Cấu trúc tiểu đối liền kề nhau trong cặp câu lục bát

Một phần của tài liệu Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiều (Trang 46 - 48)

VII. Bố cục luận văn

2.1.3. Cấu trúc tiểu đối liền kề nhau trong cặp câu lục bát

Hiện tượng cấu trúc tiểu đối liền kề nhau trong một cặp câu lục bát chiếm một số lượng vừa phải và phân bố rải rác trên toàn bộ tác phẩm. Chúng tôi thống kê được trong truyện Kiều có 21 cặp lục bát có cấu trúc tiểu đối toàn phần và 7 cặp câu lục bát mà câu lục là một cấu trúc tiểu đối toàn phần còn câu bát là một cấu trúc tiểu đối bộ phận. Ví dụ:

Làn thu thủy/ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh.

(25-26) và:

Người yểu điệu/ kẻ văn chương,

Trai tài/ gái sắc// xuân đương vừa thì.

(2841-2842)

Tìm hiểu về những cặp tiểu đối này, chúng tôi nhận thấy chúng thường mang ý nghĩa tổng kết, đánh giá khái quát về một nhân vật (dáng vẻ, phẩm chất tinh thần, tâm trạng, cảm xúc) hay về một đoạn đời đã qua của nhân vật. Chẳng hạn cặp tiểu đối:

Mai cốt cách/ tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ/ mười phân vẹn mười.

(17-18)

đã khái quát được những nét đặc sắc, tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ cả về dáng vẻ bề ngoài lẫn nét đẹp tinh thần, tâm hồn của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Với mỗi một chặng đường đã qua in dấu mạnh mẽ trong cuộc đời nhân vật hay những biến cố trong cuộc sống, đều có những cặp tiểu đối 6, 8 tổng kết.

Chẳng hạn, sau khi kể về cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng, tác giả đưa ra một cặp tiểu đối mang tính khái quát về tâm trạng, tình cảm của hai người lúc bấy giờ như sau:

Người quốc sắc/ kẻ thiên tài, Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e.

(163-164) Còn cặp tiểu đối:

Trai anh hùng/ gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng/ đẹp duyên cưỡi rồng.

(2211-2212) lại là sự đánh dấu đoạn đời mới của Thúy Kiều tràn đầy hạnh phúc khi sống chung với người anh hùng Từ Hải.

Nếu như ở đoạn nói về Thúy Kiều với Kim Trọng - một văn nhân hào hoa, phong nhã - toàn dòng bát chỉ có hai thanh trắc tạo nên một âm điệu nhẹ nhàng, một cảm giác e ấp, ngập ngừng của buổi đầu quyến luyến, thơ ngây thì đến đoạn Thúy Kiều sống chung với Từ Hải, dòng bát trong cặp cấu trúc tiểu đối 6, 8 đã mang tới bốn thanh trắc. Dòng thơ có âm điệu gẫy gọn, mạnh mẽ khiến ta như cảm thấy có một niềm phấn chấn, hân hoan đằng sau những con chữ đó.

Ngoài ra, có một số cặp tiểu đối 6, 8 liền kề nhau viết về những suy nghĩ, cảm nhận, những lời nhận xét mang tính triết lý như:

Trên vì nước/ dưới vì nhà,

Một là đắc hiếu/ hai là đắc trung.

(2483-2484)

Khi Vô Tích/ khi Lâm Tri,

Nơi thì lừa đảo/ nơi thì xót thương.

(2291-2292)

Hại một người/ cứu muôn người, Biết đường khinh trọng/ biết lời phải chăng.

Một phần của tài liệu Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện kiều (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)