Rủi ro về công nghệ: Tốc độ thay đổi công nghệ trên thế giới rất nhanh chóng Do

Một phần của tài liệu Hành vi mua của khách hàng tổ chức với hoạt động marketing của công ty cổ phần cơ điện Alphanam (Trang 45 - 69)

chóng. Do vậy, nếu không bắt kịp với tốc độ thay đổi này, Công ty có thể gặp những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Rủi ro về lãi suất cũng tác động không kém phần quan trọng đối với hoạt động của Công ty như việc lãi suất tăng cao dẫn tới nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế giảm sút, trong khi hoạt động của Công ty gắn liền với việc đầu tư và tiêu dùng của xã hội.

- Rủi ro bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ…. Nếu như các rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về tài sản, con người và tình hình sản xuất chung của Công ty.

2.4 Đánh giá về thực trạng công ty

Vị thế hiện tại của công ty

Sản phẩm thiết bị điện và gia công cơ khí

Đánh giá thị trường của thiết bị điện và gia công cơ khí

Công nghiệp phát triển nhanh và nhu cầu xây dựng nhiều dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm thiết bị điện, cơ khí có thị trường tương đối tốt, bởi dường như tất cả các nhà máy, khu công nghiệp, đô thị đều cần dùng thiết bị điện. Trong lĩnh vực cơ khí, Công ty cũng đã ký hợp đồng sản xuất liên doanh với Công ty NEC (Thái Lan).

Đánh giá các đối thủ cạnh tranh

Các nhà cung cấp SP nội địa tương tự: Việt Á, EDH, Tuấn Ân, REE, Cơ điện Đà Nẵng.

Các nhà cung cấp nước ngoài: ABB, Schneider, Siemens. Đây là các nhà sản xuất lớn, có nhiều kinh nghiệm đồng thời họ là các nhà cung cấp của ALPHANAM - vừa là đối tác vừa là cạnh tranh.

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ALPHANAM

Sản phẩm mang thương hiệu ALPHANAM đã được tín nhiệm sử dụng ở nhiều công trình trọng điểm như: Văn phòng Trung ương Đảng, Nhà Hát Lớn, Sân vận động Mỹ Đình, Khu Dung Quất… các công trình đòi hỏi chất lượng cao như các nhà máy sản xuất của tập đoàn UNILEVER, Tổng Công ty dầu khí, các Khách sạn năm sao NIKKO, Hoàng Anh Gia Lai, Ngân hàng, Bệnh viện quốc tế. Dịch vụ sau bán hàng là ưu tiên chiến lược của công ty nhằm đem đến sự hài lòng tối đa của khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ALPHANAM. Với việc sản xuất sản lượng lớn, giá cả của ALPHANAM luôn có tính cạnh tranh cao và tạo được vị thế trên thương trường.

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY ALPHANAM

3.1 Phân tích môi trường vĩ mô

3.1.1 Sơ lược về thị trường ngành điện ở Việt Nam

3.1.1.1 Tổng hợp thông tin kinh tế 2006-2010 Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới

Năm năm 2001-2005, trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thử thách, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao và đã đạt được những thành tựu tiến bộ tương đối toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội (PTKTXH), tạo đà cho công cuộc đổi mới và triển khai có hiệu quả hơn sự nghiệp phát triển đất nước trong 5 năm tiếp theo 2006-2010. Bước vào kế hoạch PTKTXH 5 năm 2006-2010, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ.

Ở trong nước, những thuận lợi cơ bản đã từng bước được phát huy trong quá trình điều hành thực hiện kế hoạch. Tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định là yếu tố cơ bản để đất nước phát triển nhanh và bền vững. Những cơ chế chính sách được ban hành đã đi vào cuộc sống; thu hút nhiều hơn và sử dụng tốt hơn các nguồn lực hướng vào các mục tiêu phát triển dài hạn, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và khai thác ngày càng có hiệu quả hơn.

Trên thế giới, những tiến bộ nhảy vọt trong khoa học, công nghệ, tính tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã có những tác động tích cực đối với nước ta. Tuy vậy, những thay đổi về bối cảnh quốc tế và khu vực từ cuối năm 2007 cũng đã có những biến động không lường trước từ đầu kỳ kế hoạch, tác động không thuận đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và PTKTXH mà Đại hội X đã đề ra. Thế giới đang phải đương đầu với ba cú sốc lớn

làm thay đổi cơ bản về mặt cơ cấu; đó là khủng hoảng tài chính ngân hàng; khủng hoảng thị trường nhà đất và khủng hoảng về nguyên liệu, đặc biệt về năng lượng. Tăng trưởng thấp, lạm phát toàn cầu, đồng đô la Mỹ mất giá, kinh tế Hoa Kỳ sắp rơi vào suy thoái, thị trường tài chính suy yếu là các đặc điểm nổi bật đầu năm 2008. Đến Quý IV, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu suy thoái còn giá cả thì đảo chiều. Tình hình này đã gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế, xã hội các nước, nhất là các nước đang phát triển và kém phát triển với khả năng cạnh tranh yếu kém và phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu. Kinh tế toàn cầu bắt đầu chững lại sau 15 năm tăng trưởng liên tục. Dự báo trong năm 2009, những nhân tố trên vẫn sẽ tiếp tục là trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam

