dụng biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi.

II. Kiến nghị.

Ta thấy rằng: Trạm ĐDSH Mê Linh là vùng đệm của VQG Tam Đảo, hầu hết rừng trong khu vực này có ý nghĩa trong việc nâng cao tính đa dạng của thực vật nói riêng và các sinh vật khác nói chung, tăng tính phòng hộ và tích lũy nguồn gen, nên việc khoanh nuôi tái sinh ở đây là cần thiết.

Trong điều kiện hiện nay , kinh phí còn hạn hẹp. Chính vì thế ta nên tiến hành khoanh nuôi cho các đối tượng là thảm cây bụi cao bằng cách ngăn chặn diễn thế đi xuống của thảm thực vật . Phối hợp các biện pháp khoanh nuôi: biện pháp kỹ thuật lâm sinh và biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi.

Tuy nhiên, nếu sau khi khoanh nuôi rừng không đạt được ở mức tối thiếu 500 cây triển vọng/ha, chiều cao >3m, độ tàn che tối thiếu của cây gỗ k>0,3 thì phải chuyển đổi cơ cấu hay hướng tác động lên các đối tượng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Các loài cây có giá trị kinh tế cao như Dó (Aquilaria Crassna Pierre), đây là một trong số những loài cây có nguy cơ bị tiệt chủng trong vườn quốc gia Tam Đảo. Vì vậy, qua luận văn này của Tôi xin mạnh dạn đề nghị phải tiếp tục nghiên cứu khả năng tái sinh, sự sinh trưởng, phát triển và đặc biệt hơn nữa là phải có biện pháp cụ thể, thích hợp để làm sao phục hồi được loài cây quý hiếm này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục vụ hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)