Tổng hợp kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Tổng hợp kết quả

CÁC PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH QUA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN

STT PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH

A Phƣơng thức cấu tạo mới

I Loại dựa vào đặc điểm, tính chất của đối tượng để đặt tên

1 Địa danh được gọi theo địa hình của đối tượng

2 Địa danh được gọi theo loại chất liệu hay khoáng sản liên quan đến đối tượng 3 Địa danh được gọi theo hình dáng của đối tượng.

4 Địa danh được gọi theo kích thước của đối tượng

5 Địa danh được đặt theo tính chất, mùi vị liên quan đến đối tượng 6 Địa danh được gọi theo màu sắc của đối tượng

7 Địa danh được gọi theo hoạt động, chức năng của đối tượng 8 Địa danh được gọi theo số lượng liên quan đến đối tượng 9 Địa danh được gọi theo âm thanh liên quan đến đối tượng 10 Địa danh được gọi theo thời gian liên quan đến đối tượng

11 Địa danh được gọi theo những đặc điểm của sự vật,của thiên nhiên và các hiện tượng thiên nhiên có liên quan đến đối tượng

II Loại dựa vào đặc điểm có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để đặt tên

1 Địa danh gọi theo vị trí, phương hướng của đối tượng so với đối tượng khác 2 Địa danh gọi theo tên các loại thực vật có ở đối tượng

3 Địa danh gọi theo tên các loài động vật được sinh sống, tồn tại nhiều trên đối tượng III Loại dựa theo biến cố lịch sử, tên dân tộc hay danh nhân có liên quan trực tiếp

đến đối tượng

IV Loại dựa theo tín ngưỡng của dân chúng trong vùng

V Loại dựa theo mong muốn, ước nguyện của người dân

VI Loại ghép các yếu tố

VII Loại dùng số đếm hoặc chữ để đặt tên.

STT PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH

B Phƣơng thức chuyển hóa

I Chuyển hóa trong nội bộ địa danh

II Chuyển hóa giữa các loại địa danh

1 Địa danh địa hình thiên nhiên chuyển hóa thành địa danh đơn vị dân cư 2 Địa danh địa hình thiên nhiên chuyển hóa thành địa danh công trình nhân tạo 3 Địa danh công trình nhân tạo chuyển hóa thành địa danh địa hình thiên nhiên 4 Địa danh công trình nhân tạo chuyển hóa thành địa danh đơn vị dân cư 5 Địa danh đơn vị dân cư chuyển hóa thành địa danh địa hình thiên nhiên 6 Địa danh đơn vị dân cư chuyển hóa thành địa danh công trình nhân tạo C Phƣơng thức vay mƣợn

I Mượn chất liệu ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc tiếng nước ngoài để định danh

II Mượn tên người để định danh

III Mượn tên làng quê cũ để định danh

2.5.4. Nhận xét về các phƣơng thức định danh qua địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên

Địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được cấu tạo theo ba phương thức: phương thức cấu tạo mới, phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn, trong đó phương thức cấu tạo mới gồm 8 loại, phương thức chuyển hóa gồm 2 loại và phương thức vay mượn gồm 3 loại, và ở mỗi loại lại gồm những nhóm nhỏ khác nhau. Trong các phương thức đó thì phương thức cấu tạo mới được sử dụng nhiều nhất và có số lượng địa danh nhiều nhất. Vì thế phương thức này có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo địa danh. Trong phương thức chuyển hóa, cách thức chuyển hóa giữa các loại địa danh xuất hiện nhiều còn trong phương thức vay mượn thì cách thức vay mượn tiếng dân tộc thiểu số chiếm ưu thế. Các phương thức này cho phép lựa chọn các thuộc tính phong phú, đa dạng để đặt tên địa danh trong đó phương thức cấu tạo mới đem lại nhiều thuộc tính nhất. Có những thuộc tính là đặc điểm, tính chất của chính bản thân đối tượng như đặc điểm về hình dáng, kích

thước, màu sắc, tính chất, mùi vị, hoạt động, chức năng, sự vật, hiện tượng; có những thuộc tính là những đặc điểm có quan hệ chặt chẽ với đối tượng như vị trí, phương hướng, loại cây cối, con vật nuôi; có những thuộc tính là biến cố lịch sử, tên dân tộc hay danh nhân có liên quan trực tiếp đến đối tượng; có thuộc tính là tín ngưỡng, tâm lí, nguyện vọng của người dân; có những thuộc tính là các yếu tố ghép lại, là các chữ số hay ghép hỗn hợp cả các yếu tố, chữ số, chữ cái; lại có những thuộc tính do chuyển hóa địa danh hay do vay mượn tên người, tên làng quê cũ. Chính những thuộc tính đó làm cho ý nghĩa của các địa danh thêm phong phú, đặc sắc, góp phần tạo nên cái mới, cái hay, cái riêng của một số địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

