ĐẶC TRƢNG THI PHÁP YÊU NGÔN 2.1 Không gian – thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn
2.3.1. Nghệ thuật trần thuật
Việc khai thác tối đa thế mạnh của kỳ ảo cũng chính là cơ sở tạo ra những chuyển biến đáng kể trong phương thức trần thuật của Yêu Ngôn.
2.3.1.1. Phương thức xây dựng truyện:
Sự pha trộn các mô típ truyện truyền thống với cách trần thuật hiện đại. Các nhà nghiên cứu, phê bình đã nhận xét rất đúng: Văn Nguyễn Tuân vừa có vẻ trang nhã, cổ kính, vừa sắc sảo, hiện đại. Điều này có thể nhận thấy rất rõ, qua nhiều sáng tác của Nguyễn Tuân, trong đó có Yêu ngôn.
Phương thức kể trong Yêu ngôncó sự pha trộn những mô típ truyện dân gian Phương Đông và yếu tố hiện đại phương Tây, tính chất hư ảo đan xen giữa mộng và thực, con người - ma quái của văn hoá dân gian truyền thống kết hợp với tư duy huyền thoại phương Tây.
Truyền thống kỳ ảo trong văn học Việt Nam đã có từ mấy ngàn năm, và phương thức kỳ ảo hoá hiện thực cũng chính là “cái có sẵn trong nhà” ngay từ thời xa xưa của người Việt. Nguyễn Tuân đã kế thừa nguồn mạch của văn học dân gian, văn học trung đại, văn học kỳ ảo đầu thế kỷ XX, đồng thời tiếp thu một cách chọn lọc dòng chảy của nền văn học kỳ ảo thế giới, bằng
tài năng sáng tạo của mình đã làm nên một thế giới Yêu ngôn“một mình một cõi”, không giống ai.
Ở dòng truyện dân gian, truyện kỳ ảo cổ đại thường gắn với thần thoại, truyền thuyết, cổ tích… xa xưa. Cái kỳ ảo cổ đại gắn với niềm tin chất phác ngây thơ và tuyệt đối của con người vào các thế lực siêu nhiên, bất khả giải, thể hiện nhu cầu nhận thức ở mức độ sơ khai, đơn giản “muốn cải thiện số phận mình bằng phép lạ và muốn giải quyết cuộc đấu tranh thiện, ác nơi trần thế bằng sức mạnh của những bà tiên, ông thánh hiền từ” [53, tr 109]
Văn học kỳ ảo thời này là sự hoà điệu giữa con người với vũ trụ và giữa con người với những thế lực siêu nhiên tạo thành một môi trường hoà hợp và hoàn toàn tinh khiết, một thế giới đại đồng tương thông, tương giao, tương cảm.
Một trong những truyện cổ tích vào loại xa xưa của người Việt là truyện Tấm Cám. Cô Tấm từ trong quả thị bước ra để trở về với đời, thành nàng Tấm đảm đang, khéo léo và thủy chung, thể hiện sinh động quan niệm của nhân dân về công bằng xã hội và hạnh phúc, người lao động không chờ đợi hạnh phúc đẹp và mơ hồ cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay trên mảnh đất mình gắn bó ở nơi trần thế. Ở Xác ngọc lam của Nguyễn Tuân, người đọc cũng có thể thấy sự gần gũi giữa cô Dó và cô Tấm. Cô Dó không xuất thân từ làng quê, cô là linh hồn của Ngàn Thiêng. Để được sống bên người mình yêu, cô Dó đã dời chốn rừng xanh về quê chồng và ẩn mình trong phiến đá. Ngày là đá vô tri, đêm lại hiện ra thành người, giúp chồng thổi cho giấy Dó một linh hồn và tạo ra hạnh phúc của lứa đôi đằm thắm trong cần lao. Nếu cô Tấm giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi trần của cô, thì cô Dó - người thần, người tiên - lại sẵn sàng chấp nhận từ bỏ chốn Bồng Lai để tìm hạnh phúc nơi trần thế, dù có phải trả giá. Họ đều là những con người hiện thân cho đức hy sinh, cho tình yêu chung thuỷ.
