Những nét phong tục, tập quán đậm đà bản sắc Thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại (Trang 73 - 102)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.Những nét phong tục, tập quán đậm đà bản sắc Thái

Tạo hoá đã ban tặng cho Tây Bắc và miền núi Thanh- Nghệ nƣớc ta những hệ thống núi đồi cao, thấp, trập trùng theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam. Giữa những vùng đồi núi đó những cao nguyên rộng lớn, những vùng bình nguyên lòng chảo, những sông, suối, khe, ghềnh thác, xen lẫn là những khu rừng rậm rạp, trù phú, thung lũng hoang sơ, cánh đồng lúa, những bản nhà sàn...Đó là bối cảnh không gian văn hoá Thái, những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc Thái.

Ngƣời Thái sống định canh, định cƣ ở những nơi bãi bằng, dọc sông suối. Bản Thái thƣờng nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng, ở đó bao giờ cũng có ít nhất một dòng suối to hay nhỏ tuỳ nơi. Sông suối đóng vai trò quan trọng trong tâm linh của ngƣời Thái. Suối đƣợc coi là vật nữ tính “me

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

nặm”. Suối là nơi trú ngụ của thần nƣớc, hàng năm, khi làm lễ cúng bản (xên bản) vào mùa xuân, ngƣời ta tổ chức ngay ở trên bờ, là nơi cung cấp thức ăn

(tôm, cá...) cho con ngƣời. Vì vậy, ngạn ngữ Thái có câu “Txả kin tói phay,

táy kin tòi nặm” (Ngƣời Xá ăn theo lửa, ngƣời Thái ăn theo nƣớc) là vì thế.

Văn hoá nông nghiệp Thái nổi tiếng vì hệ thống tƣới tiêu, ngƣời ta lấy đá ngăn suối làm nƣớc dâng cao, đó là “phai”, phía trên “phai” xẻ một đƣờng chảy dẫn nƣớc vào cánh đồng, đó là “mƣơng”, từ “mƣơng” tạo ra những rãnh nƣớc chảy vào ruộng, đó là “lái”, còn “lịn” là cách lấy nƣớc từ nguồn nƣớc trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà bằng các cây tre đã đục mấu nối tiếp nhau. Hệ thống thuỷ lợi thích hợp này đƣợc đúc kết nhƣ một thành ngữ: “Mƣơng,

phai, lái, lịn” (Khơi mƣơng, đắp đập, dẫn nƣớc, đặt máng) trên các cánh

đồng, thung lũng...Do chủ động tƣới tiêu nên ngƣời Thái nuôi cá ngay trong mực nƣớc của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nƣớc bắt cá. Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu, bọ, cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Từ tập quán “ăn theo nƣớc” nên đã quy định những phong tục rất riêng biệt của ngƣời Thái đó là

trồng lúa nƣớc và nuôi, bắt cá.

Nếu nhƣ ngƣời Xá (Khơ mú, La ha, Kháng...) làm nƣơng theo phƣơng

pháp thô sơ: phát rừng, đốt lấy tro, trọc lỗ tra hạt, ngƣời Mông ở núi cao, phát rừng, cày xới trồng ngô, trồng lúa nƣơng, ngô thâm canh...thì tổ tiên của ngƣời Thái đã biết làm thuỷ lợi trồng lúa nƣớc. Vì vậy trình độ canh tác truyền thống của ngƣời Thái đã rất phát triển. Ngƣời Thái rất coi trọng sản xuất nông nghiệp nên họ cho rằng “Có thóc lúa- có mọi thứ” (Mí khảu- mí cu dƣơng). Ngƣời nông dân Thái từ lâu đã khẳng định:

(Khẩu nặm năng nƣa Ngấn cắm năng tảu) Tức là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

Vàng bạc ngồi dƣới

(Tục ngữ Thái)

Với kinh nghiệm đã tích luỹ đƣợc trong sản xuất lƣơng thực, ngƣời Thái rất coi trọng ruộng nƣớc: “Nƣơng bao la không bằng ruộng nhà một thửa” (Hay đƣa ta báu to ná haƣ nƣng), hình ảnh những ruộng nƣơng trù phú nhờ bàn tay khéo léo của con ngƣời đã thể hiện sự giàu đẹp của quê hƣơng, bản mƣờng ngƣời Thái:

Nƣơng anh chín núi mƣời rừng, Ruộng anh chín bản mƣời mƣờng đều khen Ƣớc gì nƣơng giáp nƣơng anh

Ruộng kề bờ ruộng cùng xanh một ngày...