Những đặc điểm, tính chất được lựa chọn làm phương thức định danh trên có có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với địa lí, lịch sử, văn hóa tộc người ở Điện Biên. Chẳng hạn với đặc điểm nổi bật của địa hình toàn tỉnh là núi thấp dần và đổ dồn xuống các sông và suối lớn, hoặc xen kẽ với các thung lũng sông, khe suối; lọt vào giữa các dãy núi có rất nhiều dải trũng bằng phẳng tạo thành những cánh đồng hẹp kéo dài cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt và hệ động thực vật phong phú, ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có rất nhiều địa danh mang yếu tố

ruộng (ná, na, nà), núi (pú, pu), đồi (pom), suối (huổi), sông (nậm), khe (hoong), nguồn nước (bó), ao (noong), rừng (pá), cây (co), đá (him), bãi (phiêng)... khiến cho phương thức định danh dựa vào tên gọi các sông, suối, núi, rừng, đồi, các cây cối, con vật cùng với những đặc điểm hình dáng, tính chất, màu sắc, hoạt động của chúng là phương thức định danh cơ bản và chiếm ưu thế. Về lịch sử, Điện Biên Phủ, mảnh đất đã từng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, biết bao anh hùng dân tộc, biết bao người con của đất nước đã ngã xuống để Điện Biên có được nền hòa bình, độc lập như ngày nay. Nhân dân Điện Biên và cả nước luôn nhớ đến các anh, những người anh hùng đang sống và cả những người đã khuất, họ đã được vinh danh trong lịch sử và được lưu danh cả ở những tên đường phố, trường học, tên căn hầm, ngôi đền và cả tên bản, xã, thôn, xóm. Còn về xã hội, dân cư sống đông đúc và lâu đời nhất ở Điện Biên chính là người Thái. Vì vậy các địa danh chủ yếu có nguồn gốc

ngôn ngữ Thái. Sau này người Kinh lên Điện Biên sinh sống đã mang theo tiếng nói, chữ viết của mình và tiếng Kinh đã được sử dụng phổ biến trong cộng đồng dân cư. Sự tiếp xúc hai cộng đồng dân cư Thái - Việt đã tạo nguồn cho sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai dân tộc. Kết quả là trong một số địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có nhiều địa danh có nguồn gốc Thái nhưng lại được ghi bằng tiếng Việt như địa danh Điện Biên Phủ (hay Mường Thanh) có nguồn gốc tiếng Thái là Mướng Then, Him Lam có nguồn gốc tiếng Thái là Hin Đăm, Hồng Cúm có nguồn gốc tiếng Thái là Hoong Cúm... Đặc điểm này chi phối đến phương thức vay mượn địa danh.

Như vậy, qua nghiên cứu 1001 địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên chúng tôi thấy các phương thức định danh cấu tạo lên các địa danh này rất phong phú, đa dạng, mặt khác các phương thức định danh còn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, khăng khít với những đặc điểm về địa lí, lịch sử, văn hóa, tộc người ở Điện Biên. Những đặc điểm đó góp phần tạo nên nét riêng, đặc sắc, độc đáo của địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

2.6. TIỂU KẾT

Qua khảo sát địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên về mặt cấu tạo chúng tôi rút ra một số nhận xét cơ bản như sau:

2.6.1. Địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên cũng như địa danh ở nhiều vùng miền khác trên đất nước Việt Nam đều nằm trong một cấu trúc phức thể nhất định. Đó là mô hình cấu trúc phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và địa danh (tên riêng). Mỗi bộ phận đó có vai trò, chức năng riêng nhưng được đặt trong mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau. Bộ phận từ ngữ chung dùng để gọi tên các đối tượng địa lí có cùng đặc điểm được xếp vào cùng một kiểu loại. Còn bộ phận địa danh dùng để khu biệt đối tượng địa lí này với đối tượng địa lí khác, đặc biệt khi các đối tượng này thuộc vào cùng một kiểu loại. Trong phức thể địa danh, bộ phận từ ngữ chung thường đứng trước và là cái được hạn định cho đối tượng địa lí còn bộ phận tên riêng thường đứng sau để hạn định cho đối tượng địa lí đó. Mô hình cấu trúc địa danh nơi đây có điểm khá đặc biệt so với nơi khác đó là có

số lượng yếu tố lớn, mô hình cấu trúc có tối đa là mười chín yếu tố với độ dài lớn nhất của thành tố chung là bảy yếu tố và của địa danh là mười hai yếu tố; còn trên khảo sát thực tế thì địa danh có số lượng yếu tố lớn nhất là mười năm yếu tố.

2.6.2. Thành tố chung trong phức thể địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có số lượng nhỏ, có cấu tạo đơn tiết, đa tiết khác nhau và phân bố nhiều nhất ở địa danh các công trình nhân tạo. Thành tố chung giúp chúng ta hình dung ra bức tranh cấu trúc địa hình và màu sắc văn hóa riêng ở trong vùng.

