Tính công suất và chọn động cơ điện
Việc chọn đúng loại động cơ và tính đúng công suất của động cơ điện sẽ bảo đảm độ tin cậy và tính kinh tế của truyền động điện. Động cơ có công suất không phù hợp sẽ gây lãng phí hoặc sẽ chóng hỏng.
Phân loại các chế độ làm việc
Chế độ làm việc của động cơ điện gồm: Dài hạn, ngắn hạn, ngắn hạn lặp lại.
Chế độ làm việc dài hạn:
Là chế độ động cơ làm việc liên tục trong thời gian dài, nhiệt độ tất cả các phần tử kể cả phần tử truyền động đạt đến nhiệt độ xác lập. Đồ thị vẽ trên hình 5-2.
Chế độ làm việc ngắn hạn:
Là chế độ động cơ chỉ làm việc trong thời gian ngắn, nhiệt độ của các phần tử kể cả phần tử truyền động chưa đạt đến nhiệt độ xác lập, thời gian nghỉ tương đối dài nên nhiệt độ động cơ giảm đến nhiệt độ của môi trường xung quanh. Đồ thị tải vẽ trên hình 5-3.
Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại:
Là chế độ động cơ làm việc - nghỉ - làm việc v.v... với tần số không đổi. Trong thời gian làm việc, nhiệt độ động cơ chưa đạt đến nhiệt độ xác lập, đồng thời sau thời gian nghỉ nhiệt độ chưa giảm đến nhiệt độ môi trường xung quanh, thời gian làm việc (tlv) và nghỉ (tn) của một chu kỳ gọi là chu trình (tct). Thời gian chu trình tct không vượt quá 10 phút. Đồ thị phụ tải trên hình 5-4 và đại lượng thời gian đóng điện tương đối TĐ%:
Tính công suất và chọn động cơ làm việc ở chế độ dài hạn
Động cơ làm việc ở chế độ dài hạn khi phụ tải không đổi có thể dựa vào lý lịch máy để chọn sao cho công suất Pđmcủa động cơ lớn hơn hay bằng công suất P của tải (Pđm≥ P). Đối với trường hợp chọn công suất động cơ làm việc với tải không đổi, ta chỉ cần kiểm tra theo điều kiện mở máy :