Các mô hình tổ chức dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy sinh (Trang 26)

Một bài học hợp tác có thể được thiết kế theo nhiều mô hình khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập

theo hướng hợp tác. Các nhà lí luận dạy học đã đưa ra 4 mô hình đáp ứng được tiêu chí của việc tiếp cận với việc học theo hướng hợp tác.

2.6.1. Nhóm học tập (Student Team Achievement Division – STAD)

STAD được phát triển bởi Robert Slavin tại trường đại học John Hopkins có lẽ đây là mô hình đơn giản nhất thể hiện được cách tiếp cận theo hướng hợp tác. Mô hình này gồm các bước như sau:

Bước 1: Giới thiệu mục đích của bài học.

Bước 2: Giới thiệu thông tin tới học sinh thông qua bài giảng, sách, mẫu. Bước 3: Sắp xếp học sinh vào các đội

Bước 4: Quản lí và giúp học sinh trong suốt quá trình học nhóm Bước 5: Kiểm tra kết quả làm việc của học sinh.

Bước 6: Công nhận sự nỗ lực của nhóm và cá nhân.

Các giáo viên sử dụng STAD để giới thiệu các thông tin mói cho học sinh [39].

2.6.2. Nhóm chuyên gia (Jigsaw)

Nhóm chuyên gia được phát triển và thực nghiệm bởi Elliot Aronson và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Texas. Mô hình nay gồm các bước sau:

Bước 1: Thành lập nhóm hợp tác một cách ngẫu nhiên và nhóm này gọi là nhóm gốc (Home base group)

Bước 2: Phát cho mỗi thành viên trong nhóm một phần của nội dung bài học. Thông báo thời gian dành cho học sinh tự nghiên cứu.

Bước 3: Thành lập “nhóm chuyên gia”. Thông báo thời gian thảo luận trong “nhóm chuyên gia”

Lần lượt theo dõi sự thảo luận trong các nhóm để có những gợi ý, định hướng trọng tâm kiến thức cho các chuyên gia.

Bước 4: Tái thành lập nhóm gốc giúp học sinh thảo luận với thời gian cho phép

Bước 5: Phát cho mỗi học sinh một bài kiểm tra về kiến thức của bài học. Đảm bảo tính nghiêm túc trong khi kiểm tra.

Bước 6: Chấm điểm từng học sinh và điểm của từng nhóm.

Phương pháp này dùng để dạy các kiến thức lí thuyết, những nội dung được xem là khó phát huy được tính tích cực của người học [14], [39].

2.6.3. Điều tra theo nhóm (Group Investigation - GI)

Mô hình này được Herber Thelen phác thảo. Sau đó Sharan và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Tel Aviv đã mở rộng và cải tiến. Mô hình này được coi là mô hình nhỏ của dạy học hợp tác. Ngược lại với STAD và jigsaw, ở mô hình này học sinh được tham gia trong việc lập kế hoạch về chủ đề học tập cũng như là cách tiến hành công việc điều tra. Điều này yêu cầu cách tổ chức và tiêu chuẩn lớp học phải tinh tế hơn là các phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm [39].

Các giáo viên sử dụng GI thường phân các lớp học của họ thành các nhóm hỗn tạp gồm 5 hoặc 6 thành viên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các nhóm có thể hình thành từ tình bạn hoặc do mối quan tâm trong cùng một chủ đề cụ thể. Học sinh lựa chọn các chủ đề học, theo đuổi các cách điều tra sâu các chủ đề được lựa chọn, và sau đó chuẩn bị một báo cáo trước toàn thể cả lớp. Sharan và các đồng nghiệp của ông đã mô tả 6 bước của GI như sau:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề. Các học sinh chọn các chủ đề nhỏ cụ thể trong một lĩnh vực, vấn đề, thường do giáo viên đưa ra. Học sinh sau đó tổ chức thành các nhóm nhỏ trọng tâm vào nhiệm vụ gồm từ 2 đến 6 thành viên. Kết cấu nhóm mang tính hỗn tạp về thành tích học.

Bước 2: Lập kế hoạch hợp tác. Học sinh và giáo viên lập kế hoạch tiến trình học, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể nhất quán với các chủ đề nhỏ của các vấn đề được lựa chọn ở bước 1.