Những khó khăn, thách thức mới mang tính toàn cầu đã và đang xuất hiện ngoài dự báo trong ba năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006- 2010 đã gây ra những hạn chế lớn đến khả năng phát triển nền kinh tế đất nước. Tham gia sâu vào tiến trình toàn cầu hóa, các diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế đã có những tác động trực tiếp và nhanh chóng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hai năm 2006-2007, Việt Nam đã tận dụng những cơ hội thuận lợi trong bối cảnh quốc tế như tăng trưởng kinh tế và thương mại cao trong năm 2006, FDI tăng mạnh trong năm 2007; vượt qua các khó khăn, thách thức; duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Nhưng khi bước vào năm 2008, những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến khả năng phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Mặt khác, tham gia sâu vào tiến trình toàn cầu hóa, không những chúng ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế mà còn hòa đồng vào một sân chơi khá gai góc mà ở đó vóc dáng của nền kinh tế, cũng như tri thức của chúng ta còn quá mới mẻ, ngỡ ngàng. Toàn cầu hóa đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong ba năm qua và còn tiếp tục gây sức ép cạnh tranh trong các năm tới, gây cho các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém về năng lực cạnh tranh nhiều khó khăn hơn trong kinh doanh, ngay cả trên thị trường nội địa. Các quy định về thương

mại quốc tế không chỉ khá phức tạp mà còn đặc biệt bất lợi cho hàng nông sản, hàng công nghiệp sơ chế, gia công với lao động giá rẻ, chi phí sản xuất còn lớn, và thị trường đang bị thu hẹp.

Đồng thời, những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tiếp tục gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với nền kinh tế với quy mô còn nhỏ như nước ta. Giá xăng dầu, giá vàng, giá một số nguyên liệu đầu vào, giá lương thực, tỷ giá, lãi suất, vv... với những đột biến thất thường sẽ tiếp tục gây xáo trộn trên thị trường và trong xã hội; làm khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu PTKTXH của đất nước. Bên cạnh đó, các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu, khoảng cách giầu nghèo sẽ trở nên gay gắt hơn, tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển và hiệu quả của kinh tế xã hội nước ta.

3.1.1.2 Ngành điện Việt Nam

Ngành điện được coi là một trong những ngành then chốt, nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành điện xấp xỉ gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước. Mặc dù các công ty trong ngành điện đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng điện trong nước. Tình trạng thiếu điện vẫn tiếp diễn do một số dự án phát triển nguồn điện mới bị chậm tiến độ, đồng thời sự cố xảy ra làm các nhà máy đang vận hành phải ngưng hoạt động dẫn tới sản lượng điện sản xuất không đạt so với kế hoạch.

Sản lượng điện sản xuất của cả nước trong những năm gần đây tăng nhanh chóng từ 26,7 triệu MWh từ năm 2000 đến năm 2008 sản lượng điện sản xuất đạt tới 77 triệu MWh. Ngành điện có tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm trung bình mỗi năm 14,3% trong giai đọan từ 20002008 Để tình trạng thiếu điện không còn tiếp diễn khi nhu cầu điện ngày càng tăng khoảng 17% hàng năm, việc tăng công suất tối đa các nhà máy phát điện cũng như xây dựng các nhà máy điện mới hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng một nhà máy điện mới đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian xây dựng dài nên trong ngắn hạn cần tập trung tăng tối đa công suất của các

nhà máy phát điện đang hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trước mắt của ngành điện.

Ngành điện tại Việt Nam được xem như ngành mang tính độc quyền cao với Tập đoàn điện lực (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng. Các công ty sản xuất điện không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà bán cho EVN theo hợp đồng do đó sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất điện là không có. Giá điện mà EVN mua theo giá thỏa thuận với từng nhà máy, thay đổi theo từng mùa vụ. Sau khi mua điện của các nhà máy phát điện, EVN sẽ truyền tải và cung cấp điện đến người tiêu dùng theo biểu giá quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành điện là ngành chịu ảnh hưởng ít nhất từ những biến động thị trường tài chính trong thời gian qua so với các ngành kinh tế khác, do khả năng cung cấp điện hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một số công ty chịu ảnh hưởng lớn về biến động tỷ giá do vay vốn từ các tổ chức tín dụng để xây dựng nhà máy và các công ty nhiệt điện chạy dầu chịu rủi ro do sự biến động về giá dầu .

Về cơ cấu nguồn điện, sản lượng điện được sản xuất chủ yếu từ các nhà máy thủy điện và nhiệt điện than, dầu, tuabin khí dầu và các nguồn phát điện độc lập (IPP). Trong cơ cấu nguồn điện tính đến cuối năm 2007 thì thủy điện chiếm 37% và nhiệt điện chiếm 56%. Nhiệt điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tương lai, trong cơ cấu nguồn điện sẽ vẫn tiếp tục nâng dần tỷ trọng các nguồn phi thủy điện. Theo kế họach đến năm 2020, thuỷ điện chỉ chiếm 28,5%; nhiệt điện dầu và khí chiếm 26,7%; nhiệt điện than chiếm 30,2%; nhập khẩu 5,8% .

