Biện pháp quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học (Trang 63 - 65)

8. Kết cấu của đề tài

1.4.3.Biện pháp quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Là cách thức, phƣơng pháp, cách giải quyết một vấn đề nào đó của chủ thể, Chủ thể chịu trách nhiệm tháo gỡ, giải toả khách thể quản lý vận động và phát triển theo những định hƣớng và mục tiêu đã định. Tuỳ theo tính chất và mức độ của khách thể đƣợc quản lý mà chủ thể quản lý có những biện pháp chiến lƣợc lâu dài hoặc những biện pháp có tính tình thế nhất thời, thời kỳ, giai đoạn.

Biện pháp quản lý XHH GDTHCS là các nội dung, cách thức tiến hành, giải quyết cụ thể của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý...nhằm tác động làm biến đổi các nhân tố trong kết cấu của giáo dục THCS, vận hành và phát triển đạt đƣợc mục tiêu đề ra theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.

Các biện pháp quản lý XHH GDTHCS không thể là ý tƣởng chủ quan, đƣợc đề ra tuỳ tiện, duy ý chí, mà biện pháp giải quyết phải dựa trên sự phân tích, hoàn cảnh cụ thể, dựa trên mâu thuẫn nội tại, những bƣớc đi trệch hƣớng của sự phát triển. Tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hƣởng, cản trở tiến trình vận hành của các cơ sở GDTHCS trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch.đặt ra. Đảm bảo các biện pháp quản lý XHHGD thực sự khoa học và cách mạng.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành GD&ĐT không chỉ là cơ quan quản lý trực tiếp các cơ sở GD mà còn là cơ quan tham mƣu, vận động tuyên truyền để xã hội có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của XHH GDTHCS. Từ đó huy động toàn xã hội tham gia QLGD, tìm ra những biện pháp hữu hiệu, thiết thực thúc đẩy tiến trình phát triển XHH giáo dục

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học (Trang 63 - 65)