Bước 3: Thực thi. Học sinh tiến hành kế hoạch đã được lập ở bước 2. Việc học nên liên quan đến các hoạt động và kĩ năng đa dạng và nên hướng dẫn học sinh đến các nguồn tài liệu khác nhau kể cả trong và ngoài nhà trường. Giáo viên giám sát sát sao tiến trình của mỗi nhóm và đưa ra trợ giúp khi cần thiết.

Bước 4: Phân tích và tổng hợp. Học sinh phân tích và đánh giá những thông tin thu thập được trong bước 3 và lập kế hoạch để làm thế nào có thể tổng hợp một vài điểm thú vị để trình bày hoặc diễn thuyết trước các bạn cùng lớp.

Bước 5: Trình bày kết quả cuối cùng. Một vài hoặc tất cả các nhóm trong lớp đều trình bày chủ đề đã được nghiên cứu để các bạn cùng lớp tham gia vào công việc của nhóm. Giáo viên điều phối việc trình bày nhóm.

Bước 6: Đánh giá. Trong trường hợp các nhóm theo đuổi các kế hoạch khác nhau của cùng một chủ đề, học sinh và giáo viên đánh giá sự đóng góp của mỗi nhóm đối với bài học của lớp. Việc đánh giá có thể bao gồm cả đánh giá cá nhân hoặc đánh giá cả nhóm hoặc đánh giá cả hai.

2.6.4. Mô hình cấu trúc

Một mô hình khác của cách dạy học hợp tác đã được phát triển chủ yếu qua thập kỉ trước bởi Spencer Kagan và các đồng nghiệp của ông. Các cấu trúc của Kagan kêu gọi học sinh làm việc một cách độc lập theo các nhóm nhỏ. Sau đây là hai cấu trúc mà Kagan đã phát triển [39].

- Cặp đôi cùng suy nghĩ: Đây là một cách hiệu quả để thay đổi mô hình thuyết trình trong lớp học. Để sử dụng cặp đôi cùng suy nghĩ giáo viên sử dụng các bước sau:

Bước 1: Suy nghĩ - Giáo viên đặt câu hỏi hoặc một vấn đề kết hợp với bài học để học sinh suy nghĩ trong vài phút cho câu trả lời cho vấn đề đó.

Bước 2: Làm việc theo cặp - tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và thảo luận những gì học sinh suy nghĩ. Việc tương tác trong suốt quá trình này có thể giúp học sinh chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi hoặc ý kiến cho một tình huống cụ thể. Thông thường giáo viên cho phép học sinh suy nghĩ trong 4 đến 5 phút.

Bước 3: Chia sẻ - Bước cuối cùng giáo viên yêu cầu các cặp đôi chia sẻ với toàn bộ cả lớp những gì học sinh đã thảo luận.

Mô hình này hiệu quả và đơn giản hơn rất nhiều so với việc giáo viên mất thời gian để hướng dẫn hoặc kiểm tra từng cá nhân trong dạy học toàn lớp.

- Nhóm cùng suy nghĩ: Phương pháp này liên quan đến việc nhiều học sinh cùng nghiên cứu nội dung bài học. Thay thế việc giáo viên đưa câu hỏi cho toàn bộ lớp học ở phương pháp này giáo viên có thể sử dụng bốn bước sau:

Bước 1: Đánh số - giáo viên chia lớp học thành các đội gồm 3 đến 5 thành viên và đánh số. Vì vậy, mỗi thành viên trong đội có một số khác nhau từ 1 đến 5.

Bước 2: Đặt câu hỏi – Giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi. Các câu hỏi có thể biến đổi, các câu hỏi có thể rất cụ thể hoặc theo mẫu, hoặc câu hỏi đó có thể trực tiếp.

Bước 3: Cùng nhau suy nghĩ - Học sinh cùng nhau suy nghĩ để tìm ra đáp án chính xác cho câu trả lời.

Bước 4: Trả lời – Giáo viên một số học sinh đại diện cho các nhóm trình bày câu trả lời trước cả lớp.

Phương pháp này giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra mức độ hiểu biết nội dung bài học của học sinh.