(Gần nhau tay có hai tay- Cầm Cƣờng)

Để có những nƣơng lúa, ruộng lúa bạt ngàn ấy, không có cách nào khác ngoài việc phải khai khẩn đất hoang, tạo thành những tầng ruộng bậc thang, dẫn nƣớc về để cấy lúa, đây chính là cách làm thuỷ lợi “Mƣơng, phai, lái, lịn” truyền thống của ngƣời Thái:

Muốn có ruộng cày cấy... Hãy đắp bờ trên núi

Khơi mƣơng dẫn nƣớc về...

(Bài ca làm ruộng bậc thang- La Quán Miên)

Bạn tình ơi!

Yêu nhau anh phá lau thành ruộng Ruộng ta rộng xa tận Khâu Pha Nƣơng lúa ta bông dày, nặng hạt...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Cảnh lao động của ngƣời dân tộc Thái mà tiêu biểu là ngƣời phụ nữ Thái trên những cánh đồng lúa thể hiện tình yêu lao động của ngƣời Thái:

Ơi những gái tơ giỏi tay nâng mạ Thiếu phụ khéo chăng dây

Nhƣ hai dây đàn tính

Gẩy lên dẫn mạ kín đồng..”

(Hội cấy thi-Vƣơng Trung) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với mỗi ngƣời dân lao động nói chung và ngƣời dân tộc Thái nói riêng cây lúa là tài sản vô giá, quý hơn bạc vàng “Hạt lúa là bạc, bạc không

thể so sánh”, chính vì vậy, ngƣời Thái rất gắn bó và hoà hợp với cây lúa, coi

lúa nhƣ những ngƣời bạn thân thiết: “Đi trên bờ lúa níu chân lả lả” vì với họ “Có hạt lúa là mẹ. Sữa cho đời không cạn” cho nên “Ai yêu lúa ra đồng rỏ mồ

hôi giọt” (Cây lúa- Lò Cao Nhum) là vì thế.

Đồng bào Thái tự hào với những vùng quê mang dấu ấn văn hoá nổi tiếng “Lƣơn Mƣờng Pùa, lụa Ngọc Chiến”, “Lúa Mƣờng Sạt, vải Mƣờng

Piềng...” đặc biệt với cánh đồng Mƣờng Thanh- cánh đồng lớn nhất trong “tứ mƣờng”: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Thanh, tứ Tấc” nơi tạo ra thứ gạo thơm

ngon nổi tiếng không đâu sánh kịp:

Trăm thơm không bằng thơ “tan nhe” lúa quý quê nhà Mƣời dẻo không dẻo bằng “tan pỏm” đặc sản Chiềng Quen

(Mƣờng Chanh quê ta- Cầm Biêu)

Sự phì nhiêu, màu mỡ của những cánh đồng trồng lúa cùng với hệ thống thuỷ lợi thích hợp đã tạo nên thứ gạo đặc sản của ngƣời Thái mà nhà thơ Quang Dũng đã từng ca ngợi “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (Tây Tiến).

Nhƣ hầu hết các dân tộc ở nƣớc ta, lƣơng thực chính nấu trong bữa ăn của ngƣời Thái là cơm (nấu từ gạo). Nhƣng khác với nhiều dân tộc anh em,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 cơm của đồng bào Thái là xôi (đồ từ gạo nếp). Họ vốn tự coi mình là “tay kháu nứng” (ngƣời cơm nếp đồ) để phân biệt với các dân tộc ăn cơm gạo tẻ.

Họ quan niệm gạo nếp mới là thứ gạo tốt để nuôi sống con ngƣời. Vì thế mà ngƣời Thái đã lựa chọn đƣợc rất nhiều giống lúa nếp ngon cấy dƣới ruộng. Ngay trong đoạn mở đầu của của Quám tô mƣơng (Chuyện kể bản mƣờng)

của ngƣời Thái đã có câu: “Từ khi loài ngƣời ở trần gian đã có 330 giống lúa

dƣới ruộng”, về sau ngƣời Thái còn du nhập thêm nhiều giống nếp cạn trồng

ở nƣơng rẫy và bắt đầu sử dụng gạo tẻ để làm cơm. Sự thay đổi thói quen đó xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống nhƣng phong tục dùng xôi nhƣ cơm thì đến nay vẫn còn rất đậm nét:

Nếp nƣơng thơm dẻo lắm,

Tình nghĩa quê hƣơng, tấm lòng em đó.