Con đường tiêu biểu của văn học kỳ ảo thế giới trong đó có văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại. Có thể nhận thấy khá rõ cả dấu vết cổ tích lẫn văn chương bác học trung - cận đại trong nhiều câu truyện Yêu ngôn. Dòng truyện kỳ ảo trung - cận đại dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đã in đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự ý thức của con người đối với hiện thực và không còn tính chất nguyên sơ thuần khiết buổi đầu. Cái kỳ ảo trong dòng truyện này mang tư cách của một cái nhìn thế giới, chọn cho mình một phạm vi, một chỗ đứng khác so với thế giới thường ngày và “đăm chiêu nhìn vào thế giới bên kia”. Đó là một thế giới với những loài vật, đồ vật được nhân hoá, thần kỳ hoá - một thế giới mà không bao giờ con người có thể thực sự đặt chân đến. Cái kỳ ảo xuất hiện ở đây nằm trong thế giới đối lập với xã hội có lý tính. Chính điều này không cho phép người ta đặt trọn niềm tin vào nó, đồng nhất mình với nó như đối với kỳ ảo cổ đại, trái lại, cố gắng “giải thiêng, giải ảo” nó và sáng tạo nó. Nó đã bị lý trí tác giả và người xem tước bỏ để chỉ còn lại sức mạnh của một cảm hứng nghệ thuật [53, tr 111]. Truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm đã làm hoàn chỉnh thể loại truyền kỳ, được đánh giá là kiệt tác, là thiên cổ kỳ bút.
Tập truyện thường sử dụng yếu tố kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật chủ đạo để phản ánh cuộc sống. Truyện Từ Thức gặp tiên là một trong những truyện tiêu biểu trong tập Truyền kỳ mạn lục. Từ Thức một nho sinh tài hoa, học hành thi cử đỗ đạt, con đường công danh thênh thang. Một lần ngao du vãn cảnh gặp tiên nữ, Từ Thức đem lòng yêu say đắm. Kết quả của tình yêu đẹp ấy là chàng đã từ bỏ tất cả, theo người tiên và hưởng hạnh phúc ở chốn tiên cảnh. Cuộc sống viên mãn ở cõi tiên không làm chàng nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương nơi trần thế. Từ Thức trở về cõi trần nhưng trở thành kẻ lạc lõng, bơ vơ ngay trên quê hương mình. Chàng lại tìm đường lên cõi tiên,
nhưng động tiên đã khép, lối về đã vĩnh viễn không còn, giấc mộng đã biến mất. Từ một truyện trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tạo lại để gửi gắm những triết lý nhân sinh của thời đại mình. Nhà văn đã mượn không gian cõi tiên để bầy tỏ thái độ quay lưng lại thực tại xã hội xấu xa đương thời. Như vậy, khi sáng tạo nên thế giới Bồng Lai tiên cảnh ấy nhà văn cũng như người đọc không đặt trọn niềm tin vào nó, nó chỉ là sức mạnh của một cảm hứng nghệ thuật. Điều này có thể thấy rõ trong Trên đỉnh non Tản của Nguyễn Tuân. Từ ngọn nguồn xa xôi của cổ tích Sơn Tinh - Thuỷ tinh,
truyện Trên đỉnh non Tản tiếp tục mô típ về “cõi tiên” trong Từ Thức gặp Tiên để trình bày cả một quang cảnh kỳ thú, cuộc sống hạnh phúc ở nơi tiên cảnh. Những người thợ mộc Chàng Thôn mỗi khi được thần non cao vời lên sửa đền trên đỉnh non Tản, họ lại được sống những ngày vui vô tận, tha hồ thưởng thức của ngon vật lạ, ngắm nhìn thoả thích những kỳ hoa dị thảo của cõi tiên. Nhưng phần sau của truyện là sự đột ngột chuyển hướng tạo để ra một chủ đề mới. Khi công việc đã hoàn thiện, họ lai buồn rầu nghĩ đến ngày phải xuống núi, họ sẽ không còn được bàn tán đến những cái lạ của Ngàn thăm thẳm, không dám khoe người đời về cái thần bí trên chốn xanh tươi và buồn hơn là mỗi lần xuống khỏi là không tìm lại được đường lên. Với họ, giấc mơ tiên cảnh chỉ trong giây lát, chợp mắt tỉnh giấc, họ lại trở về với hiện thực thường nhật đầy nhọc nhằn, lo sợ. Và cả nỗi ám ảnh về sự trừng phạt khốc liệt của chính cõi tiên: sẽ là nỗi lo sợ thường trực về một cái chết bất thần và đau đớn nếu họ dám hé lời kể về những gì đã thấy.