Để thấy được sự khác nhau của 4 mô hình nhỏ của dạy học hợp tác người tác đã đưa ra bảng so sánh sau:

Bảng 2.1. So sánh 4 phương pháp của DHHT

Tiêu chí

STAD Nhóm

chuyên gia

Điều tra theo nhóm - GI Phƣơng pháp cấu trúc Mục tiêu nhận thức Lí thuyết đơn giản Lí thuyết đơn giản Lí thuyết phức tạp Lí thuyết đơn giản Mục tiêu xã hội Hợp tác làm việc theo nhóm Làm việc hợp tác theo nhóm Hợp tác trong nhóm hỗn tạp Nhóm mang đặc trưng của một xã hội thu nhỏ Cấu trúc nhóm Nhóm học tập gồn 4 – 5 thành viên Nhóm học tập gồm 5 – 6 thành viên – nhóm chuyên gia Nhóm học tập gồm 5- 6 thành viên Làm việc theo cặp, theo theo nhóm gồm 4 – 6 thành viên Lựa chọn chủ đề bài học Chủ yếu là giáo viên Chủ yếu là giáo viên Chủ yếu là học sinh Chủ yếu là giáo viên Nhiệm vụ Học sinh làm việc theo nhóm và giúp đỡ những người khác để tìm ra bản chất của vấn đề Học sinh điều tra theo các nhóm chuyên gia và chia sẻ với nhóm về bản chất của vấn đề Học sinh hoàn thành việc điều tra đối với những vấn đề phức tạp

Học sinh làm việc theo sự phân công ban đầu (vừa mang tính nhận thức, vừa mang tính xã hội)

Đánh giá

Kiểm tra theo tuần

Có thể kiểm tra theo tuần hoặc bằng những hình thức kiểm tra khác Hoàn thành kế hoạch và báo cáo - có thể dưới hình tức bài tiểu luận

Hình thức kiểm tra tuỳ theo lựa chọn của giáo viên Từ bảng trên ta có thể chỉ ra được những điểm giống và khác nhau của 4 mô hình trên. Nhưng không phải với điều kiện nào của có thể sử dụng được chúng một cách có hiệu quả. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một cách tổ chức bài học hợp tác phù hợp với điều kiện trong các trường phổ thông tại Việt Nam.

2.7. Quy trình tổ chức bài học hợp tác

gồm nhiều bước kế tiếp nhau. Sự kết thúc của bước này sẽ là sự mở đầu của bước tiếp theo tương ứng với tiến trình bài học. Mỗi bước gồm nhiều giai đoạn, các giai đoạn được sắp xếp theo trật tự nhất định trong một chỉnh thể sẽ tạo nên cấu trúc của việc tổ chức dạy học. Trong dạy học hợp tác cấu trúc của bài học có thể được khái quát như sau:

Hình 2.1. Các hoạt động của GV và HS trong DHHT

Cấu trúc của bài học gồm các giai đoạn đã được khái quát ở sơ đồ trên. Các giai đoạn này cấu thành lên quy trình tổ chức dạy học hợp tác. Quy trình này lại được chia thành các quy trình bộ phận sắp xếp theo trình tự:

+ Quy trình chuẩn bị + Quy trình thực hiện

+ Quy trình tổng kết, đánh giá.

Trong mỗi quy trình nhỏ thì hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Hoạt động của GV Tổ chức thảo luận lớp Hướng dẫn HS tự nghiên cứu Kết luận, Đánh giá Tổ chức thảo luận nhóm Hoạt động của HS Tự nghiên cứu cá nhân Hợp tác với bạn trong nhóm Hợp tác với các bạn trong lớp Tự đánh giá, Tự điều chỉnh

có sự khác biệt nhưng đều nhằm thực hiện mục đích chung là hoàn thành nhiệm vụ học tập [8], [15], [23], [24].

2.7.1. Quy trình chuẩn bị

* Hoạt động của giáo viên

Vai trò của GV là người hướng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động của HS. Vì vậy, để giờ học đạt chất lượng tốt nhất thì khâu chuẩn bị chu đáo cho từng giờ dạy của mình. Hoạt động của GV trong giai đoạn này gồm các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học là sự cụ thể mục tiêu của môn học tại một thời điểm nhất định của quá trình dạy học. Mục tiêu bài học chính là kết quả cuối cùng mà HS cần hướng tới sau khi kết thúc bài, vì vậy mục tiêu của bài học là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động của GV và HS trong giờ học.