(Anh đƣợc về thăm- La Quán Miên)

Với ngƣời dân tộc Thái, gói cơm nếp thơm dẻo là món quà cho ngƣời đi xa mà ngƣời lại gửi gắm trong đó tất cả “tấm lòng”, tình cảm quê hƣơng, bản sắc văn hoá của dân tộc:

Ông ké nhà trên,

Cầm gói nếp lắc tay anh nhắn.

(Tiễn dặn ngƣời trai bản –La Quán Miên)

Bên cạnh hình ảnh cây lúa và món xôi thơm ngon nổi tiếng, hình ảnh con cá trở nên rất quen thuộc và gần gũi với ngƣời Thái. Lễ vật trong ngày cƣới cổ truyền của ngƣời Thái trƣớc đây không thể thiếu cá sống và trên đƣờng khâu của chiếc khăn Piêu quen thuộc của chị em phụ nữ dân tộc Thái thƣờng có hình xƣơng cá.

Với ngƣời Thái, món cá vô cùng quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực. Ngƣời Thái nâng món cá lên ngang tầm với lúa gạo qua quan niệm “Miếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 ra rất nhiều món ăn rất lạ, hấp dẫn nhƣ món “kỏi sinh câm” (gỏi cá sinh cầm) hay “kỏi hắn” (gỏi Thái). Tuy nhiên món ăn truyền thống quen thuộc của ngƣời Thái chính là món cá nƣớng (pa píng tộp- cá nƣớng gập):

Anh chƣa có lá chuối gói cá “mọn” má hồng, Chƣa có lá dong gói trầu cau đến gửi.

(Tâm tình trƣớc ngày tạm biệt- Lò Văn Cậy)

Theo phong tục của ngƣời Thái, khi ăn thịt gà thì phải “nhƣờng đùi cho

trẻ con” và: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ăn cá dành đầu cá cho ngƣời già

(Ngôi nhà sàn của tôi- La Quán Miên)

Món cá thƣờng đƣợc dùng trong những dịp lễ tết quan trong nhƣ lễ cúng cơm mới, cúng tổ tiên hay đƣợc dùng để đãi khách, món cá là biểu hiện của lòng hiếu khách:

Đi ăn cá về nhà uống ruợu, Ở thì ngủ đệm đắp chăn ấm.

(Dân ca Thái)

Nhƣ vậy món cá không chỉ là thức ăn đơn thuần mà nó còn hàm chứa cả văn hoá ẩm thực Thái nói riêng và bản sắc văn hoá độc đáo của ngƣời Thái nói chung. Truyền thống nuôi cá, bắt cá (không phải là săn bắn) và chế biến cá là món ăn chính còn đƣợc các nhà thơ Thái hiện đại nói đến khá nhiều nhƣ trong một số tác phẩm của Lƣơng Quy Nhân, Cầm Biêu, Vƣơng Trung, La Quán Miên...

Chịu ảnh hƣởng của lối sống định cƣ ở những ven sông, suối, chân núi, ngƣời Thái có phong tục tập quán riêng biệt trong việc canh tác làm nông nghiệp. Nếu nhƣ ngƣời Mông chú trọng đến việc trồng ngô, lúa nƣơng, chăn nuôi trâu, bò, ngựa thì ngƣời Thái có truyền thống trồng lúa nƣớc, nuôi, bắt cá, điều này đã quy định văn hoá ẩm thực Thái. Cơ cấu bữa ăn của ngƣời Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 là cơm nếp đồ và cá nƣớng. Thực đơn ấy không phải chỉ là sở thích mà một tiêu chí của nền văn minh lúa nƣớc. Ngƣời Mƣờng có câu “Cọ vá lá vá cho cơm” (có cả đổ vả cho cơm) hay ngƣời Việt còn khái quát bằng câu “cơm với