Nếu như Xác ngọc lam, Trên đỉnh non Tản giàu yếu tố truyền thống thì
Lửa nến trong tranh lại mang màu sắc hiện đại khá rõ. Ở truyện kỳ ảo hiện đại yếu tố kỳ ảo dù vẫn còn hình thức ma quỷ như trong kỳ ảo truyền thống nhưng đã hướng sâu vào môi trường thành thị, mang không khí của văn minh công nghiệp, vào thế giới nội tâm của con người hiện đại. Cái kỳ ảo do
vậy không chỉ hiện diện ở bên ngoài, trên bề mặt câu chữ mà nó còn chìm sâu vào không gian nội tâm. Nghệ thuật biểu hiện của dòng truyện kỳ ảo hiện đại vẫn có sự âm thầm tiếp nối truyền thống, nhưng giờ đây yếu tố kỳ ảo không đơn thuần chỉ là công cụ nhận thức, khám phá thế giới, một cái nhìn thế giới mang tính nghệ thuật, mà hơn thế, nó trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để văn học tích cực nắm bắt mọi biểu hiện của đời sống,
khái quát thành những vấn đề có tính xã hội và nhân sinh sâu sắc. Truyện
Lửa nến trong tranh thể hiện rõ điều này. Một người yêu tranh cổ, sẵn sàng tiêu cả cơ nghiệp, bán cả đồn điền của mình vào thú chơi tranh. Khi có được một bức họa mơ ước thì oái oăm thay, nó chỉ còn cái vỏ, phần ruột đã bị đánh tráo. Người nghệ sĩ sành tranh cổ ấy không tiếc món tiền lớn đã bỏ ra để mua tranh, mà chỉ tiếc cái đẹp đã tuột mất khỏi tay mình. Để cho cái đẹp không biến mất hoàn toàn ông quyết định đem bức tranh quý ấy ra thí nghiệm, đốt cháy cho mọi người đều được thưởng thức, thế nhưng trái với lòng đam mê của ông, những người đến xem tranh quá ít và chính họ - những kẻ dửng dưng với nghệ thuật phải chịu lấy “sự hình phạt nặng nhất là suốt đời chỉ là những người thô tục”. Rõ ràng đây là con người, suy nghĩ, tâm trạng của con người ở thời hiện đại và yếu tố kỳ ảo góp phần biểu đạt thế giới nội tâm của con người một cách sinh động và sâu sắc.
Có thể nói, phương thức kể với sự pha trộn những mô típ truyện dân gian phương Đông, dòng truỵện kỳ ảo trung - cận đại và yếu tố hiện đại phương Tây, kết hợp với sự sáng tạo tài hoa của Nguyễn Tuân đã làm nên một thế giới Yêu ngôn lạ lẫm, mê hoặc, đầy hấp dẫn.
2.3.1.2. Hình tượng biểu trưng, hàm nghĩa
Biểu tượng nghệ thuật là chìa khoá kỳ diệu của văn hóa con người, biểu hiện cụ thể thế giới với những giới hạn trong cảm nhận thế giới không gian, thời gian và con người trong các hình tượng văn học. Nguyễn Tuân đã tạo
được một thế giới những biểu tượng mang những hàm nghĩa sâu xa về thiên nhiên, cuộc sống con người, văn hoá, lịch sử… một cách sâu sắc trong các tác phẩm của ông. Ở những sáng tác gắn liền với cảm hứng xê dịch, ta gặp hàng loạt những hình ảnh con sông, nhà ga, bến tàu, va ly…, chúng xuất hiện trở đi trở lại và trở thành biểu tượng cho những chuyến đi, cho khát vọng đam mê, tìm kiếm những chân trời. Gặp những không gian như ca lâu, hàng viện, tiệm hút trong văn Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay tới những cuộc đời, những thú vui của đời sống truỵ lạc…
Đọc Yêu ngôn, người đọc có thể đi từ những thú vị này đến thú vị khác bởi thế giới những hình tượng biểu trưng hàm nghĩa dày đặc mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên.