Để xác định mục tiêu bài học GV cần:

+ Xác định mục tiêu môn học, xác định vị trí của bài học trong chương trình và trong kế hoạch giảng dạy.

+ Xác định đặc điểm và trình độ của HS.

+ Xác định mục tiêu bài học trên ba phương diện:

 Mục tiêu kiến thức

 Mục tiêu về kĩ năng

 Mục tiêu về giáo dục

Bước 2: Thiết kế nội dung bài học

Trong DHHT, nội dung bài học cấu trúc theo chương trình hoá. Mỗi bài học giải quyết một chủ đề, mỗi chủ đề gồm nhiều tình huống và mỗi tình huống lại được cụ thể thành nhiều vấn đề. HS tiến hành bài học nghĩa là tiến hành giải quyết các tình huống có vấn đề. Các tình huống phải kích thích được HS, được HS tham gia tích cực, chủ động sáng tạo. Để làm được điều

đó GV cần phải tiến hành thiết kế nội dung bài học cụ thể là thiết kế tình huống. Cách tiến hành như sau:

+ Phân tích nội dung bài học

+ Xây dựng cấu trúc nội dung bài học + Kiến tạo tình huống dạy học

+ Xác định quỹ thời gian cho từng tình huống.

Bước 3: Lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học, các phương án tổ chức nhóm.

Dựa vào mục tiêu, nội dung của bài học và từng tình huống cụ thể, GV tiến hành.

+ Lựa chọn phương pháp dạy học. + Lựa chọn phương tiện dạy học.

+ Lựa chọn các phương án tổ chức nhóm.

Kết thúc giai đoạn chuẩn bị, hoạt động của giáo viên chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn tiến hành

* Hoạt động của học sinh

Dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV, HS tham gia vào quá trình chuẩn bị bài học với tư cách là một chủ thể tích cực hoạt động của HS gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HS xác định mục tiêu của bài học. Để xác định mục tiêu bài học HS cần:

+ Tìm hiểu mục tiêu bài học.

+ Tự xác định vị trí bài học trong chương trình

+ Tự xác định mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ của mình sau khi kết thúc bài học.

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành nghiên cứu SGK và tài liệu học tập để xây dựng nội dung bài học. Ở bước này học sinh thực hiện:

+ Phân tích nội dung bài học + Tự đặt ra các tình huống độc lập + Tự tìm cách giải quyết tình huống

Bước 3: Tự lựa chọn phương pháp và phương tiện học tập

Kết thúc quy trình chuẩn bị GV và HS chuyển sang quy trình tiếp theo, quy trình thực hiện.

2.7.2. Quy trình thực hiện

* Hoạt động của GV

Hoạt động của giáo viên ở giai đoạn này trở nên quan trọng hơn. GV là người khởi xướng các mối quan hệ hợp tác giữa GV - nhóm - HS, hoạt động của người GV sẽ quyết định đến hiệu quả của DHHT. GV bằng các chiến lược tổ chức của mình sẽ khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân HS đồng thời tạo ra một không khí năng động, hợp tác trong lớp học. Hoạt động của GV tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho HS + Tổ chức nhóm

- Thành lập nhóm (chú ý về số lượng nhóm và số lượng các thành viên trong nhóm)

- Phân công vị trí của nhóm trong không gian lớp học. + Giao nhiệm vụ cho nhóm

Khi giao nhiệm vụ cho nhóm cần chú ý

- Nhiệm vụ phải sát với trình độ học sinh

- Giải thích các vấn đề cần giải quyết và mục tiêu HS cần đạt được. - Thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

Trong DHHT, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, GV giúp đỡ và tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống học tập, qua đó HS sẽ tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, cách hoạt động mới.

Tuy nhiên chiếm lĩnh tri thức là quá trình khó khăn, vì vậy GV phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc các tình huống phụ. Ở bước này GV tiến hành theo trình tự sau:

+ Xác định và cụ thể hoá từng nhiệm vụ của học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy sinh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)