Giọng trữ tình

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm (Trang 79 - 82)

4. Những suy ngẫm trong cuộc sống hoà bình

1.2 Giọng trữ tình

Bản chất của thơ là giọng trữ tình bởi đó là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Khi viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, thơ Nguyễn Khoa Điềm có giọng chính luận cao, vang, thuyết phục nhƣng khi viết về những nỗi niềm nhạy cảm của tâm hồn con ngƣời: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tình yêu đôi lứa, tình đồng đội..., giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm trầm xuống thiết tha sâu lắng.

Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc là một chủ đề có tính sử thi nhƣng đi vào thơ

vọng) Nguyễn Khoa Điềm thể hiện những điều tâm huyết nhất về đất nƣớc nhƣng

trong hình thức lời tâm tình của một đôi trai gái. Khi lứa đôi bên nhau thƣờng tâm sự những điều riêng tƣ thầm kín nhƣng chàng trai – nhân vật trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm đã nói với ngƣời yêu về đất nƣớc với giọng thƣơng yêu tha thiết:

-Đất là nơi anh đến trƣờng Nƣớc là nơi em tắm

-Em ơi em / hãy nhìn xa / vào bốn nghìn năm đất nƣớc -Rồi mai này con ta đi xa...

Giọng thơ trữ tình đằm thắm này đã làm trái tim ngƣời đọc xúc động và đồng cảm với cảm xúc của nhà thơ.

Nguyễn Khoa Điềm có một tâm hồn đậm sâu chất Huế, nên giọng thơ cũng

ân tình thuỷ chung. Những ngày tháng cảnh và ngƣời đi qua trong đời đều in bóng trong tâm hồn nhà thơ. Dù cuộc đời nhiều thay đổi và lòng ngƣời đổi thay nhƣng

với Nguyễn Khoa Điềm Riêng năm tháng cuộc đời / Thì vẫn như xưa (Có một

ngày). Thời gian chỉ có thể phủ màu sƣơng gió lên làn da, mái tóc nhƣng không thể

nào xoá nhoà lý tƣởng của thời trai trẻ: Có thể nào khác được / Có thể nào em bật

rễ giữa hồn anh (Em cây chò của anh).

Ngƣời đọc không chỉ xao xuyến bởi nét Huế từ giọng điệu thơ ân tình nhỏ nhẹ mà còn bởi những từ ngữ mang sắc thái địa phƣơng xuất hiện rất nhiều trong

thơ Nguyễn Khoa Điềm. Những từ o, mạ, chi, nớ, hoài, ráng... đã làm tăng tính trữ

tình cho câu thơ, mà chỉ cần đọc lên ngƣời đọc đã liên tƣởng đến xứ Huế.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm bắt rễ rất sâu vào mảnh đất văn hoá dân gian nên

lời ru cũng thành giọng điệu. Tiếng ru ấy vừa là hiện thân của sự nâng niu, trân trọng, vỗ về, vừa là cách nói gián tiếp, xa xôi với ngƣời khác, lại vừa nhƣ nói với chính mình:

-Ngủ ngoan AKay ơi, ngủ ngoan AKay hỡi Mẹ thƣơng AKay, mẹ thƣơng bộ đội

(Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ)

Đêm đêm diệu vợi, mẹ ngồi mẹ ru ... Biển ru lời biển bao đời

Mẹ ru lời mẹ một thời với con

(Biển trước mặt)

Giọng thơ dịu dàng, thủ thỉ tâm tình nhƣ tấm lòng ngƣời mẹ. Một số bài thơ

khác Nói với con, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm có giọng thơ bao dung, da diết của tấm

lòng ngƣời cha từng trải và mạnh mẽ.

Bên cạnh phong vị dân gian truyền thống, giọng trữ tình của thơ Nguyễn

Khoa Điềm còn mang tính hiện đại đậm nét. Mặt đường khát vọng mang tính chất

một khúc giao hƣởng bằng thơ. Mỗi chƣơng một chủ đề nhỏ, một kiểu nhân vật trữ tình: nhân vật tập thể, nhân vật trữ tình anh, em, nhân vật tâm trạng, nhân vật hành động. Mạch cảm xúc trữ tình vận động tạo thành một cốt truyện ngầm xâu chuỗi các sự kiện và nhân vật làm cho tác phẩm trở nên thống nhất. Điều này làm cho

giọng trữ tình chuyển hoá linh hoạt với những cung bậc cảm xúc khác nhau: tâm trạng xao xuyến, bồi hồi, khi tạm biệt tuổi thơ để bƣớc vào cuộc đời đầy thử thách:

Ta lớn lên bối rối một sắc hồng / Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi...; lòng căm thù

giặc khi bùng lên mãnh liệt: Ta căm giận chúng mày ngàn đời giặc Mỹ, khi lắng lại

sâu thẳm thành nỗi đau nhói buốt tâm hồn: Mỗi nỗi đau từ vô tận vô cùng / ùa vào

mỗi căn nhà góc phố; tình yêu đất nƣớc, yêu dân tộc tha thiết đến nghẹn ngào: Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình / Ta nghẹn ngào Đất Nước Việt Nam ơi.

Khi tuổi trẻ miền Nam xuống đƣờng đấu tranh, giọng thơ trữ tình đã bắt nhịp vào không khí thời đại trở nên hào hùng, khí thế, cuồn cuộn sức mạnh phong ba nhấn chìm kẻ thù:

Ta vụt lớn lên trong nhịp bƣớc tuần hành Ngực trải rộng chứa cả tầm biểu ngữ Trƣờng thành cổ, ta làm trƣờng thành trẻ Sông lặng im, ta đổ sóng mặt đƣờng

Nhƣ vậy giọng điệu trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ khởi phát từ trái tim giàu cảm xúc, sống hết mình với thời đại mà còn đƣợc chắt lọc từ

văn hoá dân gian, văn hoá Huế nên vừa chân thật nồng nàn, vừa phóng khoáng bay bổng vừa đằm sâu và đậm đà bản sắc dân tộc.

Chính luận, trữ tình, triết lí là ba cung bậc nổi bật của giọng điệu thơ Nguyễn Khoa Điềm. Không đứng riêng độc lập mà ba giọng điệu trên hoà quyện với nhau nhuần nhị. Trí tuệ trong thơ không hiện ra mệnh lệnh khô khan mà hoá thân vào hình ảnh ngôn ngữ thơ thấm đẫm cảm xúc từ những rung động về cuộc sống. Gọi phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm là chính luận - trữ tình là vì thế.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)