3.1.2 Tình hình cung cầu điện ở Việt Nam

Với nhu cầu hằng năm tăng tới 16%17%, điện đang là lĩnh vực cung không đáp ứng đủ cầu, do đó thu hút mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Nguồn lực của một mình EVN không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển điện năng cho nền kinh tế, vì thế việc huy động mọi hình thức đầu tư là rất cần thiết. Dự kiến đến năm 2010, các nguồn điện ngoài EVN sẽ cung cấp tới 30% sản lượng điện toàn quốc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sản lượng điện tiêu thụ trung bình hiện nay đạt 202 triệu kWh/ngày và công suất cực đại là 11.950MW. Năm 2008, sản lượng điện mà EVN sản xuất và mua ngoài để cung cấp cho cả nước đạt 76,03 tỉ kWh trong đó có 67,29 tỉ kWh là điện thương phẩm. Mặc dù sản lượng điện năm 2008 tăng 13,9% so với năm 2007 tương đương tăng hơn 9,25 tỉ kWh nhưng con số mà EVN tăng được nhờ tự sản xuất chỉ hơn 2,53 tỉ kWh, còn lại đều phải mua ngoài. Dự báo nhu cầu sử dụng điện luôn phải điều chỉnh do một số các dự án đầu tư sản xuất tăng mạnh trong thời gian vừa qua làm cho việc cung ứng điện hết sức khó khăn. Cụ thể, xuất hiện hàng loạt các siêu dự án khu liên hợp sản xuất thép như của liên doanh Vinashin (Việt Nam) Lion (Malaixia) và với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 9,8 tỷ USD; rồi dự án thép trị giá 7,9 tỷ đôla Mỹ ở Hà Tĩnh của tập đoàn công nghiệp nặng Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư. Tính đến nay, tổng công suất của các dự án thép đã được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư lên đến 40 triệu tấn/năm. Với một ngành tiêu thụ nhiều điện năng như thép mà lại phát triển nhanh như vậy thì gánh nặng trên đôi vai của ngành điện sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, các dự án sản xuất hóa chất, xi măng cũng đang tiến hành xin cấp giấy phép cũng gây áp lực về nhu cầu sử dụng điện.

Thách thức lớn nhất cho ngành điện hiện nay là vấn đề về vốn. Để đáp ứng được các nhu cầu trên, vốn đầu tư cho ngành điện phải ở mức 3 tỷ USD/năm, với khoảng 70% cho phát triển nguồn điện, còn lại là cho lưới điện.

Hiện nay, Chính phủ vẫn giao EVN chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm điện. Theo quy hoạch điện lần VI được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, EVN đảm nhận đầu tư khoảng 50% công suất phát điện mới và toàn bộ lưới điện đồng bộ, tổng vốn đầu tư cần thiết cho nguồn và lưới điện giai đoạn 20072015 ước tính 700.000 tỷ đồng. Nhằm huy động tối đa nguồn vốn, EVN dự kiến sẽ thành lập các công ty cổ phần với sự tham gia góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài và các cổ đông có tiềm năng khác. Khoảng 50% tổng công suất còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà đầu tư bên ngoài như:

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam v.v... Trong năm 2008 vừa qua, số tiền EVN đã đầu tư rất lớn lên đến 38.817,1 tỉ đồng, phần lớn tập trung cho các dự án sản xuất điện. Tuy nhiên, số vốn này giảm đến 10% so với thực tế đầu tư năm 2007. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, có ít nhất 8 dự án với tổng công suất khoảng 1.415 MW bị chậm tiến độ và chỉ có thể cung cấp điện vào năm 2009 như Nhiệt điện than Hải Phòng, Thủy điện sông Ba Hạ... Giá bán lẻ điện bình quân chưa bao gồm thuế VAT hiện nay là 870 VNĐ/kWh. Theo EVN, giá này thấp hơn giá bán lẻ bình quân của hầu hết các nước. Với mức giá như hiện tại, tình hình tài chính của EVN vẫn “nằm trong phạm vi chấp nhận được”, đủ để bảo đảm chi trả tất cả các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp. Theo thông tin vừa cập nhật, từ ngày 01/03 giá bán lẻ điện bình quân chưa bao gồm thuế VAT là 948,5 đồng/kWh, tăng 8,92% so với giá điện bình quân năm 2008.

3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành điện Nhân tố ảnh hưởng đến cung ngành

Chiến lược phát triển nguồn điện của ngành điện. Các nguồn điện được khai thác hiện nay bao gồm: thủy điện, nhiệt điện than, dầu và khí. Trong tương lai, sẽ có

Một phần của tài liệu Hành vi mua của khách hàng tổ chức với hoạt động marketing của công ty cổ phần cơ điện Alphanam (Trang 45 - 69)