Trước hết, có thể nói các biểu tượng được tạo nên từ một thế giới mà đồ vật mang tính chất biểu trưng: phận vật - phận người. Một cái chén uống rượu của người hành khất (Bố Ô), một vật dụng thô sơ tưởng như chẳng có gì để nói về nó: chất liệu bằng gỗ, kích thước gần bằng cái lồng gỗ mít đóng oản của nhà chùa. Tất cả chỉ có vậy, và nếu chỉ quan sát thoáng qua, người ta rất dễ bỏ qua bởi nó quá tầm thường. Nhưng là con người ưa quan sát tỉ mỉ, hay ngẫm ngợi, Nguyễn Tuân đã nhìn thấy biết bao điều về cuộc đời từ cái vật quá đỗi bình thường ấy. Khi chủ nhân của chiếc chén gỗ bị chết cháy trong một trận hoả hoạn, tất cả đồ vật đều cháy rụi thành tro, thậm chí cả thân xác Bố Ô cũng tan thành bột như bột men, thì duy nhất chỉ có chiếc chén gỗ không bị bén lửa, dẫu cả đời nó đã đầm mình trong rượu, thậm chí lửa còn tráng lên toàn thân chén một lần men khói bóng. Chén được người đời tiện thành một bộ khuy áo và người có nó luôn đem theo để đề phòng việc hoả hoạn. Từ chiếc chén gỗ thành bộ khuy áo, cuộc đời, số phận của chiếc chén ấy cũng dài, cũng ly kỳ như cuộc đời của Bố Ô trong nó kết đọng lại bao buồn vui, thăng trầm của một đời người. Bố Ô đã hoá thân vào cát
bụi, song cái phần tinh tuý nhất vẫn sống giữa cuộc đời. Và phải chăng đó là một nén tâm hương Nguyễn Tuân thắp lên để tưởng nhớ vong linh của Tản Đà - một người bạn thơ - người có một cuộc đời gần gũi với Bố Ô, cũng nghèo, cũng ngông, cũng là đệ tử của ma men, cũng đầy nhân cách và một sự nghiệp mà vượt qua sự thử thách của thời gian vẫn là một ngọn núi thơ giữa nền thơ ca dân tộc.
Một cây đàn, một tiếng hát, thường gợi về nghiệp cầm ca, với Nguyễn Tuân, không chỉ có vậy. Là người sành âm nhạc, say mê âm nhạc ông nhìn
cây đàn mà như thấy trong nó có cả một linh hồn. Trong Chùa Đàn, nhà văn miêu tả cây đàn của người nghệ sĩ Chánh Thú bằng những nét quái đản, lạ lùng: thân đàn được tạo nên bởi nắp ván áo quan của một cô gái đồng trinh, vào những ngày trở trời thành đàn đổ mồ hôi như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài, vật mình, vật mẩy. Khi Chánh Thú chết và để lại một lời nguyền, cây đàn càng trở nên đáng sợ. Nó đòi lấy mạng của người nào dám động đến nó. Khi có một người nghệ sĩ dám đi đến tận cùng của nghệ thuật, bất chấp lời nguyền để mong cứu vãn một mạng sống, cầm lấy cây đàn định mệnh ấy, thì một tiếng đàn là “một miếng thịt được lấy ra. Máu trong cơ thể người chơi đàn cứ tuôn ra, thấm ra ngoài đến lúc chỉ còn là một cái xác khô, thì cây đàn tan vụn thành mảnh nhỏ và trên bàn thờ hồn ma Chánh Thú hả hê cất tiếng cười sằng sặc… Hoá ra đằng sau cây đàn ấy
cũng là cả một cuộc đời, hay nói đúng hơn, cây đàn là sự hoá thân của những cuộc đời. Một người con gái đồng trinh chẳng may yểu mệnh, hồn nàng vẫn vướng vít với cuộc đời và ván quan được dùng đã tạc nên cây đàn bằng gỗ ấy. Cây đàn đã từng ở trong tay Chánh Thú và gắn bó với cuộc đời nghệ sĩ tài hoa này. Khi Chánh Thú chết, hồn ma nghệ sĩ vẫn nặng nợ với cõi trần đã bằng mọi giá để đầu thai ngay tại kiếp này. Khi lời nguyền được thực hiện, hồn ma đã hả hê, thì cây đàn cũng đi hết số phận của nó. Phận
đàn cũng chính là phận người, gấp trang sách lại rồi mà người đọc vẫn nặng lòng, vẫn trăn trở về lẽ nhân sinh mà nhà văn đặt ra trong Chùa Đàn. Cũng vẫn ở cái thế giới nghệ thuật mang đầy biểu trưng, hàm nghĩa ấy, người đọc gặp ở Xác ngọc lam một số phận vật khác- phận đá. Một tảng đá vốn chỉ có công dụng nghè giấy cho phẳng mặt, là vật câm lặng, vô tri của thế giới tự nhiên. Nhưng từ khi nàng Dó ẩn mình trong phiến đá ấy thì đá đã có một sinh mệnh. Lòng đá là nơi bao bọc, che chở, vỗ về nâng giấc cho vị nữ thần của ngàn xanh. Và từ khi phiến đá của dòng họ nhà Chu có nàng Dó thì nghề làm giấy của họ đã lên ngôi, đẹp và sang trọng hẳn lên. Rồi khi phiến đá chẳng may lưu lạc, sa vào tay kẻ bạo phú đê hạ, thứ ngọc sống biết nói ấy, chết và biến thành xác Ngọc lam - một khối ngọc toàn bích quý giá, kết