Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các biện pháp trong từng bài học cụ thể

Một phần của tài liệu Tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 83 - 85)

Trên đây là một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS miền núi khi giảng dạy các khái niệm và định luật Vật lí. Các biện pháp này không tách biệt mà có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo đà cho nhau và thƣờng đan xen lẫn nhau trong toàn bộ quá trình dạy- học. Vì vậy, không thể sử dụng đơn điệu một hay hai biện pháp trong một bài học hoặc khi hình

78

thành một khái niệm, một định luật Vật lí mà phải sử dụng tổng hợp một cách linh hoạt. Tuy nhiên tuỳ từng bài cụ thể hay từng phần cụ thể, tuỳ đối tƣợng HS và các phƣơng tiện có trong tay mà tăng cƣờng sử dụng biện pháp nào. Nhƣng dù tăng cƣờng hay kết hợp các biện pháp nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo cho sự hoạt động của HS đạt kết quả tốt nhất.

Tất cả những biện pháp trên đều có thể áp dụng cho các đối tƣợng HS khác nhau, cả miền xuôi và miền núi. Tuy nhiên đối với HS miền núi thì trình độ xuất phát thấp hơn cho nên phải tỉ mỉ hơn, cụ thể hơn, đi từ những bƣớc ban đầu nhỏ hơn…Sự kiên trì, thƣờng xuyên luyện tập nhƣ thế sẽ dần dần đẩy nhanh tốc độ phát triển năng lực nhận thức của các em, góp phần quan trọng trong việc trang bị cho các em hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để các em tiếp tục học tập cũng nhƣ để tham gia vào đời sống xã hội sau này.

Sau đây, chúng tôi sẽ vận dụng các biện pháp tích cực đã nêu ở trên vào giảng dạy một số khái niệm, định luật của chƣơng “Khúc xạ ánh sáng”(Vật lí 11- ban cơ bản).

2.2. Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức HS THPT miền núi khi giảng dạy một số khái niệm, định luật của chƣơng “Khúc xạ ánh khi giảng dạy một số khái niệm, định luật của chƣơng “Khúc xạ ánh sáng”

Nhƣ đã nêu ở chƣơng I, do ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội ở miền núi nhận thức cảm tính của HS phát triển tƣơng đối tốt. Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo, tuy nhiên còn thiếu toàn diện, cảm tính, mơ hồ, không thấy đƣợc bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Quá trình tri giác thƣờng gắn với hành động trực tiếp, đối tƣợng tri giác của các em chủ yếu là các sự vật gần gũi, cây con, thiên nhiên…khả năng tƣ duy của HS miền núi còn chậm, các em thƣờng quen lối tƣ duy cụ thể, ít tƣ duy trừu tƣợng, thƣờng chỉ chú ý đến bề ngoài, ít đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong của các sự vật, hiện tƣợng Vật lí. Điểm yếu cơ bản của các em là thiếu tính toàn diện khi phân tích, tổng hợp, khái quát.

79

Một phần của tài liệu Tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)