cá nhƣ mạ với con” cũng là minh chứng cho thấy sự gần gũi của những cƣ

dân của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc. Vậy nên hình ảnh những ruộng lúa chín vàng, thứ gạo “tan nhe”, “tan pỏm” thơm dẻo hay những gì “liên

quan” đến cá xuất hiện phổ biến trong thơ Thái hiện đại. Thậm chí, hình ảnh

con cá trở nên gần gũi và thân thuộc đến mức các nhà thơ thƣờng ví von, so sánh “Bàn chân xinh xắn nhƣ đuôi cá xoè” (Lƣơng Quy Nhân) hay “Cổ tay

em tròn đuôi cá” (Sầm Nga Di).

Chính từ phong tục, tập quán “ăn theo nƣớc” nên ngƣời Thái gắn bó

máu thịt với đồng ruộng, nƣơng rẫy, sông suối. Đây chính là môi trƣờng lao động và là nguồn nuôi dƣỡng sự sống cho ngƣời Thái. Từ quan niệm đƣợc đúc kết “Qúi thóc- thóc về. Quí cá- cá lên” (tục ngữ), mỗi thành viên trong gia đình cũng nhƣ cộng đồng xã hội ngƣời Thái nhận thức rất tự giác rằng:“Muốn no cơm, gắng làm ruộng/ Muốn ăn cá phải đắp bờ phơi mƣơng” (Tục ngữ Thái) vì họ rất coi trọng những truyền thống rất riêng biệt của dân tộc mình “Có nƣớc mới có cá, có ruộng mới có lúa” (tục ngữ Thái), bởi vậy, các thế hệ ngƣời Thái luôn răn dạy cháu con phải biết gìn giữ và phát huy những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc của dân tộc mình:

Đƣợc nắm xôi ngon chớ quên ruộng Đƣợc khúc cá bùi chớ quên suối

(Tục ngữ Thái)

Ngoài nghề trồng lúa, dệt vải cũng là hoạt động sản xuất chính của ngƣời Thái. Ngƣời Thái quan niệm “Gái dệt vải. Trai đàn chài”, hay “Trời sinh ra con gái phải biết trồng bông dệt vải”. Sự phân công lao động rạch ròi này vừa

biểu hiện một tiêu chí của nền văn minh lúa nƣớc, vừa là cái lý để duy trì bản sắc tộc của ngƣời. Đối với phụ nữ dân tộc Thái, dệt vải để tạo ra những tấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 thổ cẩm rực rỡ sắc màu là tiêu chuẩn, là nhân tố rất quan trọng để tạo nên ngƣời phụ nữ Thái “Yêu chồng năng dệt vải, thƣơng con chăm vá may...” [55, Tr.138]. Bởi vậy ngƣời phụ nữ Thái không coi đó là nghĩa vụ của mình mà coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc, là lẽ tự nhiên của tạo hoá ban tặng cho ngƣời phụ nữ Thái :

Vui làm vui ăn

Vui quay xa thành sợi Vui kéo sợi, ƣơm tơ...

(Châm ngôn Thái)

Để có những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, ngƣời phụ nữ Thái phải thực hiện rất nhiều công đoạn, đó là:

Em cào cỏ làm bông, Em kéo bông thành sợi.

(Trên đồi nƣơng- Hoàng Nó)

Vào mùa xuân, ngƣời phụ nữ Thái dùng hạt bông để trỉa trên những mảnh nƣơng sau khi đã thu hoạch xong một vụ lúa. Họ rất cẩn thận trong việc chọn hạt bông, đó phải là những là hạt mới thu hoạch trong năm, có nhƣ vậy, mới có những cây bông tốt và có những tấm thổ cẩm bền, đẹp, mịn màng, để “ấm lòng” (Hoàng Nó) ngƣời mặc.