Các thành tố chung cũng có sự linh hoạt trong các phức thể địa danh, chúng không chỉ đứng ở trước địa danh và thực hiện chức năng phân biệt loại hình cho địa danh mà chúng còn xâm nhập và chuyển hóa thành một hoặc một vài yếu tố trong địa danh (trong mười hai yếu tố của địa danh thì trừ vị trí thứ chín và vị trí thứ mười một còn lại các thành tố chung đều lần lượt được chuyển hóa vào các vị trí còn lại trong địa danh). Chức năng này phản ánh sự đa dạng trong mối quan hệ giữa các bộ phận trong cấu trúc địa danh đồng thời cũng làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng, độc đáo của các địa danh.

2.6.3. Các địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có độ dài khác nhau, địa danh ngắn nhất chỉ gồm một yếu tố còn địa danh dài nhất có đến mười hai yếu tố trong đó mỗi yếu tố tương đương với một âm tiết. Trong địa danh có cấu tạo phức, các yếu tố trong địa danh có mối liên hệ với nhau theo các kiểu quan hệ: chính phụ, đẳng lập và chủ vị. Điều đó cho thấy đặc điểm cấu tạo của địa danh nơi đây rất phong phú, đa dạng và đã phần nào phản ánh được cấu tạo chung của các đơn vị từ vựng tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

Mặc dù các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau nhưng xét về mặt cấu tạo, địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được tạo thành bởi cấu tạo phức trong đó quan hệ chính phụ là chủ yếu, các quan hệ đẳng lập và chủ vị chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong quan hệ chính phụ, vị trí của các yếu tố chính, yếu tố phụ khác nhau tùy thuộc vào loại ngôn ngữ cấu tạo địa danh. Trong địa danh Hán Việt, yếu tố chính thường đứng trước yếu tố phụ, trong địa danh thuần Việt thì ngược lại, còn trong địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ hỗn hợp thì vị trí của các yếu tố chính

linh hoạt hơn có thể đứng trước hoặc đứng sau yếu tố phụ, việc xác định chúng tùy thuộc vào ngữ nghĩa của địa danh.

2.6.4. Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là hai địa bàn có rất nhiều dân tộc sinh sống cho nên các địa danh nơi đây có nguồn gốc ngôn ngữ rất phong phú, có địa danh tiếng Việt có địa danh tiếng Thái, cũng có cả địa danh tiếng Mông, tiếng Khơ Mú, tiếng Lào. Trong đó địa danh tiếng Thái chiếm số lượng lớn nhất. Bên cạnh đó còn xuất hiện cả những địa danh có nguồn gốc hỗn hợp giữa tiếng Việt và tiếng Thái. Điều này tạo nên điểm khá đặc biệt và độc đáo của địa danh cũng như phần nào phản ánh đời sống văn hóa của các đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây.

2.6.5. Địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được cấu tạo theo ba phương thức khác nhau đó là phương thức cấu tạo mới (gồm 8 loại), phương thức chuyển hóa (gồm 2 loại) và phương thức vay mượn (gồm 3 loại) trong đó phương thức cấu tạo mới giữ vai trò chủ yếu. Phương thức này đã góp phần tạo nên các kiểu cấu tạo của địa danh đặc biệt là kiểu cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ. Các phương thức định danh cấu tạo nên các địa danh này rất phong phú, đa dạng đồng thời còn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, khăng khít với những đặc điểm về địa lí, lịch sử, văn hóa, tộc người ở Điện Biên. Những đặc điểm đó góp phần tạo nên nét riêng, đặc sắc, độc đáo trong ý nghĩa của địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

Chƣơng 3

ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIÊN BIÊN

3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA 3.1.1. Khái niệm văn hóa 3.1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một sản phẩm sáng tạo của loài người, nó ra đời từ rất sớm và là một trong những thước đo đời sống văn minh của chính con người và ngược lại đời sống con người cũng được nâng dần lên khi có văn hóa.

Các nhà nghiên cứu đã đứng trên rất nhiều góc độ để nghiên cứu về văn hóa nên mỗi người lại có cách hiểu và đưa ra các quan niệm khác nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm về văn hóa: "Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó do loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [dẫn theo Vũ Khiêu (Chủ biên) (2000), tr.747-748].

Hoàng Phê trong "Từ điển tiếng Việt" đã đưa ra khái niệm: "Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử" [41, tr.1100].

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho rằng: "Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại" [38, tr.105].

Trần Ngọc Thêm lại đưa ra định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [45, tr.20].

Tổ chức UNESCO thì quan niệm: “Văn hóa nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng”. Bên cạnh đó UNESCO còn phân chia văn hóa gồm hai loại: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là các

di sản tồn tại ở dạng vật chất như các công trình xây dựng, các công cụ, phương tiện... còn văn hóa phi vật thể là các di sản tồn tại ở dạng tinh thần như dấu ấn ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội... (dẫn theo [32, tr.181-182]).

Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm của các nhà nghiên cứu khi xem văn hóa là một phức thể tổng hợp bao gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Sản phẩm vật chất thuộc vào lĩnh vực văn hóa vật thể còn sản phẩm tinh thần thuộc vào lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Khi nghiên cứu về địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)