Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng

Một phần của tài liệu Huyện chợ đồn tỉnh bắc Cạn trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945-1954) (Trang 51 - 53)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Ban Chấp hành tỉnh

Đảng bộ Bắc Kạn chủ trương nhanh chóng phát triển cơ sở Đảng, xây dựng cấp uỷ huyện, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Ngoài số cán bộ lãnh đạo của Trung ương và Xứ uỷ, trong Cách mạng Tháng Tám, Bắc Kạn có 21 đảng viên. Nhưng cho tới cuối tháng 9 năm 1945, do yêu cầu của cách mạng cả nước, cấp trên điều động một số đồng chí tăng cường cho các tỉnh, nên Bắc Kạn chỉ còn 8 đảng viên, huyện Chợ Đồn vào thời điểm này chưa có cơ sở Đảng. Do vậy, công tác xây dựng Đảng ở Chợ Đồn trở thành nhiệm vụ hết sức bức bách và gặp nhiều khó khăn vì lực lượng cán bộ, đảng viên ở trong tỉnh có quá ít.

Thực hiện chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau khi Đảng ta tuyên bố tự giải tán để tránh kích thích kẻ thù, tháng 11 năm 1945, Đảng bộ Bắc Kạn đã rút vào bí mật. “Hội văn hoá Mác xít” của tỉnh được thành lập đã phối hợp cùng với Ủy ban tuyên truyền chủ nghĩa Mác ở các huyện ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác, đường lối chính sách của Đảng, tạo ra những thuận lợi cho công tác phát triển Đảng ở Chợ Đồn.

Trước những diễn biến tình hình trong nước ngày càng phức tạp, nhằm chuẩn bị cho các địa phương sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của kẻ thù, cuối năm 1946, Trung ương Đảng đã tập trung chỉ đạo củng cố một bước các Đảng bộ tỉnh.

Thực hiện chủ trương trên của Trung ương Đảng, cuối tháng 12 năm 1946, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn mở Hội nghị cán bộ toàn tỉnh lần thứ hai (kể từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công). Hội nghị đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng từ tỉnh đến cơ sở. Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ mới gồm 9 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết, đồng chí Nông Văn Quang (tức Mạc Văn Úc) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Sau Hội nghị, Tỉnh uỷ cử 5 đồng chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tỉnh uỷ viên xuống 5 huyện chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp huyện, củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang nhằm đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. Đồng chí Lô Quang Kháng, Tỉnh uỷ viên được Tỉnh uỷ chỉ định phụ trách huyện Chợ Đồn, giữ cương vị như Bí thư Huyện uỷ lãnh đạo mọi mặt công tác ở huyện [54].

Qua tuyên truyền, giác ngộ, ngày 1 tháng 12 năm 1946, một số cán bộ ưu tú của huyện Chợ Đồn đã có vinh dự được kết nạp vào Đảng. Chi bộ đầu tiên của huyện chính thức thành lập gồm 5 đồng chí, do đồng chí Lô Quang Kháng làm Bí thư [37, tr.52].

Sau khi chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập, công việc trước mắt về công tác xây dựng Đảng là cần phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển đảng viên mới. Những đối tượng tiêu biểu là cán bộ chủ chốt ở cơ sở, trong các cơ quan của huyện và trong lực lượng vũ trang được quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng của Đảng, tình hình nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam...Đồng thời, để nâng cao trình độ chính trị cho các đảng viên mới kết nạp, theo chủ trương của Tỉnh uỷ, một số đồng chí đảng viên là cán bộ lãnh đạo ở huyện được cử đi dự các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Trung ương và Xứ uỷ mở.

Có thể nói, cùng với việc xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, tổ chức Đảng được củng cố là nhân tố hết sức quan trọng bảo đảm thắng lợi đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược đang đứng trước nguy cơ bùng nổ.

Một phần của tài liệu Huyện chợ đồn tỉnh bắc Cạn trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945-1954) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)