Nghề dệt vải ngoài yêu cầu về sự kiên chì, đảm đang thì còn đòi hỏi sự khéo léo của ngƣời phụ nữ. Câu tục ngữ “Úp bàn tay nên hoa/ Ngửa bàn tay

thành bông” không chỉ nhấn mạnh đến nghề truyền thống gắn liền với ngƣời

phụ nữ Thái là nghề dệt vải mà còn ca ngợi đôi bàn tay tài hoa của ngƣời phụ nữ Thái đã tạo ra biết bao sản phẩm có ý nghĩa thiết thực cho đời sống con ngƣời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngồi xổm thêu đƣợc hình chim phƣợng

Ngồi nghiêng quay sợi thành chùm hoa xo xe… (Ca dao Thái)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 Hình ảnh những cô gái Thái bên khung cửi, cái sa quay sợi hay các công cụ dệt vải khác trở thành biểu tƣợng rất gợi cảm và đầm ấm của ngƣời phụ nữ Thái: Dệt khung cửi, kéo tơ thi với vì sao

Dệt vải kẻ thi với sao bay”

(Sao- Lƣơng Quy Nhân) Cả bản mƣờng rộn rã tiếng thoi đƣa Tiếng thoi nay tiếp tiếng thoi xƣa...

(Tiếng thoi- Cầm Biêu)

Sự kiên trì và sự khéo léo của đôi bàn tay thon nhƣ “cuộn lá hành” của các cô gái Thái đã tạo ra biết bao sản phẩm, trong đó bộ trang phục Thái là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nổi bật:

Nào áo chàm cúc bạc long lanh... Nhƣ rồng bay, đẹp hơn phƣợng múa.

(Chiếc guồng xa- Cầm Biêu)

Ngắm nhìn ngƣời phụ nữ Thái trong trang phục “xửa cóm” ta có cảm

giác nhƣ đang ngắm một pho tƣợng có bố cục chặt chẽ, hài hoà. Chiếc váy đen dài, kết hợp với chiếc áo ngắn bó sát và chiếc thắt lƣng màu hoa thiên lý làm tôn thêm thân hình thon thả, cân đối của ngƣời mặc. Màu đỏ của gấu váy kết hợp với màu đen của thân váy làm tăng sự uyển chuyển nhƣ sóng lƣợn mỗi khi họ bƣớc đi. Màu trắng bạc lấp lánh của hai hàng “má pém” (cúc bƣớm) trên ngực áo làm cho màu sắc tƣơng phản càng trở nên sống động. Sự kết hợp hài hoà về màu sắc và đƣờng nét của bộ trang phục không chỉ nói nên sự khéo léo của ngƣời phụ nữ Thái mà còn nhấn mạnh đến sự tinh tế và tính thẩm mĩ của ngƣời Thái. Do vậy, dƣới con mắt của nhà thơ Thái hiện đại, ngƣời phụ nữ Thái trong trang phục “xửa cóm” mềm mại, uyển chuyển hơn “rồng bay, phƣợng múa”.

Nói về bộ trang phục của phụ nữ Thái, không thể không nói đến chiếc khăn “Piêu”- khăn đội đầu mà ngƣời Thái rất trân trọng. Khăn “Piêu” có ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 nghĩa rất lớn đối với ngƣời phụ nữ Thái, nó là đồ trang sức làm đẹp của phụ nữ Thái, là kỷ niệm của những đôi trai gái đang yêu, là vật phẩm quý giá để nàng dâu kính biếu gia đình chồng trong đám cƣới. Khăn “Piêu” cũng là sản phẩm của nghề dệt vải và là tác phẩm nghệ thuật từ đôi bàn tay khéo léo của ngƣời phụ nữ Thái.

“Piêu” tiếng Thái có nghĩa là khăn. Khăn Piêu đƣợc dệt từ một đoạn vải khổ rộng chừng hai gang tay và dài một sải tay. Việc dệt khăn, thêu khăn cũng là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo của ngƣời phụ nữ Thái. Mặt khăn đƣợc gọi là “ná Piêu” thêu bằng chỉ ngũ sắc tạo ra những đƣờng nét hoa văn gọi là “Xai peng” (dây tình) đan vào nhau, đối nhau từng đôi một. Các góc khăn và trên mép vải đƣợc viền tết chỉ màu thành các “cút Piêu”.

“Cút Piêu” hình tròn cuốn chỉ dày, đậm nhiều màu thành những vòng tròn,

mỗi đoạn vòng một màu. Khăn Piêu đội đầu đƣợc thêu thùa hoa văn rất công phu với những màu sắc đỏ, vàng, xanh biếc trên nền chàm trải rộng trông lộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại (Trang 73 - 102)